Giới thiệuTin Kinh tế- xã hội Kinh tế thế giớiPhân tích và Dự báoNghiên cứuĐề tài khoa họcCơ sở dữ liệuThư việnẤn phẩm Trung tâmChính sách – Pháp luậtVăn bản toàn văn
GHDS là xu hướng tất yếu khi kinh tế-xã hội nói chung ở mỗi quốc gia ngày một phát triển, đời sống vật chất nói riêng của người dân quốc gia đó cũng ngày được nâng cao. Việt Nam đã và đang duy trì được những thành tựu này theo hướng ngày càng sâu rộng hơn. Tuy nhiên, già hoá dân số là đặc trưng của những nước có thu nhập cao, trong khi đó Việt Nam là nước có mức thu nhập trung bình nhưng đã chính thức bước vào thời kỳ già hoá dân số từ năm 2011.
Đang xem: Già hóa dân số là gì
1. Khái niệm về già hoá dân số (GHDS)
Khái niệm người cao tuổi được hiểu ít nhiều khác nhau ở các quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của từng nước. Ở các nước phát triển, độ tuổi được coi là NCT có xu hướng cao hơn ở các nước đang phát triển. Cụ thể, tại hầu hết các nước châu Âu, NCT là những người từ 65 tuổi trở lên, trong khi ở một số nước châu Phi thì độ tuổi của NCT lại là từ 50-55.
Đối với các tổ chức quốc tế, Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNPFA), trong Báo cáo tóm tắt “Già hóa trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức” công bố năm 2012 hàm ý NCT là những người có độ tuổi từ 60 trở lên <1>. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong Công ước số 128 năm 1967 về trợ cấp khuyết tật, trợ cấp tuổi già và trợ cấp người sống sót xác định NCT là người 65 tuổi trở lên <2>. Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) cũng coi NCT là những người từ 65 tuổi trở lên <3>.
2. Một số đặc điểm chủ yếu của quá trình GHDS tại Việt Nam
2.1. NCT tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng
NCT của nước ta tăng nhanh cả về số lượng người và tỷ lệ trong tổng dân số. Tốc độ tăng NCT ở nước ta rất nhanh và nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số. Trong giai đoạn 2011-2018, dân số tăng thêm 7,4% thì số NCT tăng tới 21,3% – cao gấp gần 3 lần so với tốc độ tăng dân số.Năm 2011 là năm nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ GHDS, số NCT là khoảng 8.786.000 người thì đến năm 2018, số NCT đã là 10.659.000 người, tăng khoảng 2.000.000 người, trung bình mỗi năm nước ta có thêm khoảng 250.000 NCT. Kết quả là tỷ lệ NCT trong tổng dân số liên tục tăng lên, từ khoảng 10% trong năm 2011 lên gần 11,3% trong năm 2018.
2.2. Nhóm NCT tăng nhanh nhất so với các nhóm tuổi khác cả về số lượng và tỷ trọng
Trong giai đoạn 2011-2018, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi chuyển dịch theo hướng tỷ lệ nhóm trẻ em (0-14 tuổi) khi mới bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá giảm nhẹ, từ năm 2016 trở lại đây hầu như không thay đổi; tỷ lệ nhóm trong độ tuổi lao động (14-59 tuổi) liên tục giảm, trong khi đó tỷ lệ nhóm NCT lại liên tục tăng lên.
Xem thêm: Macd Là Chỉ Số Gì – Cách Sử Dụng Chỉ Báo Macd Hiệu Quả Nhất
Bảng 1. Dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 2014-2018
2014
2015
2016
2017
2018
NCT (nghìn người)
9186
9483
9829
10225
10659
Tỷ lệ trong tổng DS (%)
10,15
10,36
10,63
10,94
11,29
Trẻ em (0-14 tuổi)
21233
21433
21653
21884
22116
Tỷ lệ trong tổng DS (%)
23,46
23,43
23,42
23,42
23,42
Người trong độ tuổi lao động (15-59)
60073
60551
60960
61314
61629
Tỷ lệ trong tổng DS (%)
66,38
66,2
65,94
65,61
65,28
Dân số (nghìn người)
90493
91465
92442
93422
94404
2.3.Tuổi thọ NCT tăng lên nhưng tuổi thọ khoẻ mạnh thấp
Mặc dù có tuổi thọ trung bình khá cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi ở nước ta (giai đoạn sống tích cực) lại khá thấp (chỉ khoảng 64 tuổi). Đặc biệt, có 67,2% người cao tuổi có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, nhiều người mắc bệnh nan y… Khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính không lây truyền, trung bình 1 người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh. Gánh nặng bệnh tật kép ở người cao tuổi đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng và gia đình phải đầu tư nguồn ngân sách đáng kể cho công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc y tế cho người cao tuổi.
2.4. Chênh lệch lớn trong cơ cấu giới tính NCT
Một điểm rất đáng chú ý là ở nước ta đang xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng ở người cao tuổi khi mà số NCT là phụ nữ lớn hơn nhiều so với số NCT là nam giới. Trong giai đoạn 2014-2018, trung bình cứ 100 NCT là nam giới thì có tới trên 140 NCT là phụ nữ (trái ngược với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh khi mà số bé gái luôn ít hơn số bé trai).
Bảng 2. Số NCT nữ tương ứng với 100 NCT nam
Năm |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Nam |
3767 |
3771 |
3961 |
4169 |
4396 |
Nữ |
5419 |
5711 |
5871 |
6056 |
6263 |
Tỷ lệ NCT nữ/100 NCT nam |
144 |
151 |
148 |
145 |
142 |
2.5. Già hoá dân số nhanh làm rút ngắn thời kỳ dân số vàng
Giai đoạn cơ cấu dân số vàng là giai đoạn có tỷ số phụ thuộc chung ≤ 50% (nói cách khác, cứ 2 người trong độ tuổi lao động chỉ phải “gánh” ≤ 1 người ngoài độ tuổi lao động). Ở nước ta, năm 2007, tỷ số này là khoảng 50%, nghĩa là cứ 2 người trong độ tuổi lao động mới có một người ngoài độ tuổi lao động. Thời kỳ dân số vàng này chỉ xuất hiện duy nhất một lần đối với mỗi quốc gia. Tại Việt Nam già hoá dân số diễn ra cùng lúc với dân số vàng.
Theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, giai đoạn cơ cấu dân số vàng ở Xingapo dự báo kéo dài trên 40 năm, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan khoảng 40 năm. Còn tại Việt Nam, già hoá dân số nhanh khiến giai đoạn dân số vàng của Việt Nam (bắt đầu từ năm 2007) dự báo sẽ ngắn hơn so với một số nước khác trong khu vực.
Xem thêm: #Tbs01 60 Câu Chửi Trong Tiếng Anh, Fuck You Có Nghĩa Là Gì
TÀI LIỆU THAM KHẢO1.UNFPA (2012), Báo cáo tóm tắt “Già hoá trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức”.2. ILO (1967), Convention C128 – Invalidity, Old-Age and Survivors' Benefits Convention, (No. 128).3. CESCR, General Comment No. 6 (1995), The economic, social and cultural rights of older persons.4. Quốc hội (2019), Luật Người cao tuổi của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6, số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.5. UNFPA, Vietnam’s Ageging population, http://www.un.org.vn/en/videos-press-centre-submenu-279/2987-viet-nam-s-ageing-population.html.6. Tổng cục Thống kê, UNFPA (2016), Dự báo dân số Việt Nam 2014-2049, NXB Thông tấn, Hà Nội, tháng 11/2016.