HCT là một chỉ số xét nghiệm quan trọng phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần. Vậy chỉ số HCT bất thường có đáng lo không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay mà có chỉ số HCT thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chỉ số HCT là gì?
HCT là chỉ số phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu và thể tích máu toàn phần được đo dưới dạng đơn vị %.
Đang xem: Hct Trong Máu Là Gì ? Xét Nghiệm Ra Sao? Hematocrit Là Gì
HCT là tên viết tắt của Hematocrit là tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Chỉ số HCT phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu và thể tích máu toàn phần được đo dưới dạng đơn vị %. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá và theo dõi tình trạng hồng cầu trong máu. Hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu bệnh lý, một số bệnh lý liên quan về tim, phổi hay chứng tăng hồng cầu,..
Chỉ số HCT bình thường là bao nhiêu?
Ở người trưởng thành, chỉ số HCT bình thường nằm trong khoảng 37%-48% (nữ) và khoảng 45%-52% (nam)
Đối với trẻ em dưới 15 tuổi, chỉ số HCT nằm trong khoảng từ 35%-39%.
Tùy theo độ tuổi, giới tính mỗi người, chỉ số HCT cũng có sự khác nhau. Sự thay đổi chỉ số HCT (HCT tăng hoặc giảm) ngoài giới hạn cho phép (mức bình thường) có thể phản ánh các vấn đề về sức khỏe mà bạn cần lưu ý.
Chỉ số HCT bất thường có đáng lo không?
Nhiều người lo lắng khi chỉ số HCT nằm ngoài giới hạn cho phép. (ảnh minh họa)
Chỉ số HCT tăng
Chỉ số HCT tăng thường gặp ở những người bệnh mắc chứng tăng hồng cầu, rối loạn dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu,…
Chỉ số HCT giảm
Chỉ số HCT giảm thường gặp ở những người mắc thiếu máu bệnh lý như bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), thiếu máu do xuất huyết đường tiêu hóa hoặc thiếu máu trong thời kỳ mang thai cũng có thể khiến chỉ số xét nghiệm HCT giảm.
Nếu chỉ số HCT quá thấp, cảnh báo sự thiếu hụt tế bào hồng cầu gây cản trở việc cung cấp oxy nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí CO2 để đào thải tại phổi. Nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Làm thế nào để biết chỉ số HCT cao hay thấp?
Xét nghiệm máu là xét nghiệm đánh giá nhiều chỉ số quan trong trong đó có chỉ số HCT
Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá nhiều chỉ số quan trong trong đó có chỉ số HCT, để biết HCT của bạn ở mức cao, thấp hay bình thường.
Từ kết quả xét nghiệm chỉ số HCT và căn cứ vào các kết quả xét nghiệm chỉ số khác liên quan như MCHC (nồng độ của hồng cầu), MCV (thể tích trung bình của hồng cầu), RBC (số lượng hồng cầu), MCH (khối lượng hemoglobin trong hồng cầu),… Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, nguyên nhân và từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh cũng như can thiệp điều trị sớm khi cần thiết.
Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn có chỉ số HCT trong máu cao hoặc thấp hơn mức cho phép, bạn đừng quá lo lắng vì còn phải căn cứ vào các chỉ số khác có liên quan mới có thể kết luận chính xác tình hình sức khỏe hiện tại và các bệnh lý nếu có. Để có kết luận chính xác nhất bạn nên mang kết quả xét nghiệm của mình đến gặp trực tiếp bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm trên và có thể cần chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để khẳng định đúng bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Quan trọng hơn, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho bản thân và cả gia đình hàng năm để có một sức khỏe tốt nhất, phát hiện các chỉ số bất thường và có biện pháp điều chỉnh, can thiệp sớm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và làm giảm được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn.