Giá gỗ cao su hiện đang ở mức thấp trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân do lượng cung dồi dào, bên cạnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên kinh tế toàn cầu.
Đang xem: Giá Một Te Gỗ Cao Su Năm 2020
Nhìn lại ngành gỗ Việt Nam trong năm 2018
Năm 2018 được coi là một năm đầy thành công với ngành gỗ – lâm sản. Với những kỷ lục mới về xuất khẩu được thiết lập. Tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam trong năm 2018 đầy biến động.
Kết quả vượt kỳ vọng
Xuất khẩu gỗ, lâm sản trong năm 2018 đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017. Chính thức vượt qua thủy sản (9 tỷ USD), trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất toàn ngành nông nghiệp.
Giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt tới 7 tỷ USD, đứng đầu các ngành kinh tế xuất khẩu của Việt Nam. Chưa bao giờ, ngành gỗ Việt Nam đạt thành tích ấn tượng như thế, dẫu cho 2018 đầy biến động của thị trường kinh tế thế giới.
Doanh số top 100 DN có doanh thu ấn tượng của ngành năm nay tăng 16.3% so với top 100 năm 2017, đạt khoảng 4,085 tỷ USD. Phân tích số liệu 11 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của doanh nghiệp FDI đạt 3,548 tỷ USD, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả nước. Phần còn lại, hơn 55% thuộc về DN trong nước. Kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang hầu hết các thị trường chủ lực đều đạt mức tăng trưởng khá, đóng góp mạnh mẽ vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.
Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản – chiếm 13%, tiếp theo là thị trường Trung quốc, Hàn quốc, Anh, Úc, Canada, Pháp…
Ở chiều ngược lại, giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2018 cũng tăng 6,27% so với năm 2017, đạt khoảng 2,317 tỷ USD. Phân tích số liệu 11 tháng năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 596 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường cung ứng nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt chiếm 19% và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ cả nước. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Campuchia giảm 51,69% và Thái Lan giảm 12,26% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là các thị trường Malaysia, Chile, Brazil, Đức…
Theo Tổng cục lâm nghiệp, sản lượng khai thác gỗ rừng năm 2018 đạt khoảng 27,5 triệu mét khối. Trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 18,5 triệu mét khối, tăng 3% so với 2017, khai thác từ cây trồng phân tán và cây cao su tái canh khoảng 9 triệu mét khối gỗ.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cấu Hình Unifi Controller, Hướng Dẫn Sử Dụng Controller Unifi
Sự ra đời của Hiệp định CPTPP và sắp tới là EVFTA, đồng thời luật Lâm nghiệp được ban hành. Tất cả tiếp thêm sức mạnh cho ngành gỗ Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo ra những thay đổi căn bản trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Tác động cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần hình thành ngành kinh tế lâm nghiệp bền vững cho Việt Nam.
Định hướng của chính phủ trong 10 năm tới ngành gỗ – lâm sản phải trở thành mũi nhọn trong xuất khẩu. Tạo thuận lợi không nhỏ cho ngành gỗ về mặt chính sách, phát triển trong tương lai.
Sang năm 2019, ngành phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 10,8 – 11 tỉ USD, tương đương tăng 16 – 18% so với năm 2018.
Cơ hội ngành gỗ năm 2019
Năm 2019, mức dự báo mức tăng trưởng tại 5 thị trường có giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua, gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục mở rộng.Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), năm 2019, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục được duy trì. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến gỗ có cơ hội mở rộng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm.Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu. Bên cạnh các thị trường truyền thống, sự gia tăng tiêu thụ tại các thị trường mới, tiềm năng như Canada, Liên minh Kinh tế Á – Âu, Trung Nam Á… mở ra cơ hội cho xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thời gian tới.Hiệp định CPTPP và Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với các mặt hàng đồ gỗ nội thất ngay khi có hiệu lực.
Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU sẽ được phê chuẩn trong đầu năm 2019, mở ra cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu sang EU tạo uy tín quốc tế cho sản phẩm gỗ Việt Nam trên trường quốc tế.Cùng với đó, nhiều hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) đã được ký kết với các quốc gia tạo thuận lợi cho Việt Nam do lợi thế cắt giảm thuế quan, cam kết giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan.
Vô số thách thức của ngành gỗ năm 2019
Nhận diện thách thức của ngành gỗ Việt Nam trong năm 2019 với các yếu tố tác động dưới đây:
Dù chiếm 6% thị phần của thế giới về sản phẩm, sự đa dạng hấp dẫn sản phẩm đồ gỗ còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng.Chất lượng gỗ trồng chưa đáp ứng được với yêu cầu mới của ngành gỗ. Áp lực về thiếu nguồn nguyên liệu gỗ chất lượng cao từ gỗ trồng hay gỗ cao su ngày càng gay gắt hơn. Trong khi nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khan hiếm và đắt đỏ hơn. Tiếp tục đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao trong thời gian tới.Xung đột thương mại các nền kinh tế lớn chắc chắn sẽ tác động nhiều mặt, đồng thời cả mặt thuận và không thuận đến tăng tưởng bền vững đối với ngành chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản.Khi vào hiệp định CPTPP, nguyên liệu đầu vào của ngành gỗ phải đảm bảo nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, phải đạt yêu cầu chứng nhận về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến gỗ cao su đang là nguồn nguyên liệu “sạch” được săn đón trong năm 2019.Cần tạo dựng thương hiệu riêng của ngành gỗ Việt Nam. Đó là yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện, nhưng hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ. Thương hiệu tạo nên giá trị, uy tín cho ngành gỗ Việt Nam trước những thách thức mới khi hội nhập.Trong khoảng 4.500 doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản hiện nay, có đến 93% là có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, không tập trung. Trong khi đó, nguồn gỗ cao su, rừng trồng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất cũng như kiểm soát nguồn gốc minh bạch của gỗ.Vấn đề gỗ Trung Quốc đang tìm cách mượn xuất xứ từ từ Việt Nam để né thuế khi xuất khẩu vào Mỹ. Việc Mỹ tăng thuế với ngành gỗ Trung Quốc đã đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc vào thế khó. Từ đó gỗ Trung Quốc đang mượn xuất xứ từ Việt Nam để xuất vào thị trường Mỹ. Chính điều đó sẽ khiến Mỹ áp thuế lên các sản phẩm gỗ từ Việt Nam, điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với ngành gỗ Việt Nam.Ngành gỗ Việt Nam phải phá triển bền vững, đó là khó khăn lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn nhiều nước khác. Tuy nhiên, đó là yêu cầu tất yếu của ngành gỗ Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Xem thêm: Kuwaiti Dinar Là Tiền Gì – Chuyển Đổi Kuwait Dinar (Kwd)
– Bảng giá cao su trực tuyến cập nhật hàng ngày trên Giống Cao Su.Com– Dự báo giá cao su thế giới trong năm 2019 của GCS
Dự đoán diễn biến giá cây cao su thanh lý năm 2019
Xu hướng tăng trưởng của ngành gỗ Việt Nam năm 2019 dự đoán đạt từ 10,8 đến 11 tỷ USD. Cộng với những áp lực về nguồn nguyên liệu gỗ phải đảm bảo “sạch” minh bạch và có nguồn gốc rõ ràng. Với tính minh bạch và nguồn gốc rõ ràng của gỗ cao su càng làm giá cây cao su thanh lý có xu hướng tăng trong ngắn hạn đầu năm 2019. Tiếp tục sẽ là đợt tăng trong quí 3 năm 2019, nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp năm mới 2020.Lưu ý dự báo chỉ mang tính chất tham khảo!
Những giống cao su mới với sản lượng mủ và trữ lượng gỗ vượt trội đang được cung cấp tại GCS. Các bạn cần tư vấn giống cao su tốt nhất! Đây là cách mà chúng tôi giúp bạn!Hướng dẫn chọn giống cao su tốt nhất
Giống Cao Su
Mình là một biên tập viên của GCS! Nhiệm vụ của mình là tổng hợp, thẩm định nội dung, đăng tải trong Blog Giống Cao Su.
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *