Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (Value Added – VA) trong thống kê là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Đang xem: Giá trị tăng thêm là gì
Giá trị gia tăng (Value Added – VA)
Định nghĩa
Giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Value Added, viết tắt là VA.
Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Bản chất
– Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ lao động của doanh nghiệp làm ra, bao gồm phần giá trị cho mình (V), phần cho doanh nghiệp và xã hội (M) và phần giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao tài sản cố định – C1).
– Có nghĩa là, về mặt giá trị:
VA = V + M + C1
Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị gia tăng
Chỉ tiêu giá trị gia tăng – VA có ý nghĩa lớn ở tầm vi mô và vĩ mô.
– Ở tầm vi mô, giá trị gia tăng là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng.
Xem thêm: Hướng Dẫn Đặt Lại Mật Khẩu Icloud Khi Bị Quên Mật Khẩu Icloud Cực Kì Đơn Giản
– Ở tầm vĩ mô, chỉ tiêu VA là cơ sở để tính các chỉ tiêu GDP, GNI.
Phương pháp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm – VA
Để tính chỉ tiêu VA ở cấp độ doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng 2 phương pháp sau:
Cách 1: Phương pháp sản xuất
Giá trị gia tăng (VA) = Giá trị sản xuất (GO) – Chi phí trung gian (IC)
Cách 2: Phương pháp phân phối
Giá trị gia tăng (VA) = Thu nhập lần đầu của người lao động (V) + Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp (M) + Khấu hao tài sản cố định (C1)
Trong đó:
(1) Thu nhập lần đầu của người lao động, gồm có:
+ Tiền lương hoặc thu nhập theo ngày công của người lao động (gồm cả khoản người lao động nhận được theo lao động dưới hình thức bằng tiền hoặc bằng hiện vật)
+ Bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động
+ Các khoản thu nhập ngoài lương hoặc ngoài thu nhập theo ngày công của người lao động (ăn trưa, ca ba, chi lương trong ngày nghỉ việc, tiền thưởng cho phát minh, sáng kiến, tiền chi cho học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ…) mà doanh nghệp trả trực tiếp cho người lao động
+ Các khoản thu nhập có tính chất lương như: phụ cấp làm ngoài giờ, phụ cấp làm công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp khu vực…
+ Tiền phụ cấp lưu trú, phụ cấp đi đường khi đi công tác
+ Tiền phụ cấp cho ăn tết, cho các ngày lễ mà doanh nghiệp trả cho người lao động dưới hình thức tiền thưởng
+ Tiền phong bao hội nghị
+ Tiền mà người sử dụng lao động trả thay cho người lao động gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí hỗ trợ hoạt động công đoàn…
(2) Thu nhập lần đầu của doanh nghiệp, gồm có:
+ Thuế sản xuất và các loại thuế sản phẩm (trừ trợ cấp).
+ Các loại phí nộp cho chính phủ.
Xem thêm: Kiểm Tra Hành Chính Là Gì – Khi Nào Csgt Được Dừng Xe Kiểm Tra Hành Chính
+ Lãi trả tiền vay (không kể chi phí dịch vụ ngân hàng vì đã tính vào IC)
+ Tiền lãi còn lại của doanh nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)