*
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình hôm 18-11 khẳng định trước Quốc hội và toàn thể cử tri rằng, trong các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay không có quy định nào về hàm.

Đang xem: Hàm vụ trưởng là gì

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, thực tế tại nhiều bộ, ngành, cơ quan trung ương đã vận dụng cho hưởng chế độ “hàm” đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Ông dẫn một báo cáo chưa đầy đủ của 18 bộ, cơ quan ngang bộ và 7 cơ quan thuộc Chính phủ cho thấy, có tới 329 công chức, viên chức đang được vận dụng hưởng chế độ hàm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên.

Trong đó, những người hưởng chế độ hàm vụ trưởng là 96, chế độ hàm phó vụ trưởng là 150, hưởng chế độ hàm trưởng phòng là 76, hưởng chế độ hàm phó phòng là 17.

Vào trang web của Văn phòng chính phủ, trong phần bộ máy cơ cấu tổ chức, thử vào vụ Kinh tế tổng hợp sẽ thấy, trong số 20 người của vụ này thì có 1 vụ trưởng, 3 hàm vụ trưởng, 3 phó vụ trưởng, 10 hàm vụ phó, còn lại 2 chuyên viên chính và 1 chuyên viên.

Thử xem một vụ khác: Vụ I (Vụ theo dõi khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng), có 1 vụ trưởng, 8 hàm vụ trưởng, 2 phó vụ trưởng, 4 hàm vụ phó, 1 chuyên viên chính và 2 chuyên viên.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho hay, mặc dù các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước về công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay không có quy định nào về hàm, nhưng các bộ ngành vẫn quyết định vận dụng cho hưởng chế độ hàm chức danh lãnh đạo, quản lý đối với từng nhân sự cụ thể trong quá trình bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.

Thậm chí, theo ông Nguyễn Thái Bình, có một số bộ, ngành ban hành cả quy chế bổ nhiệm hàm.

Không khó để tìm ra những quy chế rất cụ thể trong việc bổ nhiệm hàm ở một vài cơ quan nhà nước. Chẳng hạn, Tổng Kiểm toán Nhà Nước có hẳn Quyết định số 548 /QĐ-KTNN ngày 10 tháng 5 năm 2013 về việc ban hành Quy định bổ nhiệm hàm cấp vụ, cấp phòng của Kiểm toán Nhà nước.

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Feedback Trên Facebook Là Gì ? Những Ý Nghĩa Của Feedback

Theo Quy định ban hành kèm quyết định này, thì việc bổ nhiệm hàm cấp vụ, cấp phòng là nhằm… động viên cán bộ, công chức, viên chức; góp phần thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trong thực thi giải quyết công vụ; nhằm thu hút cán bộ, công chức có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về làm việc tại Kiểm toán Nhà nước; khuyến khích cán bộ, công chức đang công tác tại Kiểm toán Nhà nước không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có đóng góp tích cực cho cơ quan.

Vậy là, theo quy định trên thì, một trong những mục đích của bổ nhiệm “hàm” là để động viên, khuyến khích cán bộ công chức (?)

Nhưng không phải là động viên không. Theo quy định này thì “Hàm vụ trưởng” là công chức, viên chức được quyết định cho hưởng chế độ chính sách tương đương vụ trưởng. “Hàm phó vụ trưởng” là công chức, viên chức được quyết định cho hưởng chế độ chính sách tương đương phó vụ trưởng.

Từ những dẫn chứng trên, có thể hiểu, “hàm” là một khái niệm để dành cho những công chức viên chức chưa có chức danh quản lý, nhưng được hưởng chế độ chính sách tương đương với người quản lý.

Như vậy, việc duy trì lương bổng, chế độ cho những “hàm” này chắc chắn gây áp lực cho chi ngân sách, bởi đây là các khoản chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi ngân sách.

Đại biểu Trần Du Lịch đã phải thốt lên: “Chúng ta vung tay quá trán trong chi tiêu, nới rộng quá lớn bộ máy, “đẻ” ra quá nhiều ghế, bộ máy phình ra không ngân sách nào chịu nổi”.

Bản thân Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng tỏ ra khá lúng túng khi giải quyết vấn đề này. Ông thừa nhận: “Bộ Nội vụ và cá nhân tôi thấy đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết”. Nhưng về phương hướng, ông cho biết đã thành lập tổ công tác để “nghiên cứu về lý luận và thực tiễn” vấn đề này.

“Trên cơ sở đó sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo để đánh giá thực chất về hàm này, sau đó mới đề nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu”, Bộ trưởng nói.

Xem thêm: Chinh Phục #3: Verbal Reasoning Test Là Gì, Chinh Phục #3: Verbal Reasoning Test

Như vậy là trong khi bộ máy tiếp tục phình ra, các chức danh được tự do biến tướng bất chấp quy định, áp lực chi ngân sách đè nặng, thì bộ quản lý trực tiếp vẫn đang cố gắng nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm về mặt lý luận, mặt thực tiễn và cần quá trình, thời gian để đánh giá, rồi sau đó đề nghị các cấp có thẩm quyền….nghiên cứu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *