Minimalism là gì trong ngành thời trang, ngành thiết kế, ngành kiến trúc và ngành nghệ thuật nói chung. Nó đã giữ được chỗ đứng vững bền trong lòng những người yêu nghệ thuật thực thụ, khiến những trái tim nhạy cảm rung cảm ngay lần thưởng ngoạn đầu tiên. Nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều người cảm thấy mơ hồ về khái niệm phong cách minimalism. Nếu vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây cùng honamphoto.com mặc đẹp sống chất đi tìm hiểu nhanh về phong cách minimalism nhé.
Đang xem: Hạn chế đường nét là gì
1. Minimalism là gì?
Minimalism dịch từ tiếng anh là phong cách tối giản, nói một cách đơn giản là vẫn thể hiện được nét nghệ thuật nhưng đơn giản hóa mọi thứ được trình bày từ tiểu tiết đến họa tiết chính đến mức tối đa. Tối giản được hiểu là đơn giản hóa trong việc thiết kế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, và đơn giản nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí, không rườm rà, phức tạp. Quan trọng hơn, dù tối giản nhưng nhìn vẫn có sự hài hòa cơ bản cứ không phải là cẩu thả. Sự sử dụng hạn chế về màu sắc là tiêu biểu để nhận diện xu hướng thiết kế này.
Phong cách minimalism, nói cách khác, là “back to basic” – giản lược mọi thứ, giữ mọi thứ ở mức đơn giản nhất có thể với mục tiêu hướng đến sự thanh lịch, tinh tế.
Phong cách này ứng dụng rộng rãi trong các ngành liên quan đến thiết kế trong nội thất, thiết kế thời trang và trở thành phong cách sống mà phần lớn những người thuộc tầng lớp thượng lưu theo đuổi.
Minimalism được khẳng định là phong cách thuộc tầng lớp thượng lưu bởi lẽ nét sang trọng từ sự đơn giản nó mang lại hiếm người có thể cảm nhận được hoặc thể hiện rõ nét khi theo đuổi hoặc thể hiện.
2. Lịch sử minimalism
Phong cách tối giản xuất phát từ nghệ thuật của phương Tây sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. rõ nét nhất là các tác phẩm hội họa của họa sĩ người Mỹ gốc Nga Do Thái – Mark Rothko.
Ban đầu nó chỉ là phong cách cho một bộ sưu tập mỹ thuật, nhưng sau được ứng dụng cho nhiều ngành liên quan nghệ thuật khác, điển hình là các tác phẩm của nhà soạn nhạc Steve Reich và nhà soạn nhạc Terry Riley.
Phong cách tối giản khởi nguồn bởi sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa đương đại đồng thời nó được phối cùng với chủ nghĩa Hậu hiện đại. Có thể cho rằng là phản ứng đối lập với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung và trong bố cục của tác phẩm.
Ở phương tây, minimalism bắt đầu được cả thế giới chú ý vào những năm 20 nhờ Coco Chanel khi bà tìm kiếm một cấu trúc mới, mang đến sự tự do và thoải mái cho phụ nữ với quan niệm: “Tính thanh lịch được thể hiện qua sự thanh thoát và uyển chuyển của đường nét nhiều hơn qua các họa tiết trang trí và khâu đính kim sa”.
Coco Chanel – một trong những biểu tượng thời trang lớn nhất cho phong cách tối giản.
Đến thập niên 70, biểu tượng của minimalism là những chiếc váy đơn sắc và những bộ jumpsuit độc đáo của Halston. Tuy vậy, giai đoạn tỏa sáng rực rỡ nhất của minimalism được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Miuccia Prada – người thừa kế của Prada.
Miucia Prada được xem là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất đến diễn trình phát triển của phong cách thời trang tối giản. Với những thiết kế thanh lịch, trên nền chất liệu cao cấp, nằm ngoài cuộc chạy đua xu hướng của các nhà mốt khác, những tác phẩm của Miucia giữ cho mình sự cuốn hút tồn tại vĩnh cửu trên tiến trình phát triển của nền công nghiệp thời trang không ngừng biến đổi.
Xem thêm: Tương Vượng Tốt Là Gì – Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử Với Nhu Cầu Ngũ Hành
3. Minimalism ảnh hưởng như thế nào?
Minimalism ảnh hưởng đến tất cả loại hình nghệ thuật và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20, chẳng hạn như hình thức gallery. Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của mình đối với nghệ thuật hiện đại và các nghệ sĩ, Tối giản đã trở nên phổ biến như một triết lý và một cách sống. Nghĩa là Tối giản giải quyết các vấn đề trong cuộc sống chỉ với những yếu tố cần thiết, xua đuổi bất cứ điều gì mà họ cho là không cần thiết.
Trái với những gì mọi người thường nghĩ, Tối giản được coi là phong cách của giới siêu giàu. Nó không bao giờ được lấy cảm hứng từ sự nghèo đói hay tiết kiệm. Người tạo ra và sử dụng phong cách này có ý nghĩ là: Tôi có thể có bất cứ điều gì, nhưng tôi sẽ không làm lộn xộn, thay vào đó tôi sẽ chỉ trang trí nhưng thứ thanh lịch nhất, đối tượng đơn giản có sẵn. Người biết sẽ không bao giờ nói minimalism là một lựa chọn rẻ.
4. Tối giản trong các lĩnh vực
Tối giản trong Đồ họa (Minimalist Graphic)
Là loại bỏ những thiết kế rườm rà và những màu sắc không cần thiết, tập trung vào sự đơn giản và đơn sắc. Tuy nhiên, những người thiết kế cũng không được làm mất đi tính chất và nội dung cần thể hiện của sản phẩm/ thông điệp. Việc truyền tải một thông điệp đầy đủ với hình ảnh thu hút nhưng không cầu kỳ là một thách thức lớn.
Tối giản trong Nhiếp ảnh (Minimalist Photography)
Là nắm bắt và chụp cảnh nghệ thuật với một tông màu chủ đạo. Thêm vào đó, đối tượng ở đây không cần qua nhiều, chỉ vừa đủ với khung cảnh. Cần có sự hài hòa về màu sắc và cảnh vật để bức ảnh vùa thu hút người xem, vừa giản đơn.
Tối giản trong Nội thất (Minimalist Interior/ Indoor desgin)
Tối giản trong Nội thất luôn có tính mạnh mẽ, hiện đại, rõ ràng của đường nét và mảng khối. Đặc biệt các khoảng trống và ánh sáng được chú trọng và đề cao, và thiết kế nội thất theo phong cách này là thiết kế từ khoảng trống đến khoảng đặc của đồ nội thất cũng như ánh sáng lẫn khoảng tối của không gian nội thất.
Tối giản trong Ngoại thất (Minimalist Outdoor Design)
Theo phong cách này cũng gói gọn trong hai chữ “Hạn chế”. Hạn chế trong trang trí, hạn chế bố trí quá nhiều ngoại thất, hạn chế về số lượng cây cối, chỉ giữ lại thành phần nào thật sự cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Những chính sự hạn chế này lại khắc phục được nhược điểm về diện tích của sân vườn.
Tối giản trong lối sống (Minimalist Lifestyle)
Cũng tương tự như các lĩnh vực khác, phong cách sống tối giản bắt nguồn từ Nhật Bản với tên gọi là Danshari. Danshari bắt nguồn từ ba hán tự: Dan (từ chối), Sha (vứt bỏ) và Ri (Tách biệt). Nghĩa là bạn từ chối việc tiếp nhận thêm thêm những thứ không cân thiết vào cuộc sống của bạn, bạn sẽ vứt bỏ tất cả những thứ không cần dùng đến và tránh xa những cám dỗ, những ám ảnh về vật chất. Mục đích là để bản thân được hạnh phúc, bình an và tự do đón nhận những điều mới mẻ, những năng lượng tích cực mà vũ trụ mang đến cho bạn.
Tối giản trong Thời trang (Minimalist Fashion)
Và cuối cùng, tối giản trong Thời trang (Minimalist Fashion) là những bộ trang phục với 1 đến 2 tông màu chủ đạo. Thêm vào đó, thiết kế của những bộ đồ này phải thuộc dạng rất khéo léo và tinh tế để khi kết hợp thì là một vẻ tối giản sang trọng chứ không phải là tầm thường. Thường người nhìn hay chú ý đến những kiểu dáng khi nhìn thấy bộ đồ thời gian và có thể dễ dàng thu hút bởi sự thể hiện đơn giản mà sang trọng.
5. Phong cách tối giản trong thời trang ngày nay
Ngày nay, phong cách thời trang tối giản thường được công chúng nhận biết trên 2 bình diện: gam màu đơn sắc (thường là trắng hoặc đen) và đường cắt may tinh xảo, đơn giản.
Tuy vậy, đối với các nhà thiết kế giai đoạn sau này, phong cách tối giản, hiểu theo một nghĩa nào đó, chính là bước đệm đưa ngành công nghiệp thời trang tiến đến tương lai. Họ muốn thoát khỏi cái quẩn quanh trong những thiết kế thiếu tính đột phá, thậm chí đã dần trở thành lối mòn với tần suất xuất hiện liên tục trên hầu khắp các bộ sưu tập thời trang từ cao cấp hàng đầu đến “cây nhà lá vườn”. Những nhà thiết kế thức thời ấy đang hướng đến những cấu trúc độc đáo hơn, phá vỡ những luật lệ cơ bản của thời trang.