FMCGlà thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây, dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao honamphoto.com xin giới thiệu về thuật ngữ này và cung cấp các thông tin về vai trò công việc của FMCG.
Đang xem: Fast moving consumer goods là gì
MỤC LỤC 1.FMCG là gì? 2.Các loại hình công việc trong FMCG 3.Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG 4.Kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG 5.Top các công ty FMCG nổi tiếng trên thế giới |
1. FMCG là gì?
FMCG là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh). Ngành hàng này bao gồm toàn bộ các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống của con người. Các mặt hàng FMCG bao gồm các sản phẩm gia dụng, thực phẩm chức năng, thực phẩm và hàng chăm sóc cá nhân,các sản phẩm dùng trong vệ sinh và giặt ủi,… Hiện nay các sản phẩm văn phòng phẩm, dược liệu và điện tử tiêu dùng cũng là những mặt hàng thuốc nhóm hàng tiêu dùng nhanh.
FMCG còn có cái tên khác là CPG (Consumer Packaged Goods hay hàng tiêu dùng đóng gói). Chúng bao gồm các sản phẩm tiêu dùng với sức bán lớn, số lượng tiêu dùng sản phẩm từ khách hàng cao. Thông thường, số lượng sản xuất sản phẩm tại các công ty FMCG rất lớn được người tiêu dùng sử dụng thường xuyên. Chi phí sản xuất và lợi nhuận trên từng sản phẩm thường thấp. Thời hạn sử dụng các sản phẩm thường thấp nhưng chúng được tiêu thụ rất nhanh do khách hàng có nhu cầu mua lại hàng cao.
Sự đa dạng trong các mặt hàng FMCG dẫn tới việc đa dạng ngành hàng, đa dạng sản phẩm. Mỗi sản phẩm có nhiều nhãn hành và sản phẩm đa dạng trên thị trường dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa các dòng sản phẩm. Chỉ tính riêng ngành hàng nước giải khát, lại có rất nhiều sản phẩm từ nước tăng lực, nước ngọt có ga, nước khoáng,… Chỉ tính riêng lĩnh vực sữa tươi đã có tới rất nhiều sản phẩm như Vinamilk, Mộc Châu, Nestle,…
2. Các loại hình công việc trong FMCG
Có rất nhiều vai trò công việc khác nhau trong ngành công nghiệp FMCG Vietnam hiện nay bởi đây là ngành mới rất đa dạng và năng động. Các vai trò của ngành hàng tiêu dùng nhanh bao gồm:
Quản lý sức khỏe và an toàn tiêu dùng
Vai trò này ảnh hưởng trực tiếp với việc duy trì các quy trình sản xuất hiện đại để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Các sản phẩm tiêu dùng tại các công ty FMCG có số lượng khách hàng sử dụng lớn và thường xuyên, vì thế việc đảm bảo sức khỏe và an toàn người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Chỉ những thương hiệu doanh nghiệp mạnh, mặt hàng được đánh giá là thân thiện và an toàn với người tiêu dùng mới có chỗ đứng trên thị trường.
Quản lý kinh doanh
Quản lý bán hàng và các mặt hàng FMCG là yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp hiện nay và phát triển cơ sở khách hàng rộng lớn. Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, các mặt hàng kinh doanh FMCG Vietnam cũng giúp doanh nghiệp phát triển chứng khoán nội bộ.
Phân tích mua sắm
Vai trò này được thiết lập cho những đội nhóm kinh doanh phụ trách vấn đề phân tích thị trường. Nhà phân tích cần đảm bảo có hiểu biết nhất định về doanh nghiệp cũng như các nhà cung cấp để đưa ra hướng phát triển cho doanh nghiệp theo nhóm sản phẩm của chính doanh nghiệp đó. Các số liệu được phân tích để báo cáo hoạt động mua sắm, nhóm mua sắm. Công tác này giúp kiểm soát hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp và cung cấp những định hướng mới cho sự phát triển trong tương lai của các công ty FMCG.
Tìm nguồn cung ứng
Vai trò công việc này cần các cá nhân có những hoạch định chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp với các chi phí thấp nhất. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn và chất lượng được thỏa thuận. Mục tiêu công việc này là duy trì lợi ích, tìm ra những nguồn cung ứng giúp giữ vững lợi thế cho các công ty FMCG trên thị trường. Các nguồn cung ứng tích cực giúp thúc đẩy nguồn cung và quản lý.
3. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG
Yêu thích lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh, bạn hoàn toàn có cơ hội lựa chọn “đầu quân” cho những vị trí sau:
1. Giám đốc thương hiệu (Brand Manager)
Thương hiệu là điều mà bất cứ một nhà lãnh đạo lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần tập trung phát triển.
“Hữu xạ tự nhiên hương”, sản phẩm có thương hiệu uy tín, “tiếng lành đồn xa” giống như một bông hoa tự tin khoe vẻ đẹp và hương thơm tự nhiên giữa “khu vườn” nhan nhản các sản phẩm kinh doanh thuộc thương hiệu khác. Lúc này, có khách hàng nào cưỡng lại sức hút tự nhiên của sản phẩm mang thương hiệu đó? Có người tiêu dùng nào nỡ làm ngơ trước nỗ lực của những giám đốc thương hiệu – “người làm vườn” cần mẫn ngày đêm lên kế hoạch phát triển và quảng bá thương hiệu của sản phẩm này.
Chưa kể rằng, thương hiệu còn giống như một con người với những nét tính cách khác nhau nhằm khơi gợi cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm.
Do đó, để thương hiệu sản phẩm nâng tầm khu vực và quốc tế, vai trò của giám đốc thương hiệu là phải xác định và định hướng tính cách thương hiệu cho phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty. Từ đó, sự độc nhất và cảm xúc mà thương hiệu mang lại mới có thể khiến khách hàng bỏ qua các gian hàng khác để đến với gian hàng của doanh nghiệp.
2. Quản lý bán hàng (Sales Manager)
Công việc của Quản lý bán hàng hay Trưởng phòng kinh doanh là quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
Cụ thể, một nhân viên quản lý bán hàng cần đảm bảo các yếu tố tăng trưởng lợi nhuận, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
3. Chuyên viên phân tích quy trình (Procurement Analyst)
Hiểu rõ hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và đối tác, nhà phân tích quy trình có trách nhiệm phân tích các chiến lược kinh doanh dưới nhiều góc độ để kiểm soát chất lượng sản phẩm, đồng thời tiến hành tối ưu hóa hiệu quả các khâu sản xuất nhằm tối đa hóa năng suất lao động và doanh thu của tổ chức.
4. Kỹ năng cần có để làm việc trong lĩnh vực FMCG
1. Sáng tạo
Sáng tạo là tiêu chí hàng đầu của nhân viên làm việc trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong thời đại kinh doanh cạnh tranh, mỗi ý tưởng đều là vàng ngọc. Bởi vậy, nhân viên trong lĩnh vực FMCG không nghĩ sáng tạo thì chính bản thân họ sẽ trở nên “cũ kỹ” và tự đào thải mình khỏi dòng chảy không ngừng nghỉ của các xu thế cạnh tranh.
Chính vì vậy, các ông trùm trong lĩnh vực FMCG luôn ưu tiên đẩy mạnh chiến dịch marketing, truyền thông thương hiệu, thiết kế bao bì sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm với tinh thần phá cách “đẹp, độc, lạ” nhằm gia tăng trải nghiệm của khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp đối thủ.
