Giấy chứng nhận xuất xưởng nhằm mục đích xác định nơi sản xuất sản phẩm, đảm bảo tính chính hãng của hàng hóa, từ đó khẳng định được uy tín cũng như những đặc điểm vốn có của hàng hóa do xưởng, công ty sản xuất

Trong lĩnh vực vận chuyển ngày nay mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng hay còn gọi là chứng chỉ xuất xưởng không còn là một lạoi giấy tờ xa lạ nữa. Tuy nhiê, không phải ai cũng có những thông tin, kiến thức cơ bản đối với chứng chỉ xuất xưởng. Ở bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn độc một số kiến thức cơ bản của nội dung chứng chỉ xuất xưởng.

Đang xem: Giấy chứng nhận xuất xưởng là gì

Khái niệm chứng chỉ xuất xưởng

CO là viết tắt của Certificate of Origin, đây là một loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cung câp từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho xuất khẩu hàng hóa tại nước đó.

Giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm những hồ sơ sau:

Giấy chứng nhận xuất xưởng nhằm mục đích xác định nơi sản xuất sản phẩm, đảm bảo tính chính hãng của hàng hóa, từ đó khẳng định được uy tín cũng như những đặc điểm vốn có của hàng hóa do xưởng, công ty sản xuất.

Hiểu một cách đơn giản, giấy chứng nhận xuất xưởng giúp đảm bảo tính nguyên bản của hàng hóa, khẳng định đây là hàng thật không phải hàng giả, có đầy đủ các tính chất, đặc điểm tốt, khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng mà sử dụng hàng hóa.

Thông thường một loại hàng hóa sẽ có đầy đủ hai loại giấy CO và CQ (là loại giấy tờ xác nhận rằng hàng hóa có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế), đây là hồ sơ đầy đủ để chứng minh xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo được nguồn gốc, chất lượng với các tiêu chuẩn được đặt ra từ trước theo quy định của ngành và của pháp luật.

Để có được những loại giấy tờ chứng nhận này, hàng hóa từ các công ty phải trải qua các cuộc thí nghiệm đặc biệt về cơ lý và chỉ tiêu hóa học tại trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm được pháp luật quy định.

Nội dung của chứng chỉ xuất xưởng:

Bao gồm: loại chứng nhận, thông tin công ty xuất nhập khẩu, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, hình thức vận chuyển hàng hóa và các tiêu chí của hàng hóa.

Co là căn cứ để xác định thuế quan và áp dụng các nội dung chống phá giá hoặc trợ giá. Từ đó, thống kê thương mại và duy trì hạn ngạch giữa các quốc gia.

Một lư ý quan trọng rằng, CO không phải là dạng chính thống, vì thế sẽ không được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu.

Một số mẫu CO áp dụng tại Việt Nam

CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi.

+ CO form D: hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

+ CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

+ CO form AK: hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2).

Xem thêm: Unicef Là Viết Tắt Của Từ Gì, Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (Unicef)

*

Quy trình cấp CO tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chứng chỉ xuất xưởng được cấp theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp chứng chỉ CO

Đối với doanh nghiệp lần đầu xin Co, trước khi chuẩn bị các chứng từ CO, phải điền đầy đủ bộ hồ sơ Thương nhân gồm 03 trang (hoặc xin tại Bộ phận CO – Nếu xin CO tại chi nhánh VCCI Hồ Chí Minh) và nộp lại cho bộ phận CO, VCCI cùng với một bản sao của Giấy đăng ký kinh doanh và một bản sao của Giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ CO

Sau khi nộp các giấy trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp CO như sau:

+ Đơn xin cấp CO: điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

+ Mẫu CO (A,B…): người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu CO cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ mẫu Co cà phê có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc mẫu B ( tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ tư vấn cho doanh nghiệp mua mẫu CO nào).

CO được khai gồm có 01 bản gốc và ít nhất 2 bản sao CO để tổ chức cấp CO và người cuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

+ Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): 01 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.

+ Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ kahi hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp có lý do chính đáng, người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, tổ chức cấp CO có thể yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

Packing list: 01 bản gốc của doanh nghiệp.

Bill of lading (vận đơn): 01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”.

Tờ khai Hải quan hàng nhập (01 bản sao): nếu doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước nếu doanh nghiệp mua các nguyên, phụ liệu trong nước.

Bảng giải trình quy trình sản xuất: đối với doanh nghiệp lần đầu xin CO hay mặt hàng lần đầu xin CO phải được doanh nghiệp giải trình cac bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải trình theo như các mẫu.

Doanh nghiệp xin CO các mặt hàng Nông sản xuất khẩu Đài Loan, doanh nghiệp phải thông báo trước 07 ngày làm việc về thời gian thu mua, địa điểm cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm tra.

Các giấy tờ khác.

Xem thêm: 10 Nguồn Gốc Hình Thành Lòng Tự Tôn Thấp ( Low Self Esteem Là Gì

Như vậy trên đây là một số nội dung cơ bản về chứng chỉ xuất xưởng chúng tôi đã cung cấp cho Quý bạn đọc. Cảm ơn Quý vị đã quan tâm theo dõi bài viết này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *