Trong suốt những năm đầu tiên tại Đại học Belmont Abbey, tôi đã dạy cho sinh viên năm nhất khóa học “Chuyên đề cho tân sinh viên”. Vì mục tiêu của khóa học là cố gắng truyền đạt sứ mệnh của Đại học, tôi đã phát triển một vài ý tưởng về Giáo dục Khai Phóng để giảng dạy cho sinh viên. Và trong những buổi dạy gần đây, tôi bắt đầu tự vấn rằng thực sự thì mình hiểu về bộ môn Khai Phóng đến đâu.
Đang xem: Giáo dục khai phóng là gì
Bài luận này bàn về một trong những câu hỏi cơ bản nhất, đó là làm thế nào để giảng giải về giáo dục khai phóng cho sinh viên. Theo quan điểm thịnh hành ngày nay, giáo dục Khai Phóng phát triển những kỹ năng tư duy phê phán và dạy kiến thức tổng quát ở các môn học thuật để giải quyết những vấn đề của xã hội dân chủ và tư bản. Mặc dù quan điểm này đã đưa ra một cái nhìn rõ ràng về giáo dục Khai Phóng, nhưng nó đồng thời làm mất đi những mục tiêu nền tảng về sự thông thái, và thói quen tìm tòi kiến thức. Để làm rõ luận điểm của mình, tôi đã xem lại một vài đoạn định nghĩa trong “Các môn Khai Phóng truyền thống: Một lịch sử tường thuật” do Bruce Kimball<1> biên soạn.
BỘ MÔN KHAI PHÓNG KHÔNG THỂ TÁCH RỜI VỚI NGƯỜI HY LẠP
Trong phần giới thiệu, KimBall phác thảo sáu luận điểm phổ biến về bản chất và nguồn gốc của giáo dục Khai Phóng<2>.
Luận điểm đầu tiên được đa số biết đến nhất, nêu rằng nền văn hóa Hy Lạp cổ xưa đã phát triển các môn Khai Phóng vào thế kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công Nguyên. Luận điểm hai cho rằng người Hy Lạp bắt đầu học bộ môn Khai Phóng từ người Do Thái cổ và cuộc đối thoại giữa những người Hy Lạp – Do Thái – Cơ Đốc cổ xưa đã sinh ra các môn Khai Phóng thuần nhất<3>. Luận điểm ba cho rằng nền văn minh Hy Lạp đã thu hút sự học hỏi từ nền văn hóa cổ Trung Đông là thuộc địa của Hy Lạp vào khoảng năm 1500 trước công nguyên. Và sau này nền văn hóa phương Tây đã bác bỏ nguồn gốc này một cách chính xác để khẳng định sự vượt trội hoàn toàn của nó so với những nền văn hóa đó dưới các hình thức phân biệt chủng tộc và thuộc địa hiện đại. Luận điểm bốn cho rằng văn hóa Hy Lạp và kiến thức được tinh luyện bởi Hồi giáo, không chỉ truyền văn bản cổ của Hy Lạp tới phương Tây mà còn mang đến cho phương Tây những điều tốt nhất mà họ đã học được từ những nền văn hóa cổ điển và những gì mà nó đã được thêm vào bởi sự sáng tạo thiên tài của riêng mình<4>. Luận điểm năm cho rằng những tư tưởng và văn hóa cổ điển được cải tiến vào thời kì Hiện đại, hay bởi những triết lý chính trị của chủ nghĩa tự do vào thế kỷ 17 hay bởi sự phục hồi của văn học cổ điển vào thế kỷ 14-15. Và quan điểm cuối cùng nói rằng bộ môn Khai Phóng bắt nguồn và phản ánh các nền văn hóa phân cấp cổ xưa và cần được tinh chỉnh bởi những nhà phê bình nữ quyền từ các dấu vết phân cấp của nó.
Các môn Khai Phóng không thể tách rời từ suy nghĩ và văn hóa người Hy Lạp, thậm chí có người nghĩ rằng truyền thống này bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Đông và sau đó được cải tiến bởi Cơ Đốc giáo, Hồi giáo hay triết học hiện đại hoặc được tinh chỉnh bởi thuyết nữ quyền. Với tư cách là một hệ thống giáo dục, các môn Khai Phóng đã tạo nên nền tảng đạo đức và trí tuệ cho một trong những nền văn minh tiến bộ nhất thế giới. Lời nhận xét này dường như loại trừ tư tưởng không thuộc phương Tây khỏi các môn Khai Phóng<5>. Sau cùng, không một ai tranh luận rằng người Hy Lạp đã học các môn Khai Phóng từ phương Đông cổ đại. Lời nhận xét này không loại trừ ý tưởng tư tưởng phi phương Tây có thể được pha trộn vào chương trình giảng dạy của một trường giáo dục các môn Khai Phóng bởi vì nó hàm chứa những trí tuệ tương đồng và có nguồn gốc từ thế giới cổ xưa. Ví dụ, tôi sẽ không giảng dạy các môn Khai Phóng trong giáo trình như nghiên cứu về Khổng Tử, mặc dù tôi nhận ra sự suất xắc trong việc giảng dạy của ông. Nhưng nhận xét này chắc chắn không loại trừ ý tưởng rằng tư tưởng phi phương Tây có thể được nghiên cứu bởi một trường giáo dục các môn Khai Phóng và so sánh nó với tư tưởng phương Tây. Sự nhất quán và tương hỗ của những lĩnh vực này có thể mang con người tới gần chân lý hơn.
