Nghệ thuật tự nó và xét dưới khía cạnh vật chất là vô giá trị, theo nghĩa đen là chả có tích sự gì. Bản nhạc đánh lên, nghe hay xong là hết. Bức tranh chỉ là tấm toan bôi mầu. Bộ phim chỉ là một cuộn nhựa tráng. Vở kịch chỉ là trò đi lại nói năng lăng nhăng, rồi cũng tan biến. Do đó những hình thức nghệ thuật chỉ là cách phối hợp theo chiều hướng kỹ thuật nào đó của nghệ sỹ, mang lại sự biểu cảm tinh thần nào đó, rồi cái hình thức kia, có thể lưu giữ hoặc không, tự bản thân nó cũng dần bị hủy hoại và trở nên lỗi thời. Thế nhưng hình thức mang thông tin, thông điệp, nếu thông điệp được đó được làm ra cách đây 5000 năm như Kim tự tháp, Ai Cập, thì nên giữ nguyên, để đọc thông điệp, còn đụng tay vào sửa chữa, biến cái thông điệp cổ xưa kia cũng biến theo. Đó chính là cách các nhà trùng tu Việt Nam phá hủy các di sản, mà tưởng mình bảo tồn. Tấm toan chưa vẽ thì có giá mua nhất định, khi vẽ xong, hoặc bán được nhiều tiền, vì đẹp, hoặc vứt đi, vì bôi bẩn mất tấm vải. Đẹp là một khái niệm trừu tượng, chỉ để cảm nhận, mà không cân đo được, không tính thành tiền được, cũng không ăn được, cũng không có mẫu số chung. Ai thích thì đẹp; ai không thích thì không đẹp; ai có trình độ nghệ thuật đến đâu, thì cảm nhận cái đẹp nông sâu đến đó, do vậy bản thân cái đẹp vừa vô hạn vừa hữu hạn, chả lấy gì làm thước đo cả. Người ta xem nghệ sỹ vẽ cái gì, viết cái gì, theo trường phái nào, là vì muốn có thước đó, để còn hiểu, thế nhưng nghệ sỹ không định làm theo cái hướng đó, anh ta muốn nghệ thuật của mình là duy nhất, bắt đầu, không từ đâu ra cả, mới nhất, không thước nào đo nổi và anh phải hiểu theo cách đó, chứ không được hiểu theo kiểu so với hiện thực tự nhiên hay một bút pháp có sẵn.

Đang xem: Giá trị nghệ thuật là gì

*

NGUYỄN MINH MỸ – Thiếu nữ Mường. 2005. Lụa. 46x62cm. Sưu tập tư nhân, Hà Nội

Thế nhưng nói như Gauguin: Chỉ có một kẻ sáng tạo, còn lại toàn kẻ cóp py (thực ra ông ta nói thế này: Có hai loại nghệ sỹ: sáng tạo hoặc cóp-py). Nhưng thực tế thì kẻ sáng tạo là số ít, kẻ sau là số đông, cóp py một chút cũng không sao, ai chẳng phải học, ai chẳng phải có thầy. Gauguin thì cũng là họa sỹ Ấn tượng. Giai đoạn sau, trước ông có đầy họa sỹ khác mở ra con đường này, ông chấp nhận họ và tìm một nhánh khác. Đây chính là mấu chốt. Nghệ sỹ tiếp nối nghệ thuật chính là sáng tạo, như cái cây sinh ra các cành, cành to sinh ra cành nhỏ, có cành cụt, thì rất độc đáo, tức là nó không sinh ra cái gì nữa. Nghệ thuật sinh ra từ nghệ thuật. Osho thì không chấp nhận điều này, ông nói: “Muốn sáng tạo thì phải không được giáo dục”. Ý nói, nếu anh học nghệ thuật, thì bạn đã giống thầy rồi, đừng học ai, làm từ chính con người mình ra thôi. Nhưng liệu có gì đảm bảo anh là con người duy nhất chẳng sinh ra từ ai, ít nhất về mặt tâm trí? Osho cũng tiếp nhận tư tưởng tự do tuyệt đối của Phật. Đức Phật Thích Ca thực sự là người sáng tạo và có lẽ cũng duy nhất. Ôi, thế nhưng người đi sau của ngài lại là nô lệ của kinh kệ, tu hành và cả vong nữa. Ngài cũng đã biết trước và cảnh tỉnh: Chính pháp còn phải bỏ đi, nữa là phi pháp (Kinh Kim Cương)

Ghi chú: Gần đây có một nhà môi giới tranh, anh làm kinh doanh, rồi học thêm về thị trường nghệ thuật ở nước ngoài, nhân nước ta đang có nhiều người mới chơi tranh nổi lên, nên công việc của anh cũng phát đạt. Sau hai giờ trò chuyện với tôi, anh bất giác thốt lên: “Không khéo những gì thu thập của giai đoạn này là một đống rác?”. Tôi nói rằng: “Đấy là là do chính ông nói ra nhé, tôi cũng từng nghĩ vậy, nhưng chưa dám nói gì.

Xem thêm: Chất Liệu Pu Là Gì? Da Pu Là Da Gì ? Chất Liệu Da Pu Có Bền Không?

Có thể nói nhìn vào sáng tác văn nghệ thời gian này là rất kinh hoàng. Nhất là hội họa và thơ trên Face Book”.

Xem thêm:

*

NGUYỄN ĐỨC TOÀN – Chải tóc. 1983. Lụa. 46x39cm. Sưu tập tư nhân

*

LÊ THỊ KIM BẠCH – Chợ Bà Chiểu. 2010. Lụa. 85x60cm. Sưu tập Hàn Ngọc Vũ, Hà Nội

*

LINH CHI (NGUYỄN TÀI LƯƠNG) – Chân dung thiếu phụ. 1993 Phấn màu trên giấy. 40x60cm. Sưu tập Nguyễn Phi Hùng, Hà Nội

*

TRẦN DUY – Cây thì là. Lụa. 46x33cm. Sưu tập tư nhân, Thành phố Hồ Chí Minh

Vòng tròn đó, ưu tiên cho sân chơi Âu Mỹ, ít nhất từ số 1 đến 100, thuộc về cái sân đó, còn các nơi khác, đứng sau, được đánh giá trên các thang giá trị khác, tất nhiên, cũng có mức độ kinh tế khác. Hiện nay, trong cái vòng tròn này, nghệ sỹ cũng đứng ngoài, người môi giới và đại diện sẽ thay mặt anh ta. Trong những hoàn cảnh, nghệ sỹ vừa tự làm, tự bán, vừa không hiểu giá trị (tiền) của mình đến đâu, vừa bị thương mại tha hóa. Nhưng cái vòng tròn kia quá lớn, qua nhiều bộ phận, mà mọi chi phi cũng từ tác phẩm thôi, cho nên nếu nghệ sỹ chỉ được 10% thu nhập tác phẩm của mình, cũng là tất yếu, song nếu bức họa của anh đạt 1 triệu đô, thì 10% cũng tốt rồi. Và về cơ bản, cái giá đó chỉ đi lên theo thời gian, chứ rất ít khi đi xuống. Cái vòng tròn đẩy giá trị (tiền) đó, người làm nghệ thuật thuần túy không hiểu được. Dẫn đến tình cảnh Một kẻ ăn cả, tất cả nhịn. Hoặc win/win – tất cả cùng thắng: đội bóng thắng/ cầu thủ thắng/ khán giả thắng/ nhà cái thắng – không phải về tỷ số mà về sự thỏa mãn thưởng ngoạn và tiền (cho trận đấu). Ở nghệ thuật, thì nghệ sỹ thắng (nổi tiếng, có tiền), khán giả thắng (xem tác phẩm hay, kỳ thú), đấu giá thắng (được lãi suất nhiều tiền) và các thành phần còn lại cũng vậy. Nhà phê bình cứ thoải mái viết những lời có cánh, càng không ai hiểu càng tốt, cũng như chính tác phẩm vậy.

Khái niệm giá trị nghệ thuật, như chúng ta thường bàn, mang tính cổ điển, chỉ còn thích hợp với giai đoạn từ thế kỷ 18, trở về trước, khi mà một nghệ sỹ có tài, nhưng không được xã hội đánh giá, chết đi tác phẩm mới có giá cao. Cái mô hình ấy đã lỗi thời, và thực sự trong nền kinh tế nghệ thuật hiện tại, nó có tồn tại ở vài nơi, phần nào đó, như ở ta, còn trong cái sân chơi kia, không còn bóng dáng gì. Ở cái vòng tròn đó, nghệ sỹ chỉ là một người quan trọng đứng ngoài cuộc, anh ta được định giá bởi các hội đồng, và cao hay thấp, chính anh ta cũng không hiểu tại sao, nhưng nếu cứ được định giá, là đã có tiền rồi. Đó là những nghệ sỹ được gọi là chuyên nghiệp, theo ý nghĩa đăng ký hành nghề tự do (nghệ thuật) chứng minh được thu nhập bằng bán tác phẩm và đóng thuế thu nhập. Những người không như vậy, không được coi là chuyên nghiệp trong hoạt động kinh tế nghệ thuật, dù có tiêu biểu cho văn hóa của một sắc tộc, dân tộc nào đó. Nền kinh tế thị trường sẽ xây dựng cái này, thúc đẩy các giá trị khác ngoài cái sân chơi Âu Mỹ, lên các mức thang cao hơn, buộc cái sân kia đánh giá lại, và cho những kẻ ngoại vi du nhập. Ở đây chẳng có gì là bình đẳng, cũng chẳng có tiêu chuẩn nghệ thuật nào đứng ngoài phê bình và thang bậc kinh tế…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *