Những năm qua, hàng chục nghìn hộ nghèo trong tỉnh đã thoát nghèo từ sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội. Nhưng vẫn còn đó nỗi lo tái nghèo, nhất là hộ nghèo khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Đang xem: Giảm nghèo bền vững là gì
Không thể nhớ hết chính sách
Rất nhiều lần đi đến các địa phương, gặp cán bộ giảm nghèo trực tiếp ở cơ sở, họ nói rằng muốn nêu tên hết các chính sách giảm nghèo từ Trung ương đến tỉnh, họ cần phải lật sổ theo dõi. Điều đó cho thấy, giảm nghèo luôn là mục tiêu hàng đầu trong bất cứ giai đoạn nào, vậy nên sự quan tâm từ Trung ương đến tỉnh rất lớn.
Học nghề để đi làm là một con đường thoát nghèo hiệu quả đối với người dân vùng miền núi đặc biệt khó khăn. Ảnh: D.L |
Nhiều nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo, hàng loạt chính sách được ban hành. Gần nhất, có thể kể đến các Nghị quyết số 76, 100, 26, 29 của Quốc hội về các chính sách dành cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2014 đến 2016. Chính phủ có Nghị quyết 30a, 80; Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định số 1614, 59, 48… về đẩy mạnh giảm nghèo. Tỉnh ủy ban hành, các Nghị quyết số 01, 02, 05 của Tỉnh ủy; HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết 31, 119, 199, 177 đẩy mạnh giảm nghèo theo đặc thù của địa phương… Khi các nghị quyết, chương trình được triển khai ở cơ sở, đối tượng hưởng lợi trực tiếp là các tỉnh, huyện nghèo được đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình sản xuất, dân sinh. Hộ nghèo được hỗ trợ mọi điều kiện về sản xuất, y tế, giáo dục, điều kiện sinh hoạt thiết yếu…
Ông Nguyễn Quang Hòa – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH đánh giá: Các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo khi đưa vào đời sống đã giải quyết được nhiều khó khăn bức xúc của hộ nghèo, đặc biệt đối với thôn, xã và huyện nghèo, khu vực miền núi, bãi ngang ven biển, hải đảo, góp phần giảm nghèo bền vững. Đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 đã dành sự đầu tư mạnh cho miền núi, vùng dân tộc thiểu số và bãi ngang ven biển. Hơn 1.300 tỷ đồng đầu tư vào các công trình ở 3 huyện nghèo 30a gồm Nam Trà My, Tây Giang, Phước Sơn. Người dân được hỗ trợ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ gạo ăn, cây con giống, xây dựng các mô hình hỗ trợ sinh kế giảm nghèo bền vững… Đối với tỉnh, ông Hòa cho rằng chính sách đặc thù trong giảm nghèo của tỉnh đã tạo thêm động lực cho người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Các chính sách riêng của tỉnh góp phần bù đắp vào những chỗ thiếu mà chính sách Trung ương chưa có, hỗ trợ cho huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo cơ hội phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tác động vào ý thức người nghèo, đặc biệt là người nghèo khu vực miền núi về việc tự giác vươn lên, tạo phong trào thoát nghèo bền vững.
Xem thêm: Kpi Là Viết Tắt Của Từ Gì ? Phân Loại Kpi? Xây Dựng Chiến Lược Kpi Hiệu Quả?
Nỗi lo tái nghèo
Chính sách nhiều đã tác động và tạo ra được sự đổi thay không nhỏ ở cả khu vực đồng bằng và miền núi. Nhưng cũng vì nhiều mà trở nên chồng chéo, không lồng ghép được với nhau lại, đầu tư dàn trải khiến hiệu quả không vững bền. Bà Lê Thị Thủy – Trưởng ban Dân tộc tỉnh, nhận định: “Nếu so sánh một quá trình dài thì sẽ thấy đời sống nhân dân bây giờ đã khác xưa rất nhiều. Hàng loạt chính sách an sinh về y tế, giáo dục, văn hóa… đã tác động mạnh mẽ đến quá trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng hộ nghèo ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi giảm nghèo không bền vững. Việc quá ưu ái cho hộ nghèo đã tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ. Có những hộ nghèo muốn vươn lên thoát nghèo thì lằn ranh rất mong manh, chỉ một cơn bệnh tật, thiên tai hay dịch bệnh có thể khiến họ tái nghèo. Không ít cán bộ miền núi năng lực hạn chế, cũng ảnh hưởng lớn đến việc triển khai chính sách. Khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi sẽ còn rất lớn, mà muốn rút ngắn thì không hề dễ, đó là trở lực lớn trong thời gian tới của tỉnh”.
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tuy giảm nhanh trong suốt thời gian qua, nhưng so với bình quân của cả nước vẫn còn rất cao. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo năm 2016 chiếm 17,22%, trong đó hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 11,13%. Miền núi tỷ lệ hộ nghèo là 34,89%, đồng bằng chỉ 5,33%. Trong đó có nhiều huyện miền núi tỷ lệ hộ nghèo hơn 40% như Đông Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tây Giang, Nam Giang. Theo hướng tiếp cận đa chiều về sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong tiêu chí rà soát hộ nghèo hiện nay, tỉnh sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Patch Fifa Online 3 Bản Offline, Fifa Online 3 Đã Có Patch Việt Hóa
Sự tác động mạnh mẽ của chính sách trong thời gian tới là cần thiết. Nhưng tác động theo hướng nào vẫn là câu chuyện đáng bàn. Tỉnh đã nhìn ra được điểm yếu lớn nhất trong các chính sách chính là hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo quá nhiều, nên họ không muốn thoát nghèo. Vì vậy, đã xây dựng chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững ở Nghị quyết 119, bước đầu tạo được phong trào đăng ký thoát nghèo bền vững. Nhưng cơ chế chỉ tập trung khuyến khích mà chưa có sự ràng buộc hay chế tài cụ thể dành cho hộ nghèo, thôn nghèo, xã nghèo nếu để tái nghèo. Vậy nên, một chính sách thoát nghèo bền vững tiếp theo vẫn đang được tỉnh xem xét kỹ càng trước khi quyết định thông qua và áp dụng trong thực tế ở giai đoạn mới. Hướng đi mới không gì khác là hạn chế sự cho không đối với hộ nghèo, tập trung tác động vào ý thức người nghèo để họ tự thoát nghèo bằng chính đôi bàn tay của họ, hỗ trợ tập trung vào sinh kế bền vững với sự trợ giúp từ chính sách chứ không phải người dân kêu đói là đem gạo đến cho ăn, kêu thiếu mà mang tiền tới giúp như trước nay vẫn làm.