Kính gửi luật sư. Tôi đang tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nghiên cứu về TRIPS và TRIPS cộng. Tôi đã đọc được một số bài viết của Luật Minh Khuê về vấn đề này. Tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu rõ được bản chất của TRIPS, cũng như các hình thức xử lý vi phạm. Tôi mong được quý Công ty cho tôi xin một ví dụ cụ thể về hành vi vi phạm TRIPS và cách xử lý vi phạm này, cũng như các căn cứ pháp lý kèm theo.Tôi xin chân thành cám ơn!
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, số 36/2009/QH12 của Quốc hội
– Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
– Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ
– Bộ luật hình sự 2015
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
2. Nội dung phân tích:
Chúng tôi xin đưa ra cho bạn ví dụ để bạn hiểu rõ hơn về hiệp định Trips.
Đang xem: Hiệp định trips là gì
Tình huống:
Công ty X tại Hàn Quốc là chủ sở hữu nhãn hiệu “Richy” cho sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03 tại Việt Nam. Tháng 8 năm 2013, công ty X phát hiện tên miền www.richyvietnam.vn do ông H đăng ký chủ sở hữu có bán và giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm mang nhãn hiệu “Richy”, sử dụng nhãn hiệu và hình ảnh sản phẩm trên trang web mà không được sự đồng ý của công ty X.
Giả sử những sản phẩm được bán trên trang web không phải sản phẩm do công ty X sản xuất hoặc cho phép sản xuất, xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Giải quyết:
Trước hết, Việt Nam và Hàn quốc đều là hai quốc gia có tham gia hiệp định TRIPS – hiệp định là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế này là Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Quy định của những điều ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc thậm chí đối với những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước, ngoại trừ Công ước Rome có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước. Như thế, khi Việt Nam và Hàn quốc cùng tham gia vào hiệp định này thì cả hai quốc gia đều chấp nhận tuân thủ một cách nghiêm túc và đúng đắn các quy định của hiệp định về những vẫn đề liên quan.Trường hợp của công ty X và ông H cũng không phải ngoại lệ.
Công ty X là chủ sở hữu nhãn hiệu “ Richy” cho sản phẩm thuộc nhóm 03 tại Việt Nam nên công ty X có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu và nội dung quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại:
Điều 16 Hiệp định Trips:
“Article 16 Rights Conferred1. The owner of a registered trademark shall have the exclusive right to prevent all third parties not having the owner’s consent from using in the course of trade identical or similar signs for goods or services which are identical or similar to those in respect of which the trademark is registered where such use would result in a likelihood of confusion. In case of the use of an identical sign for identical goods or services, a likelihood of confusion shall be presumed. The rights described above shall not prejudice any existing prior rights, nor shall they affect the possibility of Members making rights available on the basis of use.”
“Các quyền được cấpChủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có độc quyền ngăn cấm những người không được phép của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hoá hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn. Các quyền nêu trên sẽ không làm tổn hại đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước, cũng không cản trở các Thành viên cấp các quyền trên cơ sở sử dụng.”
• Khoản 1, Điều 121 về chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp:“…chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đăng ký quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng”.• Điều 122 về tác giả và quyền của tác giả sáng chế kiểu dáng công nghiệp , thiết kế bố trí.• Điều 123 về quyền của chủ sở hữu đối tượng của sở hữu công nghiệp.• Điều 124 về sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Trong trường hợp những sản phẩm được bán trên trang web không phải là sản phẩm của Công ty X sản xuất hoặc cho phép sản xuất thì ông H đã có những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của công ty X như sau:
Thứ nhất, xâm phạm về tác giả và quyền của tác giả đối sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Điều 26 Hiệp định Trips:
“Article 26Protection1. The owner of a protected industrial design shall have the right to prevent third parties not having the owner’s consent from making, selling or importing articles bearing or embodying a design which is a copy, or substantially a copy, of the protected design, when such acts are undertaken for commercial purposes.
2. Members may provide limited exceptions to the protection of industrial designs, provided that such exceptions do not unreasonably conflict with the normal exploitation of protected industrial designs and do not unreasonably prejudice the legitimate interests of the owner of the protected design, taking account of the legitimate interests of third parties.
