Bệnh tiểu đường ngoài việc cần kiểm soát tốt đường huyết còn cần kiểm tra và duy trì chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn. Vậy HbA1c là chỉ số gì? Xét nghiệm chỉ số này đóng vai trò gì trong điều trị? Hãy cùng Thầy Thuốc Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

*

Bản chất của HbA1c

Tế bào hồng cầu trong máu chúng ta có chứa 3 loại Hemoglobin (Hb) là HbA1, HbA2 và HbF. Trong đó đa số là HbA1 với 97% và khoảng 3% còn lại là HbA2. HbF là hemoglobin chỉ có trong giai đoạn bào thai và còn vết tích khi ta trưởng thành. 

Thông thường, các Hb trong hồng cầu sẽ kết hợp với glucose nhờ enzym khi cần thiết. Tuy nhiên, khi nồng độ glucose trong máu đủ cao trong một thời gian dài, glucose sẽ phản ứng với các protein trong đó có Hemoglobin mà không cần enzym xúc tác. Sản phẩm tạo ra của phản ứng này là các Hb glycosyl hóa hay Amadori. Glucose gắn vào Hb một cách dày đặc.

Đang xem: Hba1c là xét nghiệm gì

Do HbA1 chiếm tỉ lệ lớn nhất nên các bác sĩ đã dựa vào xét nghiệm % HbA1c để kiểm tra gián tiếp nồng độ đường trong máu.

Kết quả xét nghiệm glucose máu chỉ phản ánh nồng độ đường huyết tại thời điểm lấy máu. Trong khi đó, phản ứng gắn đường vào Hb phản ánh tình trạng đường máu trong một giai đoạn khoảng 2 tháng, bằng ½ tuổi thọ của hồng cầu.

Như vậy, HbA1c là chỉ số quan trọng giúp kiểm tra tình trạng đường huyết của người tiểu đường trong vòng 2 tháng trước đó.

Ngoài bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c có thể bất thường trong những tình trạng bệnh lý dưới đây:

Bệnh gan.Bệnh thận mạn tính.Các bệnh liên quan đến máu, hồng cầu: Thiếu máu, hồng cầu hình liềm,…Người bệnh sau khi cắt lách.Phụ nữ có thai.Dùng liều cao vitamin C hoặc vitamin E.

2. Giá trị bình thường của HbA1c là bao nhiêu?

*

Bảng chỉ số HbA1c dùng trong theo dõi điều trị tiểu đường

Chỉ số HbA1c ở người bình thường là khoảng 4 đến 6%. Khi chỉ số này tăng lên khoảng 1% nghĩa là nồng độ đường máu của bạn đã tăng 30mg/dl hay 1.7Mmol/L.

6,5% được xác định là ngưỡng đánh giá người tiểu đường kiểm soát đường máu tốt hay không. Kiểm soát đường máu được coi là đạt yêu cầu nếu xét nghiệm cho kết quả nhỏ hơn ngưỡng. Khi kết quả xét nghiệm cao hơn ngưỡng đánh giá, bệnh nhân và bác sĩ cần xem xét lại chế độ ăn uống và điều trị để đảm bảo ổn định đường huyết.

3. Xét nghiệm HbA1c cần được thực hiện khi nào?

Xét nghiệm HbA1c cần được thực hiện khi nào phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 của Bộ Y Tế Việt Nam ban hành năm 2017, HbA1c là xét nghiệm cần được thực hiện khi:

Theo dõi điều trị và đánh giá có đạt mục tiêu kiểm soát đường máu hay không ở mọi đối tượng bệnh nhân đái tháo đường đã và đang điều trị bằng thuốc.Thực hiện ít nhất 2 lần một năm với người bệnh đái tháo đường đã đáp ứng mục tiêu điều trị và kiểm soát tốt đường huyết.Thực hiện xét nghiệm HbA1c hàng quý ở những người bệnh được thay đổi liệu pháp điều trị hoặc không đáp ứng mục tiêu.Thực hiện tại thời điểm người bệnh đến khám, chữa bệnh để kịp thời thay đổi liệu pháp nếu cần thiết.

Ngoài ra, HbA1c là xét nghiệm có thể dùng trong chẩn đoán và sàng lọc đái tháo đường. Điều kiện phòng thí nghiệm và quy trình xét nghiệm cần được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của ADA (hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ), kết quả được xác định theo bảng dưới đây:

Xét nghiệm Đái tháo đường Rối loạn Glucose máu lúc đói (tiền đái tháo đường)
HbA1c

≥ 6,5% (48mmol/mol)

5,7 – 6,4% (39 – 47 mmol/mol)

Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo những bệnh nhân có Glucose máu kiểm soát tốt cần kiểm tra HbA1c ít nhất 2 lần/ năm. Những bệnh nhân có thay đổi phác đồ điều trị hoặc chưa đạt mục tiêu kiểm soát tốt cần được xét nghiệm HbA1c ít nhất 4 lần/ năm.