Các tôn giáo và trường phái triết học nói chung đã tìm thấy một giá trị lâu dài của các môn Khai Phóng. Người La Mã và Hy Lạp đã dùng bộ môn Khai Phóng để đào tạo những lãnh đạo cho xã hội, và nhiều xã hội khác đã từng làm điều tương tự. Ngoài mục tiêu thực tiễn này, con người đã quay về các môn Khai Phóng để xem xét điều kiện con người và cách sắp đặt cuộc sống. Thậm chí có vài ý kiến cho rằng truyền thống này giới thiệu cho học viên của mình những sự thật bất biến về thực tại và ý nghĩa của con người được tạo ra từ nó.
Nhiều tôn giáo và trường phái triết học đã nhận thấy giá trị lâu dài của các môn Khai Phóng, chúng có những giá trị khác nhau gì. Và họ đặt truyền thống này vào những cách sử dụng khác nhau. Ví dụ, người Cơ Đốc giáo đại diện thánh Augustine đã xem nghiên cứu về ngôn ngữ như một người phụ tá (con chiên) để nhận thức rõ chân lý của kinh thánh và nghiên cứu về hùng biện để rao giảng Kinh Phúc Âm. Triết học hiện đại, bao gồm thuyết nữ quyền, đã sử dụng các môn học khai phóng để thúc đẩy cho một quan điểm cụ thể về xã hội và chính trị.
BA MỤC TIÊU CỦA NGƯỜI HY LẠP CHO CÁC MÔN KHAI PHÓNG: HÙNG BIỆN, SUY LUẬN VÀ SỰ THẬT.
Xem thêm: Top 3 nhà cái casino Việt Nam tốt nhất hiện nay
Và vì vậy chúng ta có thể hỏi: Sự thu hút tự nhiên của Giáo dục Khai Phóng đến từ đâu, đặc biệt là trong cách hiểu thông thường – cách hiểu đến từ hy Lạp? Ít nhất, nó có khả năng phát triển khả năng suy luận và lập luận của chúng ta, nếu không kể đến việc nó đưa ra những lập luận về bản tính con người một cách đa dạng và hấp dẫn. Ba mục tiêu này – phát triển khả năng hùng biện, lý luận và diễn tả những sự thật về bản chất con người rõ ràng được Kimball gọi là ba mệnh đề cạnh tranh trong truyền thống các môn Khai Phóng của Hy Lạp<6>.
Nhận định đầu tiên cho rằng nền giáo dục khai phóng Hy Lạp định hướng giới trẻ theo đuổi con đường “tìm ra nhận thức lý tưởng nhất về con người”<7>. Plato đưa ra lý luận đầy đủ về quan niệm lý tưởng này. Với một nhận thức rất khác biệt, Aristotle cũng đưa ra một lý do không kém phần toàn diện và có hệ thống. Cách tiếp cận này với bộ môn Khai Phóng cho thấy ưu điểm nhất định trong văn bản triết học Hy Lạp cổ xưa, nghiên cứu cách giải thích của chúng về “Con người nghĩa là gì?”. Và từ đó rút ra bài học cho tới ngày nay. Những văn bản này làm cho học viên của họ hình dung về một cuộc sống chất lượng cao nhưng không được coi là thể hiện được những sự thật lâu năm về thực tế và ý nghĩa của con người mà được tạo nên từ nó.”Nhận định thứ hai đặt nghiên cứu về văn học, ngôn ngữ và hùng biện là trung tâm của giáo dục Khai Phóng hơn là triết học. Isocrates, một người khởi xướng quan trọng, cùng thời đại Plato, đã thu hút nhiều học viên đến lớp của ông hơn các triết gia khác làm cho học viện của ông nổi tiếng. Giáo dục khai phóng có mục tiêu theo đuổi quan niệm lý tưởng về bản tính con người, nhưng triết học không được thừa nhận là phương tiện thay đổi duy nhất hay thậm chí là tốt nhất. Một cách cơ bản nhất, cách tiếp cận này cố gắng hoàn thiện khả năng của học viên trong việc giao tiếp và thuyết phục người khác.Nhận định thứ ba tập trung vào việc hiểu các sự thật vĩnh cữu liên quan với cuộc sống loài người. Kimball giới thiệu Lý tưởng trường Đại học của John Henry Newman như sự tinh túy cho quan điểm này. Newman tìm thấy ở Aristotle sự chiêm nghiệm lớn lao về những sự thật vĩnh cữu mà nhân loại đang nắm giữ: “Khi thế giới còn tồn tại, học thuyết của Aristotle về những vấn đề này sẽ còn tồn tại, vì ông là tiên tri của tự nhiên và sự thật. Chừng nào chúng ta còn là con người, chúng ta không thể tránh khỏi, ở mức độ lớn, việc trở thành môn đồ của Aristotle và đại diện cho những gì tuyệt vời nhất mà ông đã làm trong việc phân tích về những suy nghĩ, quan điểm, góc nhìn về loài người. Ông đã nói với chúng ta ý nghĩa của những ngôn từ, những ý tưởng của chính mình từ trước khi chúng ta sinh ra. Trong nhiều chủ đề khác nhau, để nghĩ cho đúng, ta hãy suy nghĩ như Aristotle và chúng ta là môn đệ của ông dù chúng ta có muốn hay không, cho dù chúng ta có thể không biết điều đó.”<8> Luận điểm này khác với luận điểm thứ nhất ở chỗ nhấn mạnh triết lý của Plato, vì nó tìm cách tuân theo, luôn phù hợp với sự thật về bản chất con người thay vì là một quan niệm lý tưởng về con người.
Tóm lại, đã có vài người thấy giá trị các môn Khai Phóng truyền thống của người Hy Lạp vì nó hỗ trợ phát triển những quan niệm lý tưởng về bản chất con người thông qua việc nghiên cứu những gì các bộ óc lớn của người đi trước đã bàn luận; một số khác thấy giá trị của nó trong việc phát triển khả năng hùng biện thông qua nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học, tranh luận và vẫn còn một số người khác vì theo đuổi kiến thức về bản chất sự vật, đặc biệt là bản chất loài người, đã tìm tới nghiên cứu triết học. Mặt khác, trên thực tế, có phải người ta dạy các môn Khai Phóng để phát triển khả năng hùng biện thông qua văn học hay để tăng sự hiểu biết về những quan điểm mà các tác phẩm muốn truyền đạt một cách xuất sắc và có chiều sâu? Nếu am hiểu về các quan điểm này, có phải sự tinh túy và đúng đắn của một quan điểm cụ thể chỉ dựa trên khả năng trau dồi và phản ánh những giá trị và tiêu chuẩn của xã hội hay chỉ dựa trên khả năng minh chứng sự thật tiềm ẩn về nhân tính và nhân sinh?
Hãy nhìn vào hai ví dụ về việc công nhận rộng rãi các môn Khai Phóng và đặt câu hỏi làm thế nào chúng giúp ta hiểu được mục tiêu và phương pháp của giáo dục Khai Phóng và làm thế nào nó được theo đuổi đến tận ngày nay. Tuy nhiên tôi sẽ không cố gắng giải quyết những vấn đề khó về những quan điểm dạy chúng ta về bản chất con người hoặc đơn thuần về những xã hội mà các tác giả đã sống.
SENECA BÀN VỀ BỘ MÔN KHAI PHÓNG VÀ HƯỚNG NGHIỆP
Tác phẩm thời trẻ của Seneca, “Bàn về khai phóng và hướng nghiệp”, được xem như là một đoạn nổi tiếng nhất về các môn Khai Phóng. Một trong những tác phẩm cuối cùng của ông, nó vạch ra những chủ đề và mục tiêu của việc nghiên cứu Khai Phóng và nhấn mạnh sự trau dồi về đạo đức để cư xử đúng đắn với người khác và đương đầu với nghịch cảnh. Một cuộc khảo sát nhanh về cuộc đời ông cho thấy ông xem những chủ đề này với vai trò vừa là một nhà triết gia vừa là một nhà chính trị. Khi còn trẻ ông nghiên cứu các luật, chính trị và triết học ở La Mã và nghiên cứu về địa lý và khoa học tự nhiên ở Ai Cập. Sở hữu khả năng thông minh thiên phú và tài ăn nói, ông trở thành một người lãnh đạo tại Thượng viện La Mã và sau đó được bổ nhiệm làm cố vấn cho hoàng đế Nero tương lai. Như Kimball đã bàn “Seneca tạo nên sự thỏa hiệp đáng kể trong đạo đức Khắc Kỷ vô cùng khắc nghiệt này và phần lớn tác phẩm đầu tay của mình, ông bán mình cho lợi ích chính trị và đạt được sự giàu có ở cùng thời điểm… Sự không nhất quán giữa hành động và lời giảng triết lý của mình đã tạo tiền đề cho một chiến dịch tố cáo từ những đối thủ ghen ghét ông mà được Nero thiên vị…” Seneca đã rút lui khỏi chính trị và dành ba năm cuối đời để sáng tác những tác phẩm về triết học, văn chương và kịch mà nó còn tiếp tục gây ảnh hưởng đến tư tưởng Trung Cổ – Phục Hưng.