2. Khả năng thích ứng tốt và học hỏi nhanh
Giống như tên gọi của loại hình dịch vụ này, nhân sự làm việc trong ngành dịch vụ này cần liên tục thay đổi và thích ứng với xu thế chung của ngành nghề. Họ cần thành thạo kỹ năng phối hợp hiệu quả và làm việc nhóm chuyên nghiệp do đặc thù của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Không giống như bất cứ một việc làm 8 tiếng tại công sở nào, việc làm trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG yêu cầu các nhân viên kinh doanh phải làm việc trong thời gian linh động để đảm bảo doanh số và đáp ứng tiêu chí “khách hàng là thượng đế”.
Hơn nữa, bạn không thể làm việc ở một vị trí quá lâu trong lĩnh vực FMCG bởi nhân sự của ngành hàng ngày luôn được luân chuyển và bạn chỉ có thể tốt hơn nếu như nắm bắt được chu trình thăng tiến ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực này.
3. Đầu óc kinh doanh nhạy bén
Làm việc trong nhóm ngành kinh doanh, nhân viên kinh doanh cần sở hữu tư duy kinh doanh nhằm phục vụ tốt nhất các khách hàng. Mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ là doanh số mà còn là giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng.
Là nhân viên kinh doanh, bạn cần “đọc thông viết thạo” tất cả các thông tin về sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và “nằm lòng” lộ trình kinh doanh để sẵn sàng là cầu nối vững chắc nhất giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Đồng thời, tố chất kinh doanh cần thể hiện ở khả năng tư vấn sản phẩm và khả năng xử lý, ứng phó với các thắc mắc của khách hàng, nhằm tối ưu hóa khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
Hơn thế nữa, điều mà một nhân viên trong lĩnh vực FMCG cần “ghi lòng tạc dạ” là cần highlight sự tiện lợi và lợi ích về sức khỏe mà các dòng sản phẩm mang lại với người tiêu dùng.
5. Các xu hướng thúc đẩy thị trường FMCG tại Việt Nam
Chú trọng xây dựng thương hiệu cao cấp và nhãn hàng riêng
Số lượng thương hiệu cao cấp và các nhãn hàng có xu hướng tăng nhanh và mang lại nguồn doanh thu lớn. Người tiêu dùng thường lựa chọn những thương hiệu đặc trưng và sẵn sàng mua các mặt hàng FMCG của những thương hiệu này.
Do đó, trong xu thế thị trường hiện đại hiện nay thì việc chú trọng xây dựng các thương hiệu chất lượng rất dễ thu hút khách hàng tiềm năng. Mỗi sản phẩm sẽ được đánh sâu trong tiềm thức người sử dụng thông qua các chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu riêng là công việc tại FMCG Vietnam.
Phát triển thương mại truyền thống
Trong khi các loại hình thương mại hiện đại đang phát triển, thì tại nông thôn, hình thức thương mại truyền thống vẫn nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà sản xuất, bán lẻ trong khu vực nội địa và nông thôn đang có xu hướng phát triển. Sự ra đời của các loại hình thương mại không thể xóa nhòa vai trò của các cửa hàng tạp hóa nông thôn.
Đô thị hóa ở vùng nông thôn
Vùng nông thôn và các thành phố với mật độ dân số trung bình cũng là xu hướng phát triển của ngành hàng FMCG Vietnam. Cơ sở hạ tầng cũng như cơ hội việc làm lương cao của những khu vực này dần cải thiện, những trung tâm thương mại lớn, hệ thống thương mại cũng đồng thời được hình thành.
Các khu vực nông thôn ở Việt Nam chính là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển các mặt hàng FMCG. Theo các số liệu thống kê, năm 2017, doanh thu bán hàng tiêu dùng ở nông thôn cao hơn nhiều lần so với mức doanh thu tại các khu vực đô thị.
Ngành FMCG là ngành hàng có xu hướng phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam. Đây được xem là mảnh đất kinh doanh đầy màu mỡ với các doanh nghiệp trên thị trường, giúp hình thành các mô hình kinh doanh tiện ích tới người tiêu dùng.
6. Top các công ty FMCG nổi tiếng trên thế giới
1. Coca – Cola
Coca-Cola hiện sản xuất, bán lẻ và quảng bá các loại đồ uống và sirokhông cồn. Coca-Cola sở hữu bốn trên năm thương hiệu đồ uống không cồn hàng đầu trên thế giới là Diet Coke, Coca-Cola, Fanta và Sprite.
Giá trị vốn hóa thị trường: 193,7 tỷ USD.
Trụ sở chính: Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.
Lĩnh vực hoạt động:
Năm 1886, nhãn hiệu Coca-Cola được dược sĩ John Stith Pemberton phát minh tại Columbus, Georgia. Sau đó, Asa Griggs Candler mua lại công thức và thương hiệu của loại đồ uống này năm 1889. Ông tiếp tục thành lập công ty Coca-Cola năm 1892.
2. PepsiCo
Với những mảng kinh doanh chính – Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-Lay và Pepsi-Cola, PepsiCo là công ty thực phẩm đa quốc gia tại Hoa Kỳ, cung cấp nước giải khát và thực phẩm theo tiêu chí mang lại sự vui thích của người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Đội ngũ nhân viên của PepsiCo cùng thống nhất cam kết chung tay vì một sự phát triển bền vững bằng cách đầu tư cho một tương lai mạnh khỏe hơn cho con người trên trái đất, điều mà chính các lãnh đạo cấp cao của PepsiCo tin rằng cũng mang tới một tương lai thành công hơn nữa cho chính nhãn hiệu này.
3. Nestlé
Hoạt động với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Nestlé đã tiến hành xây dựng những thương hiệu như: Milo, Maggi, Nescafe, Nestea, Nesvita, KitKat,…
Các hoạt động kinh doanh của Nestlé nhằm tuân theo tôn chỉ: quản lý nguồn nước vốn được coi là nguồn tài nguyên thiên nhiên và đáp ứng giá trị dinh dưỡng cho khách hàng trong từng sản phẩm.
4. Unilever
Trụ sở chính: Vevey, Vaud, Thụy Sĩ
Là tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà Lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.
Hoạt động trên tiêu chí giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tăng tác động tích vực với xã hội, Unilever đã cho ra mắt 3 dòng sản phẩm tiêu biểu (dòng sản phẩm dùng cho chế biến và ăn uống, dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân, dòng sản phẩm giặt tẩy quần áo và đồ dùng trong nhà) với 400 nhãn hiệu trong đó có OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight,..
5. P&G (Procter & Gamble)
Triết lý cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng theo những cách nhỏ bé nhưng có ý nghĩa mỗi ngày, P&G đã khiến các phòng khách, nhà bếp, phòng giặt và phòng tắm của hàng triệu khách hàng đều tràn ngập thương hiệu sản phẩm của P & G.
Quy trình phát triển sản phẩm của công ty giúp đánh giá cẩn thận sự an toàn và thành phần của tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, nhằm lường trước và xử lý các rủi ro không đáng có đến người dùng.
6. Johnson & Johnson
Kể từ khi ra đời vào năm 1886, Johnson & Johnson hiện vẫn còn đang “làm sóng làm gió” trong thị trường hàng hóa y tế, dược phẩm và hàng tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ.
Xem thêm: Uống Nước Lá Vối Có Tác Dụng Gì ? Uống Nước Vối Có Hại Thận Không?
Lãnh đạo cấp cao của Johnson & Johnson luôn tin tưởng sức khỏe tốt là nền tảng của một cộng đồng phát triển và tiến bộ vượt thời gian. Đó là lý do vì sao hơn 130 năm qua mọi sản phẩm của tập đoàn đều hướng tới chăm sóc sức khỏe của người dùng ở mọi độ tuổi. Từ đó, con người mới có niềm tin vào một xã hội tươi đẹp với tư tưởng tiến bộ và phát triển toàn diện.