3. The duration of protection available shall amount to at least 10 years.”
“Điều 26Bảo hộ Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có quyền cấm những người không được phép của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là một bản sao, của kiểu dáng được bảo hộ đó, nếu các hành vi nói trên được thực hiện nhằm mục đích thương mại.Các Thành viên có thể quy định một số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện là các ngoại lệ đó không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng được bảo hộ, và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.Thời hạn bảo hộ theo quy định ít nhất phải là 10 năm.”
• Công ty X là tác giả của thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp thì công ty X là tác giả của nhãn hiệu mà mình đã thể hiện, tạo ra, đồng thời là chủ sở hữu.• Công ty X thuê người khác có chuyên môn thiết kế cho công ty mình về kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sao cho có khoa học và mang tính chuyên môn dễ nhận biết đối với người tiêu dùng thì người mà công ty thuê thiết kế đó là tác giả còn công ty X là chủ sở hữu.
Ông H sử dụng kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu của công ty X mà không xin phép chủ sở hữu và tác giả nên đã xâm phạm quyền tác giả ( khoản 8, điều 28, Luật sở hữu trí tuệ).
Thứ hai, ông H đã xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu đối tượng của sở hữu công nghiệp.
Theo khoản 1, điều 123 và điều 124 luật sở hữu trí tuệ thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, được sản xuất, áp dụng quy trình được bảo hộ, khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ, lưu thông quảng cáo chào hàng, trong khi đó, ông H không được sự đồng ý của công ty X mà đã tự ý bán và giới thiệu sản phẩm “ Richy” mà công ty X là chủ sở hữu tại Hàn Quốc đã đăng ký.
Hành vi của ông H thuộc đối tượng điều 126 Luật sở hữu công nghiệp điều chỉnh nên ông có sự xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với công ty X.Ông H còn tự ý sử dụng nhãn hiệu của công ty X khi không được sự đồng ý, cho phép của công ty X. Khi sản phẩm này được sản xuất ra để bán đã gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, họ nghĩ rằng đây là sản phẩm do công ty X tại Hàn Quốc có trụ sở tại Việt Nam sản xuất. Nên đã vi phạm điểm b, khoản 5, Điều 78 về quyền đăng ký nhãn hiệu.
Và hành vi xâm phạm nghiêm trọng hơn cả là những hàng hóa mà ông H đã sản xuất ra và gắn mác là nhãn hiệu “ Richy” với kiểu dáng giống như các sản phẩm khác của “ Richy” thì ông H đã phạm vào Điều 213 về hành vi làm hàng hóa giả mạo về trí tuệ:
“1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu và giả mạo về chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 2 điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa bao bìcủa hàng hóa có gắn nhãn hiệu , dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.3. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”.
Ông H không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hành vi của ông H là hành vi xâm phạm quyền, sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ( giả mạo về mặt hình thức hàng hóa) quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự vì đã sử dụng nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa của người khác mà cụ thể là công ty X và theo Điểm b, c Khoản 1 Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính:
“b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán , tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.”
Ở Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả có nêu ra định nghĩa về “sản xuất” và “buôn bán” tại Khoản 1, 2 Điều 3 như sau:
“1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.”
Cũng theo đó mà ở điểm đ, e Khoản 8 Điều 3 quy định:
“a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác, giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa , mã số đăng kí lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác;c) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.”
Và Điều 213 Luật SHTT cũng đã định nghĩa về hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ như sau:
“1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý( sau đây gọi là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hóa sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.3.Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả và quyền liên quan”
Hơn nữa theo Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ thì hành vi của ông H còn là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, cụ thể Điểm a quy định như sau:” Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa , dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;”, bởi trên trang web bán những sản phẩm mang nhãn hiệu “Richy” mà không phải do công ty sản xuất hoặc cho phép sản xuất – là hàng hóa, sản phẩm có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Xem thêm: Cường Độ Dòng Điện Là Gì ? Đơn Vị, Ký Hiệu, Dụng Cụ Và Công Thức Tính
Qua đó, ta có thể thấy ông H đã có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cụ thể là với công ty X.
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25,26,32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng in ternet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam”Có thể thấy, công ty X tại Hàn Quốc là chủ sở hữu nhãn hiệu “Richy” cho sản phẩm mỹ phẩm thuộc nhóm 03 tại Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhãn hiệu này đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam. Mặt khác, hành vi của ông H còn có đầy đủ các yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được quy định tại Điều 11:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biểu hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây: a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.”
Theo đó, ông H sẽ bị xử lý vi phạm theo Điều 45, 46 Hiệp định Trips:
“Article 45Damages1. The judicial authorities shall have the authority to order the infringer to pay the right holder damages adequate to compensate for the injury the right holder has suffered because of an infringement of that person’s intellectual property right by an infringer who knowingly, or with reasonable grounds to know, engaged in infringing activity.
2. The judicial authorities shall also have the authority to order the infringer to pay the right holder expenses, which may include appropriate attorney’s fees. In appropriate cases, Members may authorize the judicial authorities to order recovery of profits and/or payment of pre-established damages even where the infringer did not knowingly, or with reasonable grounds to know, engage in infringing activity.
Article 46Other Remedies In order to create an effective deterrent to infringement, the judicial authorities shall have the authority to order that goods that they have found to be infringing be, without compensation of any sort, disposed of outside the channels of commerce in such a manner as to avoid any harm caused to the right holder, or, unless this would be contrary to existing constitutional requirements, destroyed. The judicial authorities shall also have the authority to order that materials and implements the predominant use of which has been in the creation of the infringing goods be, without compensation of any sort, disposed of outside the channels of commerce in such a manner as to minimize the risks of further infringements. In considering such requests, the need for proportionality between the seriousness of the infringement and the remedies ordered as well as the interests of third parties shall be taken into account. In regard to counterfeit trademark goods, the simple removal of the trademark unlawfully affixed shall not be sufficient, other than in exceptional cases, to permit release of the goods into the channels of commerce.”
Điều 45Đền bù thiệt hại
Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền khoản đền bù thoả đáng để bồi thường thiệt hại mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã phải gánh chịu do hành vi xâm phạm của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền khi đã biết hoặc có cơ sở để biết điều đó.Các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh buộc người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền các phí tổn, trong đó có thể bao gồm cả phí đại diện thích hợp. Trong những trường thích hợp, các Thành viên có thể cho các cơ quan xét xử được quyền ra lệnh thu hồi các khoản lợi nhuận và/hoặc trả các khoản đền bù thiệt hại đã ấn định trước, kể cả trường hợp người xâm phạm đã thực hiện hành vi xâm phạm khi không biết hoặc không có căn cứ để biết điều đó.
Điều 46Các biện pháp chế tài khácĐể ngăn chặn một cách hữu hiệu các hành vi xâm phạm, các cơ quan xét xử phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc những hàng hoá xâm phạm do các cơ quan đó phát hiện phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền, hoặc phải bị tiêu huỷ trừ khi việc tiêu huỷ trái với quy định của hiến pháp hiện hành. Các cơ quan xét xử cũng phải có quyền ra lệnh, mà không có bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào, buộc các vật liệu và phương tiện đã được sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng hoá xâm phạm phải bị xử lý bên ngoài các kênh thương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp diễn hành vi xâm phạm. Khi xem xét các yêu cầu đó, phải chú ý đến sự cần thiết phải có tính tương xứng giữa các biện pháp chế tài và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, cũng như phải chú đến lợi ích của các bên thứ ba. Đối với hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo, trừ những trường hợp ngoại lệ, việc đơn thuần gỡ bỏ nhãn hiệu gắn trên hàng hoá một cách bất hợp pháp không đủ để cho phép hàng hoá đó được vào lưu thông trong các kênh thương mại.
Điều 226 Bộ luật hình sự và luật sửa đổi bộ luật hình sự:
Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
53. Sửa đổi, bổ sung Điều 226 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 226 như sau:
“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 226 như sau:
“a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;”.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Xem thêm: Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Lễ Tân Văn Phòng Là Gì ? Lễ Tân Văn Phòng Là Gì
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.