Gỗ cao su hiện nay là mặt hàng rất hot trong ngành nội thất. Bài viết này sẽ cho bạn biết những thông tin cực thú vị về gỗ cao su.

Đang xem: Gỗ Cao Su Là Gì ? Có Thật Sự Tốt Không? Ứng Dụng Ra Sao ? Gỗ Cao Su Có Tốt Không

Gỗ cao su là gì?Gỗ cao su có an toàn và bền không?Gỗ cao su có tốt để sử dụng cho đồ nội thất?Giới thiệu về qui trình sản xuất gỗ ghép trong nội thất.

Gỗ cao su là gì?

Đây chính là gỗ từ cây cao su (Hevea brasiliensis). Gỗ cao su được thu hoạch từ diện tích cây cao su thanh lý cuối chu kỳ khai thác. Gần 100% lượng gỗ cao su hiện nay được thu hoạch trong nước. Chủ yếu từ các đồn điền cao su quốc doanh và tư nhân.

*

Gỗ cao su vừa mới khai thác.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, lượng gỗ khai thác từ cây cao su và cây trồng phân tán đạt 9 triệu mét khối trong 2018. Tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 9,308 tỷ USD (2018). Vượt qua thủy sản để đứng đầu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Việt Nam.

Gỗ cao su có an toàn và bền không?

Gỗ cao su không mang độc tính do đó nó hoàn toàn an toàn để sử dụng.

Tuy nhiên, để bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ gỗ cao su một cách tốt nhất. Cần lưu ý!

Nấm mốc và côn trùng

Gỗ tươi chưa xử lý rất dễ bị nấm mốc và côn trùng phá hoại. Do đó, tốt nhất là bạn nên sử dụng các sản phẩm gỗ cao su đã qua chế biến.

Mùi

Gỗ tươi có mùi chua khó chịu (do có sự phân hủy các chất hữu cơ và đường có trong mủ cao su). Mùi của gỗ giảm bớt khi được sấy khô và qua các công đoạn chế biến.

Dị ứng gỗ cao su

Gỗ cao su không có độc tính, tuy nhiên những người bị dị dứng với mủ cao su hoặc cao su tự nhiên có thể có phản ứng dị ứng. Bạn chỉ cần lưu ý điều này là hoàn toàn có thể sử dụng an toàn.

Gỗ cao su có tốt để sử dụng cho đồ nội thất?

Do các tiến bộ trong quá trình chế biến, sản xuất gỗ cao su mà hiện nay có thể nói gỗ cao là mặt hàng gỗ có chất lượng tốt. Nổi trội với các đặc tính dưới đây.

*

Gỗ cao su qua chế biếnĐặc tính gỗ cao su cùng với công nghệ sản xuất, giúp gỗ cao su được bền đẹp trong nhiều điều kiện.Thân thiện với môi trường, có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy.Gỗ cao su sau sản xuất không ngậm nước, không thấm nước trong nhiều điều kiện.Có độ dẻo dai và cứng cáp, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt.Giá thành của sản phẩm mềm, có phù hợp với nhiều gia đình có kinh tế vừa phải.

Do đó nó hoàn toàn phù hợp là nguyên liệu để sản xuất các đồ nội thất tốt nhất.

Qui trình sản xuất gỗ ghép cao su

Điều kiện thu hoạch gỗ cao su

Vườn cây cao su có thể thu hoạch gỗ cao su khi đủ các điều kiện sau:

Hết chu kỳ thu hoạch mủ (khoảng 20 – 25 năm).Có năng suất dưới 1,2 tấn/ha/năm trong 2 – 3 năm liên tiếp.Hiệu quả kinh tế không cao.Được quy hoạch vào diện tích tái canh.

Thời điểm thu hoạch gỗ vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian này để đảm bảo mùa cụ tái canh tiếp theo.

Có thể thu hoạch gỗ cao su trên vườn cây 15 năm tuổi nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Giới hạn 15 năm nhằm đảm bảo chất lượng gỗ cũng như hiệu quả kinh tế của vườn cây.

Xem thêm:

Gỗ cao su sau khi đốn hạ ngoài vườn cần được tiến hành sơ chế nhanh trong 3 ngày. Điều này đảm bảo chất lượng gỗ, màu sắc, tránh nấm mốc.

Qui trình chế biến

*

Qui trình sản xuất phôi gỗ cao suBước 1: Sơ chế gỗ cao su thô thành phôi gỗ

Nguyên liệu gỗ thô sau khai thác cần đạt các tiêu chuẩn sau:

Chiều dài 1 m, đường kính 12 cm trở lên, còn nguyên vẹn, tươi, không mối mọt, không thâm, mốc (không chạy chỉ đen).Gỗ cao su tròn đưa về nhà máy sẽ được phân loại thành gỗ gốc, gỗ thân, cành, loại bỏ những gỗ kém chất lượng, xử lý khuyết tật làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như mắt đen, mắt xoắn, mặt cắt sần sùi, vân gỗ không đẹp và không rõ nét. Gỗ cao su tròn sau khi được phân loại và chọn lọc, sẽ được chuyển qua công đoạn cưa xẻ gỗ.Thời gian từ khi gỗ cao su bắt đầu cưa hạ đến khi đưa vào cưa xẻ, ngâm tẩm không quá 03 ngày.

Cưa xẻ gỗ thô thành gỗ tấm

Gỗ cao su tròn được xẻ ra thành gỗ tấm (phách) tùy thuộc vào độ mỏng dày của từng sản phẩm, cưa xẻ theo quy cách thông dụng có độ dày từ 16 mm cho đến 85 mm.

Đối với gỗ tròn có đường kính lớn, sử dụng máy cưa CD, đối với gỗ tròn có đường kính nhỏ, sử dụng máy cưa xẻ nhiều lưỡi, xẻ thành các tấm ván (phách).

Cưa xẻ gỗ cao su thành gỗ thanh (phôi)

Các tấm phách sẽ được chuyển đến các máy cưa mâm để cưa xẻ thành phôitheo quy cách sau:

Xử lý hóa chất

Sau khi cưa xẻ, thanh gỗ phôi được chọn lựa và xếp vào goòng, đưa vào bồn ngâm tẩm áp lực khoảng 1 – 3 giờ, có pha trộn hóa chất theo các tỉ lệ thích hợp như sau:

Chống, ngăn ngừa mối mọt và làm sáng màu gỗ: Multi-Bor hoặc Parachem (tỉ lệ 0,8 – 0,9%).Chống mốc và làm sáng màu gỗ: Sử dụng F-Clean hoặc MultiGreen hoặc Anti blue (tỉ lệ 0,10 – 0,15%).Tẩy trắng gỗ, đáp ứng nhu cầu trang trí đánh bóng: Soda (tỉ lệ 0,2 – 0,4% )Làm sạch và khử mùi hôi từ dung dịch ngâm tẩm: Sử dụng F-water (tỉ lệ 0,03 – 0,05%).Sau khi ngâm tẩm với thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được xếp vào lò sấy đến độ ẩm thích hợp là 12%.

Sau khi được xử lý qua bồn ngâm tẩm, gỗ sẽ được tiếp tục phân loại lần nữa. Sau đó chất lên palet, sử dụng xe nâng đưa vào lò sấy.

Xử lý xông sấy

Sấy gỗ bằng hệ thống các lò sấy bằng hơi nước và tự động hóa (hơi nước hóa nhiệt ở áp suất khoảng 1 – 5 kg/cm2, tương ứng với nhiệt độ hơi từ 99,1 – 151,1 độ C).Gỗ trước khi cho vào lò sấy phải được hong gió tự nhiên trong nhà có mái che và thông thoáng.Thời gian sấy từ 10 – 20 ngày, tùy theo quy cách gỗ.Nhiệt độ sấy: Quá trình sấy gỗ, ở giai đoạn đầu làm nóng dần gỗ để đưa nhiệt độ của gỗ trước khi sấy từ 30 oC lên đến 50 – 60 độ C trên 1 cm3 bề mặt ván trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó nên duy trì nhiệt độ ở mức 60 độ C và ∆T nhỏ hơn 5 độ C.Khi độ ẩm của gỗ sấy xuống thấp hơn 30%, cần tiếp tục tăng nhiệt độ lớn hơn hay bằng 80 độ C và ∆T nhỏ hơn 3 độ C, tùy thuộc vào chiều dày gỗ. Nhiệt độ này duy trì đến khi gỗ đạt đến độ ẩm mong muốn.Yêu cầu về ẩm độ đối với thanh gỗ phôi sau khi sấy: Ẩm độ đạt từ 8 – 12%.

Lưu ý sắp xếp các loại gỗ có cùng kích thước hoặc tương đương vào cùng một lò sấy, không xếp lẫn cây dày, cây mỏng vào cùng lò sấy tránh tình trạng cùng một thời gian sấy mà dẫn đến cây khô, cây ẩm.

Bước 3: Phân loại phôi gỗ ghép cao su

Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm theo yêu cầu sẽ được kiểm tra loại bỏ các thanh, tấm gỗ nứt, cong vênh.

Đóng gói: Gỗ xẻ thanh được đóng thành kiện có cùng chiều dài, đai nẹp chắc chắn, đáp ứng điều kiện và yêu cầu của khách hàng, vận chuyển đường biển và đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sau khi đóng gói xong hàng sẽ được lưu kho. Đội kiểm kê sẽ kiểm tra, ghi rõ ký mã hiệu, quy cách trên từng kiện hàng.

*

Xử Lý Gỗ Nguyên LiệuBước 4: Sản xuất gỗ ghép cao su thành phẩmNhững thanh gỗ sấy được đem đi bào, sau đó được đem cắt (loại bỏ những mắt xấu, vết) và cắt thành những thanh gỗ theo yêu cầu. Quá trình này thải ra gỗ vụn (có thể tận dụng làm ván ép).Những thanh dài đủ tiêu chuẩn tiếp tục được đưa qua máy đánh đầu để nối chúng lại thành những thanh dài hơn.Kế tiếp những thanh này sẽ được ép chân không có sử dụng keo chuyên dụng để thành những tấm ván gỗ lớn tùy thuộc vào yêu cầu.Gỗ ghép sau đó được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Ván gỗ ghép thành phẩm có độ đầy lớn, màu sắc tự nhiên, vân gỗ đẹp không thua gì tấm ván gỗ lớn tự nhiên.

*

Gỗ Đã Qua Xử Lý

Tổng kết

Nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tốt, dễ chế tác, giá thành rẽ, không độc. Đây đều là những ưu điểm của gỗ từ cây cao su.

Xem thêm:

Cây cao su chuyên gỗ là ý tưởng táo bạo trong tình hình giá cao su thấp như hiện nay. Một tin mừng là ý tưởng này đang được thực hiện với qui mô thí nghiệm ở RRIV. Hi vọng sẽ sớm có thông tin mới về giống cao su chuyên gỗ trong tương lai gần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *