Các loại gỗ tự nhiên được chia làm nhiều nhóm trong đó các loại gỗ quý nhóm 1 là những loại gỗ đắt nhất và quý hiếm nhất. Tuy nhiên những loại gỗ này cũng đang đứng trên bờ gần như bị tuyệt chủng do bị khai thác và sử dụng quá mức.
Đang xem: Gỗ trinh nam là gỗ gì
Gỗ nhóm 1 ở Việt Nam là những loại gỗ quý. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm, có giá trị kinh tế cao nhất. Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ nội thất, mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt,…
Gỗ Cẩm lai
Gỗ cẩm lai là một trong những loại gỗ tự nhiên; có giá trị cao hiện nay và được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất đồ gỗ. Cẩm lai hay còn được gọi là trắc lai tùy thuộc vào mỗi vùng. Cẩm lai thuộc nhóm 1 trong bảng chia nhóm gỗ ở Việt Nam. Đây là loại gỗ thuộc dòng cẩm nói chung thuộc họ đậu. Cây có tán mật độ tương đối, đường kính gốc lớn; cây thẳng vỏ ít sần sùi. Cây gỗ cẩm lai có tốc độ sinh trưởng chậm; cây khi khai thác có tuổi thọ đôi khi lên đến hàng nghìn năm.
Gỗ cẩm lai Việt Nam được phân bố tại các tỉnh Tây Nguyên; và miền Nam như: Gia Lai, Kon Tum, ĐăkLăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh. Cẩm lai cũng có ở các vùng đất Lào hoặc Campchia với kiểu khí hậu gần giống ở Việt Nam.
Cẩm Lai là một loại gỗ quý, thân gỗ có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, rễ đánh bóng. Một đặc tính đặc biệt của Cẩm Lai là khả năng thay đổi màu sắc từ cam, vàng đỏ đến tím đậm với đen, nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp bắt mắt và cuốn hút. Bên cạnh đó, cẩm lai còn có một mùi thơm cực kì nhẹ nhàng và quyến rũ, tựa như mùi hoa hồng. Là một trong những dòng gỗ tự nhiên quý gỗ cẩm lai thường được dùng để đóng bàn ghế nguyên khối, sập ngựa và đồ tiện khảm. Nếu như bạn yêu thích gỗ cao cấp với màu sắc tự nhiên; đường vân gỗ đẹp và sắc nét thì lựa chọn cẩm lai sẽ là điều tuyệt vời nhất.
Gỗ Sưa đỏ
Gỗ Sưa tại Việt Nam được ví như vàng vì loại gỗ này là một trong các loại gỗ quý ở Việt Nam. Gỗ Sưa là một loại cây thường được trồng phổ biến ở miền Bắc và phân bố rả rác nhiều vùng khác. Gỗ Sưa rất đặc biệt ở chỗ khi đốt lên có hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng như gỗ Đàn Hương và Trầm Hương.
Lõi Gỗ Sưa Đỏ không cứng. Màu gỗ và vân gỗ rất đẹp. Gỗ Sưa Đỏ có vân 4 chiều, khi đưa ra ánh sáng thấy có màu óng ánh bảy màu thực sự rất quý hiếm. Loại gỗ này lại không mối mọt và thơm rất lâu, vì thế gỗ Sưa được mọi người ưa chuộng và săn tìm nhiều. Do vậy giá gỗ Sưa hiện nay đã trở thành gỗ quý nhất Việt Nam và cũng rất đắt.
Ngoài ra gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngay cả khi ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Khi dùng làm điêu khắc, gỗ sưa có màu sắc đẹp, chịu va đập, cào xước tốt, đường vân như mây bay nước chảy, đại đa số có đường gân đen. Gỗ Sưa Đỏ là nguyên liệu quý hiếm cho đồ gia dụng. Nó được dùng làm nội thất trang trí cao cấp như: bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, tay vịn cầu thang, lộc bình…Nhờ những đặc tính hiếm có của chất gỗ mà Gỗ Sưa Đỏ được ưu tiên cho mục đích tâm linh, nội thất cho những nơi sang trọng.
Gỗ gụ
Cây gỗ gụ là dòng thực vật có thân gỗ lớn, cây trưởng thành thì có độ cao khoảng từ 20 – 30m. Thân cây gỗ gụ ở mức trung bình không quá lớn như chò chỉ. Và đường kính của thân cây gỗ gụ từ 0,6 – 0,8m nhưng có những cây thì phát triển hơn 1m. Về chất lượng gỗ thì vô cùng tốt, không mối mọt, cong vênh….
Gỗ gụ là loại gỗ tốt được sếp vào nhóm gỗ quý tại Việt Nam, gỗ gụ có màu vàng nhạt, hay vàng trắng, để lâu sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn và đẹp, tuy nhiên vân gỗ gụ có hình dáng như hoa, đa dạng và rất đẹp. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ gụ sẽ lên màu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.
Gỗ gụ lau có màu nâu thẫm, rất ít khi bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ gụ là một loại gỗ quý thuộc nhóm 1 trên thị trường. Hiện nay gỗ gụ dùng để đóng đồ mỹ nghệ cao cấp, dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng nội thất gia đình cao cấp như sập, tủ chè, bàn ghế,…
Sản phẩm nội thất mỹ nghệ thường được làm chủ yếu từ cây gỗ gụ sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên. Gỗ gụ sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm đồ nội thất mỹ nghệ vô cùng dễ dàng. Với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh, mối mọt nên độ bền sử dụng có thể tới vài chục năm mà chất lượng gỗ vẫn tốt. Thậm chí càng dùng đồ gỗ gụ thì gỗ càng bóng bẩy, nhìn càng đẹp, ttuổi thọ độ bền cao lên đến 100 năm tuổi.
Gỗ Mun
Gỗ mun được trồng và phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới. Địa điểm phân bố là ở các tỉnh như Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình và các tỉnh miền trong như Cam Ranh, Khánh Hòa, Quảng Bình và 1 số tỉnh khác.
Là loại gỗ hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam có màu đen được khai thác từ loại cây mun. Đặc điểm của loại gỗ này là ngoài việc có màu đen thì nó khá đặc nên có thể chìm trong nước vì thế không thể thả trôi sông và cấu trúc của nó sẽ làm bề mặt trở nên rất mịn khi được đánh bóng điều khiến cho loại gỗ này trở nên rất có giá trị trong việc làm các sản phẩm mỹ nghệ cao cấp bằng gỗ.
Xem thêm: Nắp Hố Ga Tiếng Anh Là Gì ? Tiếng Anh Cho Ngành Xử Lí Nước Thải
Các loại gỗ mun đều có ưu điểm chung là không bị mục hay mối mọt, có độ bền cao trước mọi điều kiện tự nhiên. Đồng thời, gỗ mun không bị cong vênh hay gẫy vì loại gỗ này rất chắc, khó bị xây xước và càng sử dụng lâu thì gỗ càng bóng. Với những đặc tính này, các sản phẩm làm từ gỗ mun sẽ có giá trị sử dụng cực kì bền, có khi lên tới vài chục năm, thậm chí trăm năm.
Trầm hương
Trầm Hương là cây thân gỗ lớn, xanh, cao từ 15-30m, có khi cao đến 40m với đường kính trên 60cm. Vỏ cây nhẵn có màu xám, có vết nhăn dọc theo thân cây, thịt vỏ màu trắng, có xơ hay tơ mịn dày, cành non phủ lông mềm màu vàng xám.
Trầm hương được biết đến ở nhiều nước châu Á, là một loại cây nhựa thông nằm trong danh sách các cây gỗ quý nhất Việt Nam. Gỗ trầm hương được đánh giá cao trong nhiều nền văn hóa cũng như các loại gỗ quý nhất thế giới nhờ hương thơm đặc biệt của nó, và do đó được sử dụng để làm hương tinh dầu và nước hoa.
Gỗ trầm hương thuộc nhóm 1 phân loại nhóm gỗ Việt Nam. Gỗ trầm khá cứng và nặng, thường có màu nâu hay sọc (chỉ) nâu đen, trầm hương có vị đắng, trọng lượng nhẹ, có thể nổi trên nước được, gỗ trầm có vân đậm nhạt và dợn sóng. Khi đốt trầm cho mùi hương nhẹ, khói trầm kết xoáy, tan nhanh trong không khí.
Đặc điểm nổi noåi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ…
Trầm hương là loại gỗ tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. gỗ trầm hương dùng cho xây dựng, và làm đồ nội thất, nhựa cây rất thơm nên được sử dụng làm hương liệu. Vỏ cây còn có thể dùng sản xuất sợi bông hoặc giấy đặc biệt.
Gỗ giáng Hương
Cây gỗ hương là cây ưa sáng mọc tự nhiên phổ thông trong rừng hơi thưa loại cây lá rộng ở nơi có khí hậu khô, nóng. Sinh trưởng và mọc nhiều ở Việt Nam , Lào và Campuchia hợp với những vùng đất đỏ, sống dễ dàng trên vùng đất nghèo nàn dinh dưỡng.
Gỗ Giáng hương (Gỗ hương) là loại gỗ quý gỗ thuộc nhóm 1, gỗ hương rất đẹp và có mùi hương đặc trưng trong quá trình sử dụng. Nhận biết gỗ hương là có màu nâu hồng, vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ và mịn, độ dãn nở gần bằng không, màu sắc của gỗ không có biến đổi dần theo thời gian từ 10 hay 20 năm sau màu sắc của gỗ vẫn như mới.
Gỗ giáng hương có đặc tính đặc trưng là có mùi thơm dịu, cốt gỗ cứng, chống mối mọt cực tốt. Gỗ giáng hương dùng trong công nghệ đóng tủ, giường và bàn ghế, làm sàn gỗ rất sang trọng. Gỗ giáng hương được người sử dụng đánh giá cao. Trong các ngôi chùa cổ gỗ giáng hương vẫn còn nguyên giá trị cốt lõi, mùi vị của gỗ giáng hương vẫn có mùi thơm nhẹ.
Gỗ trắc
Đặc điểm của cây gỗ trắc là có thân lo lớn, khi trưởng thành có thể cao đến 25m. Đường kính thân to có thể đạt 1m. Vỏ cây nhẵn, có màu xám nâu. Gỗ trắc thuộc giống cây sinh trưởng chậm, tại Việt Nam, gỗ trắc được phân bố rải rác ở các khu rừng thuộc cái tỉnh miền Trung như Kon Tum, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các tỉnh từ Quảng Nam trở vào miền Nam. Ngoài Việt Nam, chúng ta cũng có thể thấy giống cây này ở một số khu vực thuộc Lào, Campuchia.
Theo bảng phân loại nhóm gỗ quý Việt Nam, gỗ trắc được xếp vào nhóm I. Đây là loại gỗ quý hiếm, giá trị cao ở Việt Nam liệt vào danh sách cấm khai thác.
Gỗ trắc thuộc nhóm cây gỗ thân lớn, thớ gỗ đanh chắc, rất cứng và nặng. Gỗ dai, không bị cong vênh, có thể chịu mưa chịu nắng rất tốt. Chính vì thế nên tuổi thọ của loại gỗ này cực kỳ bền. Các loại bàn ghế đóng từ gỗ trắc có giá trị sử dụng đến hàng trăm năm.
Xem thêm: Toeic Là Viết Tắt Của Từ Gì ? Giá Trị Bằng Của Toeic Toeic Là Gì
Có thể khẳng định luôn rằng, các sản phẩm làm từ loại gỗ này luôn có giá rất cao song vẫn luôn được ưa chuộng. Điều này có thể do chính bởi phẩm chất tuyệt vời của giống gỗ này. Gỗ rất cứng, thớ mịn, có mùi nhẹ, rất nặng khi cầm tay và không bị mối mọt. Gỗ trắc có mùi thơm, chống mối mọt, thích nghi được điều kiện môi trường khắc nghiệt, chống nước chịu nóng tốt.