Cấu tạo hệ tiêu hóa

Chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người để bảo đảm năng lượng cần thiết cho hoạt động sinh lý bình thường đều được chắt lọc từ thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Quá trình biến thực phẩm từ các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ đơn giản dễ tiêu hóa gọi là quá trình hấp thu. Quá trình này được thực hiện và hoàn thành nhờ tổ chức gọi là hệ tiêu hóa.

Đang xem: Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Tiêu Hóa Là Gì

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài.

*

Cấu tạo của hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua gồm khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn. Tuyến tiêu hóa gồm hai loại lớn và nhỏ. Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan và tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn như tuyến dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non.

Tác dụng tiêu hóa của hệ tiêu hóa gồm hai dạng: tiêu hóa thức ăn mang tính cơ năng và tiêu hóa mang tính hóa học. Thức ăn đưa vào miệng, qua nhai cắt của răng và trộn của lưỡi, cùng với nước miếng nhào đều, nuốt đưa thức ăn qua họng và thực quản xuống dạ dày. Sự nhu động của thành dạ dày khiến thức ăn được tiêu hóa bước đầu thành dạng cháo. Cháo này sau khi vào ruột non, nhờ các men tiêu hóa và sự nhu động ruột, hoàn thành công đoạn cuối cùng là tiêu hóa. Bã còn lại đưa xuống đại tràng, phần nước được hấp thu, phần bã còn lại sẽ từ thối rữa thành phân, bài xuất ra ngoài qua hậu môn. Có thể thấy việc tiêu hóa ở phần trên của ống tiêu hóa mang tính cơ năng là chính, còn tiêu hóa phần dưới của đường tiêu hóa thì bằng hóa học là chính. Quá trình tiêu hóa là một hoạt động sinh lý phức tạp được hoàn thành bởi tác dụng liên hoàn cơ năng và hóa học, dưới sự điều tiết của thần kinh.

Xem thêm: Next 12 Từ Vựng Tiếng Anh Chủ Đề 12 Con Giáp Tiếng Anh Là Gì

Hệ tiêu hóa của trẻ em có những đặc điểm gì?

Trẻ đang trong quá trình không ngừng phát triển nên sự tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn người lớn, đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc với hiệu suất cao. Nhưng cơ quan tiêu hóa gây ra mâu thuẫn giữa chức năng sinh lý với nhu cầu cơ thể. Người làm cha mẹ nắm vững đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa của trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với phòng ngừa và xử lý bệnh tật cho con mình. Hệ tiêu hóa của trẻ em có các đặc điểm sau:

Khoang miệng: Niêm mạc khoang miệng của trẻ rất mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, nước bọt tiết ra rất ít khiến niêm mạc tương đối khô, dễ tổn thương và nhiễm trùng, dẫn đến viêm. Vì thế cần đặc biệt chú ý vệ sinh khoang miệng cho trẻ.

Thực quản: So với chiều dài cơ thể, thì thực quản của trẻ em dài hơn người lớn, nhưng lớp cơ trơn thành ống mỏng.

Xem thêm: 96 Mẫu Câu Cửa Miệng Tiếng Anh Là Gì, Câu Cửa Miệng

Dạ dày: Cơ thắt van thực quản của trẻ chưa phát triển, còn ở trạng thái nhão. Cơ thắt môn vị phát triển tương đối tốt, phần lớn dạ dày ở vị trí cân bằng, vì thế trẻ dễ bị nôn mửa hoặc trớ sữa. Thành phần dịch vị của trẻ cơ bản giống như người lớn, nhưng niêm mạc dạ dày tiết axit chlohydrit và enzym ít hơn, sẽ tăng dần theo tuổi; sức sống và lượng tiết dịch vị tăng dần. Dung lượng dạ dày trẻ sơ sinh vào khoảng 30-60ml, trẻ 3 tháng tuổi là 100ml. Thời gian xả hết phụ thuộc vào loại thức ăn, thường cần 3-4 giờ. Cho nên các bậc cha mẹ cần chú ý khoảng cách thời gian cho ăn, không nên quá gần nhau. Sau khi cho trẻ bú, nên bồng đứng, nhẹ nhàng vỗ phía dưới lưng trẻ xả hết không khí trong dạ dày, tránh bị trớ sữa.

Ruột: Ruột của trẻ em dài hơn người lớn. Độ dài ruột của trẻ sơ sinh gấp 7-8 lần chiều dài cơ thể, người trưởng thành là 4-5 lần. Diện tích ống tiêu hóa của trẻ tương đối lớn, thành ruột rất mỏng, mạch máu nhỏ dưới niêm mạc nhiều, thẩm thấu cao, nên tỉ lệ hấp thu cao. Nhưng do thành ruột mỏng, hễ đường tiêu hóa nhiễm trùng thì chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Thành đại tràng của trẻ mỏng, sự cố định giữa đại tràng lên và đại tràng xuống với thành sau bụng yếu cho nên dễ gây lồng ruột. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện do vậy đường ruột rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, dẫn đến tiêu hóa không tốt hoặc tiêu chảy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *