Chỉ số GGT là gì?
GGT là một enzym hầu hết gắn ở màng tế bào, có tác dụng tạo ra các isopeptid của glutamat với các amino acid tự do khác, giải phóng dipeptid cysteinyl-glycin từ glutathion (GSH). Cả 2 loại peptid này đi vào bào tương, ở đó cysteinyl-glycin được thủy phân thành các amino acid tự do là cystein và glycin do dipeptidase xúc tác. Peptid của y-glutamyl với amino acid khác được bẻ gẫy bởi enzym đặc hiệu là cyclotransferase. Enzym này giải phóng amino acid khác và biến đổi gốc glutamat thành 5-oxoprolin (hay còn gọi là acid pyrrolidon carboxylic). Dưới tác dụng của 5-oxoprolinase và ATP, 5-oxoprolin tạo thành glutamat và glutamat tái tổng hợp lại glutathion theo chu trình y-glutamyl.
Đang xem: Ggt trong xét nghiệm máu là gì
Vai trò chủ yếu của enzym này là để vận chuyển amino acid qua màng. Mặc dù vận chuyển amino acid qua vòng y-glutamyl tiêu tốn năng lượng mất 3 ATP để vận chuyển 1 amino acid, nhưng nó là cần thiết khi cần vận chuyển nhanh và cường độ vận chuyển cao ở thận hay ở cơ quan nào đó đối với aminoacid nào đó, đặc biệt là cystein và glutamin.
GGT là một chỉ số quan trọng trong xác định tình trạng tổn thương gan
GGT có ở nhiều cơ quan, tuy nhiên chỉ có hoạt độ đáng kể ở thận, tụy, gan, lách và ruột non. Hoạt độ ở tế bào ống thận lớn hơn tụy 12 lần và lớn hơn gan 25 lần.
GGT là một trong những enzym có vai trò quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có giá trị hơn các enzym khác vì nó rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Hoạt độ của GGT tăng trong một số tình trạng bệnh lý của gan như là viêm gan mãn, tổn thương gan do alcol, viêm gan virus, gan di căn. GGT cũng tăng trong bệnh tụy, nhồi máu cơ tim đặc biệt quan trọng ở dạng không có triệu chứng rõ ràng. GGT là một chỉ số để theo dõi sự tiến triển bệnh gan mãn.
GGT được đào thải qua gan, theo đường mật. Vì vậy, xét nghiệm định lượng GGT giúp cho việc phát hiện tình trạng ứ mật. Ngoài ra, tính thấm của màng tế bào gan bị rối loạn và tốc độ tổng hợp GGT trong gan đặc biệt tăng do sự cảm ứng enzym, ví dụ như trong trường hợp uống quá nhiều rượu.
Lưu ý:
Trước khi xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần nhớ không được sử dụng các loại thuốc (Phenytoin, Phenobarbital ..) trong vòng 24 giờ bởi việc này có khả năng sẽ làm tăng nồng độ GGT trong máu, dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác. Cũng tương tự như vậy, bệnh nhân không được dùng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ, bởi sẽ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả.
Xét nghiệm GGT còn có vai trò quan trọng trong việc xác định nguyên nhân gây tăng ALP. Cả ALP và GGT đều tăng trong bệnh ống mật và các bệnh về gan, nhưng chỉ có ALP tăng trong các bệnh về xương. Do đó, tăng ALP ở những người có mức GGT bình thường thì việc tăng ALP có nguyên nhân phần lớn là do bệnh về xương. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi ở Việt Nam chưa có phương tiện máy móc để định lượng isoenzym ALP của xương.
Nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT tăng cao?
Biết được những trường hợp khiến chỉ số GGT cao sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ tổn thương gan. Điều này đặc biệt quan trọng với những người đang mắc bệnh men gan cao. Các trường hợp có thể làm GGT máu tăng cao bao gồm:
Vàng da tắc mật hoặc sốc ganUng thư gan hoặc u ganXơ gan, chết mô ganSử dụng thuốc gây độc cho gan: Phenytoin, PhenobarbitalDùng bia rượu nồng độ cao trong thời gian dàiChế độ nghỉ ngơi không hợp lý, ảnh hưởng đến chức năng ganChế độ dinh dưỡng không hợp lý, khiến gan yếu điBệnh đái tháo đường, bệnh phổiBệnh lý tuyến tụyThiếu lưu lượng máu đến ganNgười ta cũng thấy các loại men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT tăng trong các trường hợp bệnh sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non, và một số bệnh lý khác.
Khi nào làm xét nghiệm GGT
Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định khi một ai đó có một mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu kết quả của thử nghiệm ALP là cao nhưng các xét nghiệm khác của bảng xét nghiệm chức năng gan bình thường, chẳng hạn như AST và ALT đều không tăng, thì thử nghiệm GGT có thể được chỉ định để giúp xác định các nguyên nhân gây ALP cao do rối loạn xương hoặc bệnh gan.
Ngoài ra, thì GGT cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm khác để theo dõi, để kiểm tra chức năng gan khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:
Sức khỏe yếu, mệt mỏiChán ănBuồn nôn, nônBụng sưng hoặc đauVàng daNước tiểu đậm màu, phân có màu nhạtNgứa nổi mẩn khắp người
GGT cũng có thể được chỉ định khi một người có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn thành việc điều trị rượu để theo dõi hiệu quả cũng như việc tuân thủ điều trị.
Ý nghĩa kết quả GGT
Thông thường, phạm vi bình thường của GGT từ 9 – 48 (U/L). Giá trị bình thường có thể thay đổi ở từng cơ sở xét nghiệm, tuổi tác và giới tính của người thực hiện xét nghiệm.
Xem thêm: Lens Điện Thoại Là Gì ? Mua Lens Điện Thoại Giá Rẻ Ở Đâu Uy Tín Nhất?
Mức GGT tăng cao có thể chẩn đoán một tình trạng một tổn thương gan, nhưng nó không có ý nghĩa xác định nguyên nhân cụ thể. Nói chung, cấp độ càng cao, tổn thương gan càng lớn. Mức tăng có thể là do các bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan, nhưng chúng cũng có thể là do các tình trạng khác, chẳng hạn như suy tim xung huyết, hội chứng chuyển hoá,… Chúng cũng có thể được gây ra bởi lạm dụng rượu, bệnh gan do rượu hoặc sử dụng các loại thuốc gây độc cho gan.