4. Ưu, nhược điểm của xét nghiệm HbA1c

*

Các phương pháp phân tích HbA1c

So với xét nghiệm glucose máu và nghiệm pháp OGTT (nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống), xét nghiệm HbA1c có một số ưu điểm vượt trội như: 

Bệnh nhân không cần nhịn đói.Xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi quá trình sinh lý trong cơ thể như đường phân.Không bị chi phối bởi các bệnh lý khác.Xác định được khả năng kiểm soát đường huyết trong thời gian dài (thường là 2 – 4 tháng) trước khi xét nghiệm.

Xem thêm: ” Trạm Thu Phí Tiếng Anh Là Gì ? Trạm Thu Phí Tiếng Anh Là Gì

Tuy nhiên xét nghiện HbA1c cũng có một vài nhược điểm: 

Chi phí cao.Quy trình khó thực hiện và chuẩn hóa.Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến máu và hồng cầu.Thuốc làm thay đổi tuổi thọ hồng cầu cũng ảnh hưởng đến giá trị chẩn đoán.

Như vậy, từ những ưu, nhược điểm trên, để chẩn đoán và theo dõi điều trị đái tháo đường hiệu quả bạn cần thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm. Các xét nghiệm bao gồm HbA1c, xét nghiệm Glucose huyết và nghiệm pháp dung nạp Glucose OGTT.

5. Người tiểu đường cần làm gì để duy trì HbA1c dưới 6.5%?

Xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm thường quy trong theo dõi điều trị và kiểm soát đái tháo đường. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, cứ giảm được 1% HbA1c, bệnh nhân đái tháo đường có thể giảm 40% nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ. 

Như vậy, việc duy trì HbA1c dưới 6,5% ở người đái tháo đường vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn ngừa biến chứng bệnh.

Dưới đây là lời khuyên từ Thầy Thuốc Việt Nam giúp bạn kiểm soát HbA1c trong ngưỡng cho phép:

5.1. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Để đảm bảo duy trì chỉ số HbA1c dưới ngưỡi 6,5%, trước tiên bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Quá trình điều trị và dùng thuốc đã được xây dựng riêng theo tình trạng bệnh của bạn, vì vậy bạn cần uống thuốc đủ lượng và đúng liều theo bác sĩ kê đơn.

Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường huyết, HbA1c thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

5.2. Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý là điều kiện tiên quyết giúp kiểm soát đường huyết và chỉ số HbA1c ở người tiểu đường. Chế độ ăn của người tiểu đường cần đảm bảo các thực phẩm ít béo, ít calo, ít tinh bột và đường. Đồng thời, bổ sung rau xanh, trái cây, thịt trắng để cung cấp protein, vitamin và chất xơ cần thiết.

Ngoài ra, với bệnh nhân tiểu đường chưa có tăng huyết áp, bạn nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Lượng muối an toàn là dưới 5 gram 1 ngày. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm đóng sắn, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán, dăm bông, thịt xông khói, bánh ngọt,…

Chúng tôi gợi ý thực đơn cho người tiểu đường như sau:

Bữa sáng: Ăn một bát bún hoặc bánh mì đen, bánh mì nguyên cám và bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây.Bữa trưa: Nửa bát cơm trắng cùng thức ăn như thịt gà, cá và nhiều rau xanh.Bữa chiều: Bạn có thể ăn 2 – 3 miễng hoa quả như táo, lê, dâu tây, cam,…Bữa tối: Ăn nửa bát cơm cùng thức ăn và rau xanh.

5.3. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Luyện tập thể dục thể thao là phương pháp tự nhiên giúp ổn định đường huyết của cơ thể. Khi thực hiện các hoạt động thể lực, cơ thể cần một lượng năng lượng lớn từ đường. Vì vậy tập luyện giúp giảm đường huyết hiệu quả.

Xem thêm: Lý Luận Chính Trị Là Gì – Tạp Chí Lý Luận Chính Trị Điện Tử

Tập luyện cũng giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe thể chất, duy trì cân nặng và giảm những biến chứng do tiểu đường gây ra. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 30 đến 1 tiếng luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,…

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về chỉ số HbA1c trong bệnh tiểu đường và những biện pháp duy trì chỉ số này ở mức an toàn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường và các xét nghiệm, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *