Người ta thường nói: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Tuy có nhiều phương thức để xây dựng hạnh phúc gia đình nhưng dù là phương thức nào thì điều đầu tiên vẫn là hai chữ “vừa đủ”.

Đang xem: Già néo đứt dây là gì

*

Những mâu thuẫn dù nhỏ nhưng thiếu đi sự xây dựng sẽ dẫn đến đổ vỡ lớn

Trên thực tế, đã có không ít trường hợp, nhất là với phụ nữ đã lạm dụng những biện pháp mạnh trong hôn nhân để rồi nhận được những cái kết không mấy vui vẻ.

Bài ca “về nhà ngoại”

Tâm sự với chuyên gia tư vấn hạnh phúc gia đình, một cô vợ trẻ lo lắng cho biết, trước đây cứ mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, tranh cãi, cô thường giận cá chém thớt, trút giận vào người khác, thậm chí có khi còn đánh cả con chỉ vì đang bực tức chồng khiến mỗi lần như thế, đứa con phải trốn biệt đi chỗ khác.

Vừa qua, sau một trận cãi vã, chồng cô đã nói với cô rằng nếu em cảm thấy không hạnh phúc thì để con đấy anh ấy nuôi, hãy đi tìm thứ mình cần. Bực tức, cô bỏ về nhà mẹ ruột để mặc hai bố con tự xoay xở với nhau với hy vọng rằng cùng lắm chỉ 1 tuần, chịu hết nổi, anh ấy sẽ lại đến xin lỗi, làm hòa và đón cô về. Thế nhưng, mọi việc lại khác hẳn những điều cô nghĩ. Dù bỡ ngỡ khi lần đầu bắt vào làm mọi chuyện nhưng anh cũng không để mọi việc quá tệ. Sáng, anh chuẩn bị bữa sáng cho con đi học, tạt qua chợ mua thức ăn, chiều đón con về rồi nấu nướng. Anh nấu không rất ngon nhưng cũng không quá tệ. Quan trọng nhất là có vẻ như không có cô, căn nhà lại đâm ra yên bình hơn. Còn cô thì nhớ con đến quay quắt nhưng thấy chồng chẳng có vẻ gì muốn gọi cô về, tự ái, sĩ diện khiến cô cũng không thể mở lời trước.

Đến lúc này, cô mới biết cô vẫn yêu anh, và thực ra dù không kiếm được nhiều tiền nhưng anh lại là người chồng tốt bụng, luôn lo lắng cho vợ con. Mẹ cô khuyên, đàn ông ai cũng có cái hay cái dở, nếu con cứ so sánh chồng mình với người khác thì chẳng bao giờ có hạnh phúc được đâu.

Trường hợp của Hương còn nghiêm trọng hơn, cứ hễ cãi nhau, tự ái nổi lên là Hương đùng đùng bỏ đi, có khi về nhà cha mẹ, có khi qua nhà bạn. Được vài lần, sau này mỗi lúc cô bỏ đi và trở về nhà, chồng không những không xin lỗi mà còn mắng: “Đây không phải cái nhà hoang mà muốn đi thì đi, đến thì đến…”. Thậm chí, có lần cô bỏ đi mấy ngày, khi về thấy nhà cửa lạnh tanh. Hóa ra khi cô đi, anh cũng đi luôn. Đến khi đó, bình tâm suy nghĩ lại Hương mới thấy mình vẫn còn yêu chồng, cô muốn hàn gắn lại với anh nhưng không biết bắt đầu lại từ đâu khi mà sau những chuyến giận chồng bỏ đi, giữa cả hai đã có những khoảng trống không thể nào bù đắp được. Thậm chí, nhiều khi cô xin lỗi bố mẹ chồng, hứa với chồng sẽ thay đổi… để xây dựng lại mái ấm nhưng chị cảm nhận chồng Hương đã chán chường mệt mỏi, và cả một chút gì đó muốn buông bỏ.

Xem thêm:

Dại khờ người đi

Chị Thanh Tâm, một chuyên gia tư vấn của Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam, cho rằng điều mà nhiều chị em phụ nữ rất hay mắc phải là đánh giá thấp chồng mình. Nhiều chị cho rằng khi vắng họ, chồng con sẽ rối tung lên, không thể làm được gì việc nhà và phải chấp nhận “xuống thang” để “mời” họ về. Thực ra, đàn ông không phải không làm được, nhưng khi cần, họ vẫn có thể làm tốt và đến khi đó, người vợ rơi vào tình cảnh bối rối, không biết quay về bằng cách nào cho hay, hợp lý.

Còn theo chuyên gia tâm lý Hương Ly, một khi các chị giận chồng, bỏ về nhà cha mẹ với tâm lý để hù dọa chồng, hoặc để kiểm tra, thử thách tình yêu của chồng với mình thì có nghĩa là các chị vẫn yêu chồng. Bên ngoài, các chị ra đi rất hùng hổ, quyết liệt nhưng trong lòng lại mong chồng mình ngăn lại. Miệng họ có thể hét to “chia tay” nhưng trong tâm lại mong chồng năn nỉ, thề thốt hứa hẹn. Thế nhưng, đàn ông lại không mấy ai hiểu, thông thường họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, phiền toái thậm chí còn cảm thấy khi người vợ làm vậy là làm xấu mặt chồng với gia đình, họ hàng, không coi mình và cả bố mẹ mình ra gì. Lúc ấy, các ông có thể phản ứng ngược, đẩy tình thế ngày càng trở nên xấu hơn dù thâm tâm họ vẫn yêu vợ nhưng do tự ái.

Xem thêm: Ý Nghĩa Hoạt Hóa Nốt Ruồi Là Gì, Cách Hoạt Hóa Nốt Ruồi Khổ Tình

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, giải pháp về nhà cha mẹ, giảm căng thẳng, tìm kiếm một chút yên bình cho riêng cá nhân cũng là một giải pháp tốt nhưng lúc ra đi phải thật khéo. Thay vì làm mình làm mẩy hô hào bỏ nhà ra đi, người vợ có thể chọn cách báo với chồng rằng đi công tác, đi nghỉ với bạn bè vài ngày. Hay nếu cần có thể nói thẳng với chồng rằng: “Tôi quá mệt mỏi và cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi vài ngày. Tôi đưa con về nhà cha mẹ chơi ít hôm!”. Phương thức này vừa giải quyết áp lực tâm lý hiện tại, vừa chừa đường lui cho cả hai vợ chồng. Biết đâu, vài ngày sau khi đã bình tâm, cả hai vợ chồng lại thấy chuyện vốn dĩ cũng chẳng có gì nghiêm trọng và có thể tha thứ, bỏ qua cho nhau. Khi đó, rõ ràng việc đón vợ hay vợ trở về sau “chuyến về thăm nhà ngoại” sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều so với trở về sau khi “bỏ nhà ra đi”.

Không có cái tự ái, sĩ diện nào có thể so sánh được niềm vui đoàn tụ gia đình. Sẽ khó tìm thấy một người thỏa mãn mọi mong muốn của mình nhất là trong đời sống hôn nhân. Nhưng không vì những thiếu hụt, khiếm khuyết ấy mà chúng ta bớt yêu thương nhau, bớt mang lại cho nhau niềm vui, bớt thấy mình hạnh phúc. Chúng ta sẽ bổ sung, hoàn thiện cho nhau dần dần để gia đình của chúng ta ngày càng trở nên ấm áp, gắn bó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *