Không phải kí hiệu khám thai nào được ghi trong sổ khám thai cũng được bác sĩ giải thích rõ và đây trở thành mối băn khoăn của hầu hết chị em bầu bí.
Đang xem: Các chỉ số thai nhi và những điều mẹ cần biết
Kí hiệu khám thai, trong quá trình mang thai thì việc hết sức quan trọng mà các bà mẹ cần làm đó là thăm khám thai định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Khi đi khám thai, nhận được kết quả siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, các ký hiệu khám thai viết tắt trong sổ khám thai khiến cho rất nhiều thai phụ băn khoăn mà không có lời giải thích cụ thể. Khi hỏi thì cũng chỉ nhận được câu trả lời rất chung chung từ phía bác sĩ là kết quả bình thường.
Do đó, việc giải mã các ký hiệu, chữ viết tắt trong sổ khám thai hoặc kết quả siêu âm, xét nghiệm sau đây sẽ giúp thai phụ hiểu rõ hơn về tình trạng từ khi thai nghén của mình cũng như chủ động chăm sóc cho bản thân và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.
Các kí hiệu khám thai mẹ cần biết:
1.Para 0000: Đây là ký hiệu cho biết người mẹ mang thai lần đầu.
2. TT(+): Tim thai bình thường. Ngược lại, TT(-) là không nghe thấy tim thai.
3. BCTC: Đây là ký hiệu chiều cao của tử cung. Ngoài ra, bác sĩ còn dựa vào phương pháp đo chiều cao tử cung để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và xác định tuổi thai.
4. AFP (Alpha Fetoprotein): Ký hiệu này có trong giấy xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ về các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng down hay dị tật ống thần kinh. Thai phụ thực hiện phương pháp này thông qua xét nghiệm máu. Thời gian thai phụ làm xét nghiệm thích hợp nhất là khi tuổi thai khoảng từ 16 đến 18 tuần.
Kết quả thông báo nồng độ AFP thấp hơn 0.74 MoM cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc bệnh down. Lúc này thai phụ cần tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác để chẩn đoán như hCG, chất do tế bào nuôi nhau thai tiết ra, chất UE3 tiết ra từ nhau thai và tuyến thượng thận để xác định thai nhi có nằm trong nhóm mắc hội chứng down hay không.
5. Alb: Ký hiệu của chất albumin, một loại protein có trong nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu xem có chứa chất albumin hay không cũng là một cách giúp phát hiện kịp thời chứng nhiễm độc thai nghén, tiểu đường trong thời gian mang thai.
Thai phụ cần tiến hành xét nghiệm này trong những lần khám định kỳ. Nếu không phát hiện gì bất thường, bác sĩ có thể ghi tắt NTBT (nước tiểu bình thường) trên kết quả xét nghiệm.
6. Rh: là yếu tố cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu, người có yếu tố này được ký hiệu là ‘Rh+’, nếu không có sẽ là ‘Rh-‘.
Phần lớn dân số có yếu tố Rh+ nhưng có khoảng 15% số người không có yếu tố này. Yếu tố Rh có liên hệ với các nhóm máu là A, AB, B và O; chẳng hạn, người mang nhóm máu B và có yếu tố Rh thì sẽ là B+. Nếu trên tờ giấy kết luận xét nghiệm có ghi O- thì người mẹ này mang nhóm máu O và không có yếu tố Rh trong máu.
Nếu máu của người mẹ mang yếu tố Rh- trong khi máu của bé mang yếu tố Rh+ thì là không tương hợp. Sự không tương hợp này chỉ xảy ra khi mẹ mang yếu tố Rh- trong khi bé mang yếu tố Rh+. Các trường hợp còn lại: mẹ (Rh+), con (Rh-); mẹ (Rh-), con (Rh-); mẹ (Rh+), con (Rh+) đều không đáng lo ngại.
Trong quá trình chuyển dạ, nếu một chút máu có yếu tố Rh+ của bé lẫn vào trong cơ thể mẹ thì cơ thể mẹ bắt đầu sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh+ được chuyển vào từ cơ thể của bé.
Kháng thể này sẽ được giữ lại trong cơ thể mẹ và ảnh hưởng đến lần mang thai sau. Ở lần mang thai kế tiếp, dinh dưỡng, máu và cả chất kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của mẹ sẽ được chuyển tới bé qua nhau thai. Nếu thai nhi mang yếu tố Rh+, kháng thể trong máu mẹ đã được chuyển vào bào thai sẽ tiêu diệt yếu tố Rh+. Khi các yếu tố Rh+ bị tấn công, bé sẽ có nguy cơ thiếu máu, vàng da, tổn thương não, dị tật tim hoặc bé sẽ chết ngay khi mới chào đời… Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp ở người mẹ.
Nhóm thai phụ có yếu tố Rh+ là hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhóm thai phụ có yếu tố Rh- cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.
7. HA: Đây là ký hiệu của việc đo huyết áp. Chỉ số huyết áp trung bình của thai phụ ở khoảng 120/70mmHg. Nếu huyết áp vượt mức 140/90 liên tiếp hai lần đo trong khoảng 1 tuần, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật.
Lúc này thai phụ cần đến bệnh viện để theo dõi huyết áp thường xuyên hơn để bác sĩ có giải pháp can thiệp kịp thời và tránh nguy cơ sinh non.
8. Hb: Đây là ký hiệu của chất Hemoglobin, bình thường có trong kết quả xét nghiệm máu. Kiểm tra lượng Hb trong máu nhiều hay ít, bác sĩ sẽ chẩn đoán thai phụ có bị thiếu máu hay không.
Nếu lượng hemoglobin trong máu ở mức thấp dưới 12g/dl là có thể thai phụ bị thiếu máu.
Xem thêm: Hạnh Phúc Là Gì Anh Biết Không ? Lời Bài Thơ Hạnh Phúc Là Gì
9. HBsAg: Chính là ký hiệu viết tắt trong kết quả xét nghiệm gan dựa trên kết quả thử máu. Nếu HBsAg (+) và HBsAg (-), tỷ lệ truyền bệnh viêm gain siêu vi B cho con lên đến 90-100%. Lúc này người mẹ cần có biện pháp chữa bệnh để phòng lây truyền sang con. Bên cạnh việc xét nghiệm gann, người mẹ cần làm thêm vài xét nghiệm bệnh truyền nhiễm như VDRL, xét nghiệm tìm bệnh giang mai và HIV (-), xét nghiệm HIV dương tính.
10. Ngôi: Thường thấy trong kết quả siêu âm thai ở tháng cuối thai kỳ. Điều này giúp người mẹ biết được tư thế của thai nhi trong tử cung là xuôi, ngược hay ngang. Nếu trong kết quả có ghi ‘ngôi đầu’, nghĩa là ngôi thai đã thuận, rất tốt cho việc sinh nở.
Ngược lại, một số vị trí như ngôi ngang (đầu thai nằm bên hông trái hoặc phải trong bụng mẹ), ngôi mặt (phần mặt của thai hướng xuống dưới), ngôi mông (phần mông của thai nhi quay xuống phía dưới cổ tử cung) là những ngôi thai bất thường. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cho ngườ i mẹ nên sinh mổ hay sinh thường.
11. MLT: Mổ lấy con.
12. Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu.
13. DS: Dự kiến ngày sinh.
14. Fe: Kê toa viên sắt bổ sung.
+: Thai máy.
15. HAcao: Huyết áp cao.
16. KC: Kỳ kinh cuối.
17. NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu.
18. KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.
19. Phù: Phù (sưng)
20. TSG: Tiền sản giật.
21. NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng.
22. TK: Tái khám.
23. NV: Nhập viện.
24. SA: Siêu âm.
25. KAĐ: Khám âm đạo.
26. VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai.
27. HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính
28. MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu)../.
Xem thêm: Tê Chân Phải Là Bệnh Gì ? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhanh, Hiệu Quả
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.