Trong lá thư này, Seneca chỉ ra rằng các môn Khai Phóng đưa ra nguồn kiến thức thông thái để trang bị cho các học viên một cuộc sống có đạo đức. Seneca gợi lại định nghĩa cổ xưa của nghiên cứu về Khai phóng như “xứng đáng với một con người tự do” và xem chỉ sự thông thái mới khiến con người tự do. Sự thông thái này bao gồm khả năng quản lý của cải và tạo ra sự giàu có và sức ảnh hưởng, nhưng nó cũng không phải là thước đo của mọi thứ và cũng không phải là thước đo cho sự mẫu mực của con người, mà là thước đo cho bản chất con người. Seneca khẳng định rằng việc theo đuổi sự giàu có có thể hạn chế sự thông thái lẫn việc học tập trong mọi trường hợp. Nhà triết gia này kịch liệt loại trừ các môn Khai Phóng ra khỏi “các nghiên cứu nhằm mục đích kiếm tiền” nhưng cũng có bao gồm nghiên cứu về sự hào phóng trong việc sử dụng của cải. Tiêu chuẩn cho sự hào phóng không phải là một số lượng, ví như một khối tài sản, mà là mối quan hệ của những thứ liên quan tới con người, ví như tỉ lệ nào thì đủ cho một người và tại sao một người nên ưu tiên việc cho người khác nhiều hơn là nhận.
Seneca viết: “Một nhà nghiên cứu hình học dạy tôi cách đo tài sản của mình hơn là xác định lượng nào là đủ cho một người… Việc tôi giỏi chia lô đất của mình thành nhiều phần có ích gì nếu tôi không biết cách chia nó với anh tôi? Việc giỏi tính toán các đơn vị của một mẫu đất có ích gì nếu tôi cảm thấy phiền lòng bởi một người hàng xóm kiêu ngạo lấn chiếm đất của tôi?”
Mặc dù chúng ta có thể bảo các học viên rằng các môn Khai Phóng dạy “thước đo của con người,” theo Seneca, chúng ta không thể đảm bảo thước đo đó chắc chắn được biết và sử dụng tốt. Seneca nhận xét rằng, các môn Khai Phóng không chỉ khiến con người có đạo đức, mà còn “chuẩn bị tâm trí để tiếp nhận đạo đức.” Các môn Khai Phóng truyền đạt kiến thức và Seneca xác định “những kiến thức bất định về tốt xấu” không chỉ là kiến thức xuất sắc nhất mà còn là kiến thức đặc trưng nhất mà các môn Khai Phóng truyền dạy.
Xem thêm: Cần Làm Gì Khi Bị Đau Nửa Đầu Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Điều Trị
Tóm lại, Seneca đưa ra tầm nhìn về các môn Khai Phóng dựa trên những ý tưởng chính:
PIER PAOLO VERGERIO
Vào năm 1402, Pier Paolo Vergerio viết “Bàn về Tính cách Đáng quý và Nghiên cứu Khai phóng về Thế hệ trẻ”, và nó trở thành “chuyên luận sư phạm của thời Phục Hưng được sao chép và in lại nhiều nhất” trong một thế kỷ rưỡi kế tiếp. Đọc qua chuyên luận của ông, người ta khám phá ra những ý tưởng về giáo dục Khai Phóng mà vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Giáo dục Khai Phóng thúc đẩy sự tự do dựa trên nền tảng kiến thức của một cuộc sống tốt đẹp và đạo đức để sống theo đó. Người ta cũng phát hiện ra những lập luận giúp làm sáng tỏ một vài giả thuyết ngày nay. Một số người sẽ nói rằng giáo dục Khai Phóng dạy những tư tưởng “không hữu ích”, nghĩa là không hướng tới việc tạo ra vật chất và đạt sự giàu có. Tuy nhiên, Vergerio cảnh báo chúng ta về việc gạt bỏ sự liên hệ chặt chẽ giữa sự học Khai phóng và sự hình thành tính cách cần thiết để dẫn dắt đời sống kinh tế và chính trị của xã hội.
Trong lời nói đầu, Vergerio nói rằng mục tiêu của giáo dục Khai Phóng là đặt nền tảng đạo đức tốt đẹp cho thế hệ trẻ của xã hội. Dường như điều này gây chấn động với một vài người, những câu đầu của ông nhấn mạnh những gì mà ngày nay chúng ta gọi là “sự tiến bộ”: