Giới Thiệu Các tổ chức CT-XH Đào tạo Đào tạo Thạc sỹ Đào tạo Tiến sỹ Các Ngành ĐT ĐH
– Ngoại Ngữ – Kiến trúc – Công nghệ môi trường – Du lịch – Quan hệ quốc tế – Xây dựng – Cơ bản – Tài chính Ngân hàng – Kỹ thuật điện tử, truyền thông – Kế toán – Luật Kinh Tế – Quản lý nhà nước – Kỹ thuật ÔTÔ – Thông tin học – Điều Dưỡng – Thú Y – Ngôn Ngữ & Văn Hóa Học – Thương mại điện tử – Dược học – Xét nghiệm Y Học – Quản trị kinh doanh – Công nghệ thông tin
Ban lãnh đạo khoa, phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên, các Giáo vụ khoa và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định này.
Đang xem: ” Giáo Vụ Là Làm Gì – Quy Định Chức Năng
Giáo vụ khoa là người theo dõi việc giảng dạy và học tập trong khoa. Cán bộ được phân công nhiệm vụ giáo vụ của khoa được gọi là Giáo vụ khoa.
1- Giáo vụ khoa thuộc biên chế của khoa, do Trưởng khoa đề nghị (bằng văn bản) và được Hiệu trưởng quyết định phân công nhiệm vụ;
2.2 Giáo vụ khoa thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo chỉ đạo của Trưởng phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên.
Giáo vụ khoa là cầu nối giữa nhà trường, khoa với sinh viên, Giáo vụ khoa có những chức năng chính sau đây:
1. Tham mưu cho Trưởng khoa lập kế hoạch giảng dạy từng học kỳ của tất cả các lớp, các khóa học do khoa quản lý;
2. Tham mưu cho Trưởng khoa mời giảng viên thỉnh giảng trong và ngoài trường theo từng học kỳ và năm học;
3. Tham mưu cho Trưởng khoa lập kế hoạch thi hết môn, thi học kỳ và giám sát thực hiện quy trình thi đúng quy chế và quy định của trường;
4. Tham mưu cho Trưởng khoa về các công việc liên quan đến thanh quyết toán các kinh phí giảng dạy, thực hành, thực tập, thực tế của khoa;
5. Tham mưu cho Trưởng khoa giải quyết các công việc liên quan đến công tác đào tạo, công tác sinh viên đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Trường.
1. Lập danh sách các môn học trong từng học kỳ và năm học trình Trưởng khoa phê duyệt và gửi báo cáo về trường theo quy định; lập Hợp đồng giảng dạy cho giảng viên trình Trưởng khoa và Hiệu trưởng phê duyệt ngày từ đầu học kỳ;
2. Thông báo lịch học tập, giảng dạy cho sinh viên, giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng; gửi Thời khóa biểu các lớp về phòng Đào tạo và QLSV;
3. Lập kế hoạch thi kết thúc môn học, thi học kỳ, danh sách bố trí cán bộ coi thi kết thúc học phần trình Trưởng khoa phê duyệt và thông báo cho sinh viên, cán bộ coi thi biết; gửi lịch thi về Ban Khảo thí, phòng Đào tạo và QLSV;
4. Tổ chức thi kết thúc môn học, thi học kỳ theo các quy định của trường đã được ban hành, gửi kết quả về trường đúng quy định;
5. Nhập điểm môn học (học phần) vào phần mềm quản lý đào tạo chung theo phân cấp kể từ khóa 22 (tuyển sinh năm 2017);
6. Lập Phiếu thanh toán giờ giảng cho giảng viên theo quy định và làm thủ tục thanh toán kinh phí liên quan đến công tác đào tạo đầy đủ, kịp thời;
7. Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp, kế hoạch dạy và học, tiến độ giảng dạy của các lớp do khoa quản lý; quản lý Sổ theo dõi giảng dạy và học tập của từng lớp, từng học kỳ;
8. Thông báo tới sinh viên các quy chế, quy định về học tập, thi kiểm tra, các chế độ, chính sách; hướng dẫn sinh viên xin cấp các loại giấy tờ cần thiết theo đúng quy trình đã ban hành;
9. Tham gia xét tạm dừng học, buộc thôi học, học lại đối với sinh viên của các lớp thuộc khoa quản lý;
10. Kiểm tra kết quả học tập các học kỳ của sinh viên, thông báo cho sinh viên thuộc diện bị cảnh báo kết quả học tập để sinh viên biết;
11. Lên danh sách tổng hợp điểm các học kỳ để xét làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp đối với sinh viên năm cuối;
12. Tổ chức cho sinh viên đăng ký đề tài tốt nghiệp và giúp Trưởng khoa mời giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên;
13. Tổ chức cho sinh viên bảo vệ khóa luận, đề tài tốt nghiệp; báo cáo kết quả tốt nghiệp của sinh viên về trường theo quy định;
16. Cuối mỗi học kỳ, lập danh sách sinh viên hiện đang học, danh sách sinh viên đã bỏ học gửi về trường để phục vụ công tác thống kê, báo cáo;
17. Sắp xếp, bảo quản hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo của khoa theo đúng quy định về bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu của trường;
18. Thực hiện các nội dung công việc theo chỉ đạo bằng văn bản của Ban giám hiệu và của phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên.
2- Được cung cấp các loại văn bản, tài liệu liên quan phục vụ công tác đào tạo của khoa; được hướng dẫn sử dụng các phần mềm quản lý đào tạo của trường theo phân cấp;
3- Được cấp các trang thiết bị phục vụ cho công việc như: bàn làm việc, điện thoại, máy tính kết nối internet, máy in, tủ đựng hồ sơ, văn phòng phẩm.
Xem thêm: Tìm Hiểu Hàng Pre Owned Là Gì, Tìm Hiểu Hàng Refurbished, Pre
3- Cuối mỗi năm học đánh giá kết quả công tác của Giáo vụ khoa (bằng văn bản) gửi Hiệu trưởng nhà trường (gửi qua phòng Đào tạo và QLSV);
4- Giải quyết các quyền lợi của Giáo vụ khoa theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 6 của văn bản này.
2- Được điều động Giáo vụ khoa làm một số công việc có thời hạn, trong khoảng thời gian nhất định để giải quyết một số công việc của phòng và của trường (báo trước cho khoa và có văn bản được Hiệu trưởng phê duyệt);