Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét cơ chế thị trường thông qua việc khảo sát sự vận hành của một thị trường hàng hóa riêng biệt. Đây là một khuôn mẫu phân tích tổng quát có thể áp dụng cho các thị trường khác nhau, dù đó là thị trường lúa, gạo hay thị trường xe máy; thị trường đầu ra như thị trường quần, áo hay thị trường đầu vào như thị trường máy dệt; thị trường hàng hóa hữu hình như thị trường máy tính hay thị trường dịch vụ như thị trường cắt tóc. Dĩ nhiên, khi đề cập tới một thị trường chung, có ý nghĩa tổng quát, chúng ta sẽ xuất phát từ một loại thị trường đơn giản nhất: một thị trường có tính chất cạnh tranh, gồm nhiều người mua, người bán, không ai có khả năng chi phối giá cả hàng hóa. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố cơ bản của thị trường như cầu, cung thể hiện như thế nào, tương tác với nhau ra sao để xác định mức giá cân bằng, và những yếu tố gì sẽ làm cho mức giá này thay đổi. Hiểu được những điều này là nền tảng quan trọng để nắm bắt những vấn đề phức tạp khác của nền kinh tế thị trường.người mua và người bán tiến hành sự trao đổi hàng hóa với nhau.
Đang xem: Giá thị trường là gì
III. Khái niệm Cung – Lý thuyết hành vi của người sản xuất
1. Các khái niệm:
Cung là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus).
Lượng cung: lượng hàng hoá dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở mỗi mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác không đổi.
Cung cá nhân: lượng hàng hoá dịch vụ mà một cá nhân có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác không đổi.
Cung thị trường bằng tổng cung cá nhân tại các mức giá, nó cho biết lượng hàng hoá dịch vụ mà tất cả những người bán trên thị trường có khả năng bán và sẵn sàng bán ở tất cả các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả định các nhân tố khác không đổi.
2. Luật cung
– Nội dung: lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hoá đó tăng lên và ngược lại (giả định các nhân tố khác không đổi). – Như vậy, giá hàng hóa / dịch vụ và lượng cung có quan hệ thuận.
P↑ → Qs ↑
P ↓ → Qs ↓
3. Các công cụ biểu diễn cung
3.1. Biểu cung
3.2. Đồ thị cung
Đường cung là đường đi lên từ trái qua phải thể hiện mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá và lượng cung.
3.3 Hàm cung
– Phương trình đường cung tuyến tính:
P = a + bQS hoặc QS = c + dP (a, b, c, d là hằng số; b, d > 0)
– Hàm cung là hàm số phản ánh mối quan hệ giữa lượng cung với các biến số có ảnh hưởng đến lượng cung.
QS = f (Px, Pi, Te, G, E, N)
Trong đó:
Px là giá của chính hàng hóa, dịch vụ đó.Pi: giá của các nhân tố đầu vàoTe (Technology): công nghệG (Government’s policy): chính sách của chính phủE (Expectations): kỳ vọng của nhà sản xuấtN (Number of sellers): số lượng người bán trên thị trường.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung
4.1. Giá hàng hoá, dịch vụ
Giá hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng đến lượng cung theo luật cung. Khi giá hàng hoá dịch vụ tăng, người sản xuất sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn để tung ra thị trường nhằm thu lại nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại.
4.2. Giá các yếu tố sản xuất
Giá của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán.
4.3. Chính sách của chính phủ
Các chính sách của chính phủ như chính sách pháp luật, chính sách thuế và chính sách trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ đến lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang lại sự thuận lợi cho người sản xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất khiến lượng cung tăng và đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại.
4.4. Công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng trong sự thành bại của bất kỳ một DN nào. Công nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá sản xuất ra.
4.5. Các kỳ vọng của người bán
Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại. Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người bán thì lượng cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại.
4.6. Số lượng người bán trên thị trường
Số lượng người bán có ảnh hưởng trực tiếp đến số hàng hoá bán ra trên thị trường. Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng hoá tăng lên khiến đường cung hàng hoá dịch chuyển sang phải và ngược lại.
5. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung
– Giá hàng hoá dịch vụ là nhân tố nội sinh. Khi giá hàng hóa dịch vụ thay đổi sẽ gây ra sự di chuyển dọc theo đường cung (di chuyển lên trên hoặc xuống dưới).
– Các nhân tố khác như giá các yếu tố đầu vào, chính sách của chính phủ, công nghệ, số lượng người sản xuất, các kỳ vong là các nhân tố ngoại sinh. Sự thay đổi của các nhân tố này sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cung (dịch chuyển sang trái hoặc sang phải).
IV. Cân bằng cầu cung thị trường
1. Cân bằng thị trường
Cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó cung vừa đủ thoả mãn cầu, do đó mà không có sức ép làm thay đổi giá. Tại mức giá này, chúng ta có lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Khi đó, điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu là điểm cân bằng và lượng cung và lượng cầu tại mức giá này là lượng cân bằng.
Nguyên lý cung – cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung).
Bốn nguyên lý cơ bản về cung và cầu:
Nếu nhu cầu tăng (đường cầu thay đổi về bên phải) và nguồn cung vẫn không đổi, thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.Nếu nhu cầu giảm (đường cầu dịch chuyển về bên trái) và nguồn cung vẫn không đổi, thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung tăng (đường cung dịch chuyển về bên phải), thì thặng dư xảy ra, dẫn đến giá cân bằng thấp hơn.Nếu cầu vẫn không thay đổi và cung giảm (đường cung dịch chuyển về bên trái), thì tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
Chúng ta có thể xác định điểm cân bằng theo 3 phương pháp sau:
Cách 1: Dựa vào biểu cung và biểu cầu
Cách 2: Dựa vào đồ thị đường cung cầu
Cách 3: Dựa vào phương trình đường cung và phương trình đường cầu (đây là phương pháp thường được sử dụng nhất)
Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Cân bằng được hiểu là trạng thái ổn định. Nhưng điểm cân bằng cầu cung không phải là bất biến. Khi có một nhân tố trong hàm cầu hoặc hàm cung thay đổi khiến đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển hoặc khi cả đường cung và đường cầu đều dịch chuyển thì ta có điểm cân bằng mới, giá cân bằng mới và lượng cân bằng mới.
Từ đó ta có 3 cách xác định trạng thái cân bằng mới:
– Xác định xem đường cầu hoặc đường cung hoặc cả đường cầu và đường cung sẽ dịch chuyển;
– Xác định xem đường cầu hoặc đường cung dịch chuyển sang phải hay sang trái;
– Xác định xem sự dịch chuyển này tác động đến giá và lượng cân bằng như thế nào.
Xem thêm: Có Điều Gọi Là Tiếng Sét Ái Tình Là Gì, Tiếng Sét Ái Tình Không Phải Tình Yêu
Trường hợp 1: Cầu cố định, cung dịch chuyển ⇒ điểm cân bằng di chuyển trên đường cầu
– Khi cung dịch chuyển sang phải PE ↓ QE ↑
– Khi cung dịch chuyển sang trái PE ↑ QE ↓
Trường hợp 2: Cung cố định, cầu dịch chuyển ⇒ điểm cân bằng di chuyển trên đường cung
– Khi cầu dịch chuyển sang phải PE ↑ QE ↑
– Khi cầu dịch chuyển sang trái PE ↓ QE ↓
Trường hợp 3: Cả cung và cầu đều dịch chuyển (có 12 tình huống)
– Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang phải
Tình huống 1: Tốc độ thay đổi của cung lớn hơn tốc độ thay đổi của cầu: PE ↓ > QE ↑Tình huống 2: Tốc độ thay đổi của cầu lớn hơn tốc độ thay đổi của cung: PE ↑ Tình huống 3: Tốc độ thay đổi của cung bằng tốc độ thay đổi của cầu: PE không đổi QE ↑.
– Khi cung dịch chuyển sang phải, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)
– Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang phải (3 tình huống tương tự)
– Khi cung dịch chuyển sang trái, cầu dịch chuyển sang trái (3 tình huống tương tự)
Kết luận: Khi cả cung và cầu đều dịch chuyển, sự thay đổi giá và lượng cân bằng phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của cung và cầu.
2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt
2.1. Trạng thái dư thừa (dư cung)
Bất kỳ một yếu tố nào tác động đến cung và cầu cũng có thể gây ra sự thay đổi trong giá cân bằng. Khi thị trường chưa kịp điều tiết hoặc không điều tiết được (do có sự can thiệp của chính phủ) thì trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt sẽ xảy ra.
Dư thừa sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P1 lớn hơn giá cân bằng PE.
Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cung lớn hơn lượng cầu (QS > QD) gây nên trạng thái dư thừa.
Dư thừa còn gọi là thặng dư của cung, tức là lượng cung lớn hơn lượng cầu tại một mức giá mà mức giá đó lớn hơn mức giá cân bằng.
2.2. Trạng thái thiếu hụt (dư cầu)
Thiếu hụt sẽ xuất hiện khi mức giá trên thị trường P2 nhỏ hơn giá cân bằng PE.
Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng cung (QD> QS) gây nên trạng thái thiếu hụt.
Thiếu hụt còn gọi là thặng dư của cầu, tức là lượng cầu lớn hơn lượng cung tại một mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng.
2.3. Cơ chế tự điều tiết của thị trường
Bất cứ khi nào xuất hiện hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt thì cả người mua và người bán sẽ điều chỉnh hành vi đi theo lợi ích riêng của mình và kết quả là thị trường đạt trạng thái cân bằng. Đây chính là cơ chế “bàn tay vô hình” – cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế thị trường. Xu hướng chung của thị trường là dư thừa kéo giá xuống, thiếu hụt đẩy giá lên.
Khi dư thừa, người bán tự động giảm giá để giải phóng số hàng ế thừa. Ngược lại, khi thiếu hụt, người bán tự động tăng giá.
3. Kiểm soát giá
Trong nhiều trường hợp, khi giá cân bằng được hình thành từ quan hệ cung cầu trên thị trường tự do, mức giá có thể quá thấp đối với nhà sản xuất hàng hóa hoặc quá cao cho người tiêu dùng. Khi đó, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường bằng việc quy định giá trần hoặc giá sàn để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất hoặc người tiêu dùng.
Có hai loại giá chính phủ đưa ra là giá trần và giá sàn.
3.1. Giá sàn
Giá sàn là mức giá thấp nhất được phép lưu hành trên thị trường. Chính phủ sẽ quy định mọi mức giá thấp hơn giá sàn là bất hợp pháp (thường được gọi là bán phá giá).
– Để giá sàn có hiệu lực thì giá sàn phải lớn hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
– Mục đích của việc đặt giá sàn của chính phủ là bảo vệ người sản xuất.
– Giá sàn gây ra tình trạng dư thừa trên thị trường. Biện pháp khắc phục tình trạng này là chính phủ mua vào toàn bộ lượng dư thừa.
Khi định ra giá sàn về một loại hàng hoá, nhà nước muốn bảo vệ lợi ích của những người cung ứng hàng hoá. Khi nhà nước cho rằng mức giá cân bằng trên thị trường là thấp, nhà nước có thể quy định một mức giá sàn – với tính cách là một mức giá tối thiểu mà các bên giao dịch phải tuân thủ – cao hơn. Khi không được mua, bán hàng hoá với mức giá thấp hơn giá sàn, trong trường hợp này, những người bán hàng hoá dường như sẽ có lợi. Nhờ việc kiếm soát giá của nhà nước, họ có khả năng bán hàng hoá với mức giá cao hơn giá cân bằng thị trường. Một biểu hiện của việc định giá sàn là chính sách tiền lương tối thiểu. Khi quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng trên thị trường (và chỉ trong trường hợp này, chính sách giá sàn mới có ý nghĩa), nhà nước kỳ vọng rằng những người lao động sẽ khấm khá hơn, nhờ có được mức lương cao hơn.
3.2. Giá trần
Giá trần là mức giá cao nhất được phép lưu hành trên thị trường. Chính phủ quy định mọi mức giá cao hơn giá trần là bất hợp pháp.
– Để giá trần có hiệu lực thì giá trần nhỏ hơn mức giá cân bằng trên thị trường.
– Mục đích của việc đặt giá trần của chính phủ: để bảo vệ người tiêu dùng. Khi đặt mức giá trần, người sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần đó.
– Giá trần gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường. Biện pháp để khắc phục tình trạng này là chính phủ cung cấp toàn bộ lượng thiếu hụt của thị trường.
Xem thêm: Vecto Chỉ Phương Là Gì ? Định Nghĩa Và Các Dạng Bài Tập Lý Thuyết Phương Trình Đường Thẳng
Khi thiết lập mức giá trần, mục tiêu của nhà nước là bảo vệ những người tiêu dùng. Khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, bằng việc đưa ra mức giá trần thấp hơn, nhà nước hy vọng rằng, những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp và điều này được coi là có ý nghĩa xã hội to lớn khi những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các hàng hoá quan trọng. Chính sách giá trần thường được áp dụng trên một số thị trường như thị trường nhà ở, thị trường vốn…
—Nguồn tham khảo: Wikipedia, Kinh tế vi mô (Bộ GD-ĐT, ĐH Kinh Tế, ĐH Ngoại Thương), Samuelson & Nordhaus (Kinh tế học 1995) Mankiw GS KTH ĐH harvard (Nguyên lý kinh tế).