*

Nhân dịp ghé qua trang nhà của VNU Hà Nội tìm thông tin thì thấy giao diện đã được đổi mới. Có thể nói là giao diện mới trông mát mắt hơn trước. Tôi chú ý đến bản tin “Thống nhất tên giao dịch góp phần tạo nên sức mạnh”. Đọc xong bản tin này, tôi thấy có vài hiểu lầm về những định danh như college, faculty, school, và chức danh của quan chức đại học. Bài này chỉ trình bày một cách khái quát nhất những hiểu lầm đó.

Đang xem: Hiệu trưởng tiếng anh là gì

Một trong những điều làm “đau đầu” cho những đồng nghiệp nước ngoài là tên gọi các trường đại học trong hệ thống Đại học Quốc gia. Thật vậy, có lần đồng nghiệp tôi sang đó giảng dạy, và anh ta rất ngạc nhiên khi biết có đại học trong đại học. Có một anh kia còn đi lầm trường chỉ vì tên gọi! Những ai quen với cách tổ chức đại học ở các nước tiên tiến sẽ ngạc nhiên khi biết Đại học Quốc gia có nhiều “đại học con” như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Bách khoa, v.v. Nói là “đại học con”, nhưng trường nào cũng đều có qui mô lớn chẳng thua kém gì, thậm chí còn lớn hơn, các đại học ở nước ngoài.
Vấn đề “đại học trong đại học” dẫn đến khó khăn và phức tạp trong danh xưng, nhất là danh xưng tiếng Anh. Chẳng hạn như ĐHQGTPHCM thì có tên chính thức là “Vietnam National University, Ho Chi Minh City”. Nhưng các trường thành viên cũng có tên gọi làuniversity, như Ho Chi Minh City University of Technology, University of Science Ho Chi Minh City, Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities, v.v. Chú ý, lúc thì tên thành phố viết sau tên trường đại học, nhưng có lúc thì lại viết trước tên trường! Những cách viết như thế này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc nhận dạng đại học trong cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế. Hơn thế nữa, cách viết tên đại học không nhất quán (hoặc chẳng theo một công thức chuẩn) còn gây ấn tượng cho đồng nghiệp nước ngoài rằng đại học Việt Nam chưa nghiêm túc trong việc định danh trên trường quốc tế.
Nhưng may mắn thay, Đại học Quốc gia Hà Nội đang có nỗ lực làm thay đổi tình trạng nhập nhằng đó, ít ra là trong tên gọi. Trong bản tinThống nhất tên giao dịch góp phần tạo nên sức mạnh, ban giám đốc trường đang chấn chỉnh việc định danh trường và chức danh trong giao dịch bằng tiếng Anh của các đơn vị trong hệ thống ĐHQGHN. Đây là một việc làm rất đáng hoan nghênh. Nhưng đọc qua bài phỏng vấn, tôi thấy lấn cấn ở vài điểm mà tôi nghĩ là có sự hiểu lầm. Trong bài này tôi sẽ trình bày các điểm đó như sau:
Hiểu lầm về từnationalvới sứ mệnh quốc gia. Theo nhận xét của lãnh đạo ĐHQGHN thì những đại học có vị thế đặc biệt có thể mang tên “quốc gia” (national). Nhưng trong thực tế thì không phải như thế. Theo tôi biết thì chẳng có đại học nào dám nói mình có sứ mệnh quốc gia cả. Tất cả đại học đều có sứ mệnh khai sáng dân trí và xem đó là một đóng góp của họ cho sự phát triển của đất nước. Chẳng hạn như Đại học Quốc gia Úc (ANU) có sứ mệnh là: “to be one of the world’s great research institutions, distinguished by outstanding teaching, guiding students to the frontiers of knowledge and the best standards of scholarship” (tạm hiểu là: trở thành một trong những viện nghiên cứu lớn trên thế giới qua giảng dạy xuất sắc, dìu dắt sinh viên đến những tri thức hiện đại và chuẩn mực học thuật cao nhất). Trường Đại học Sydney hay New South Wales, dù không có từnationaltrong danh xưng, nhưng cũng có những sứ mệnh tương tự. Gần ta hơn là Đại học Quốc gia Singapore, đề ra 3 sứ mệnh. Đó là nuôi dưỡng những học giả, tạo cơ hội cho họ trở thành những nhà lãnh đạo trong xã hội, những công dân toàn cầu; nghiên cứu có ảnh hưởng lớn, đóng góp tri thức nhằm cải thiện xã hội; và phục vụ cho sự phát triển xã hội và kinh tế quốc gia. Đại học công nghệ Nanyang (Singapore) không có từnationaltrong danh xưng, nhưng sứ mệnh của họ thì chẳng khác gì Đại học Quốc gia Singapore. Nói tóm lại, không cứ có chữquốc giamới có sứ mệnh quốc gia; tất cả đại học đều có sứ mệnh chung (đóng góp tri thức) và sứ mệnh riêng là đóng góp vào sự phát triển của quốc gia.
Cũng cần phải nói thêm rằng không phải có chữ “national” trong danh xưng mới có tầm vóc quốc gia.Đọc câu phát biểu mang tính khẳng định “Trên thế giới cách đặt tên đại học và các trường thành viên rất đa dạng, nhưng những đại học có tầm vóc quốc gia thì bao giờ cũng gắn với từ quốc gia – national. Ví dụ: ANU (Australia National University), SNU (Singapore National University), SNU (Seoul National University) …” tôi thấy không đúng với thực tế. Chẳng hạn như Đại học Quốc gia Úc là đại học nhỏ, chỉ giới hạn trong một số bộ môn. So với các đại học lớn hơn và lâu đời hơn như Đại học Sydney, Đại học Melbourne, Đại học Queensland (tất cả đều không có danh xưngnational) thì Đại học Quốc gia Úc chỉ là một viện tí hon! Cũng cần nói thêm rằng ở Anh, Mĩ, Canada, v.v. không có trường nào mang danh xưngnationalđể mang “tầm vóc quốc gia” cả. Đại học Harvard, Yale, Oxford, Cambridge, Sorbonne, Toronto, v.v. đều không có tênnationalnhưng ai cũng biết uy tín của họ là tầm vóc toàn cầu chứ chẳng riêng gì trong nước.
Australian National University (chứ không phải “Australia National University”)National University of Singapore – NUS (chứ không phải “Singapore National University” – SNU)University of Malaya (chứ không phải “University of Malaysia”)
Mô hình Đại học Quốc gia Việt Nam (VNU) không phổ biến trên thế giới. Bài phỏng vấn có câu “Trên thế giới rất nhiều đại học có mô hình giống ĐHQGHN”là một giả định không đúng. Không biết ở các nước Đông Âu thì thế nào, nhưng ở các nước phương Tây mà tôi có kinh nghiệm thì chưa thấy nơi nào mà đại học nằm trong đại học, hay có sự phân chia theo kiểu “đại học mẹ” và “đại học con” (không thấy “đại học cha”!) như VNU cả.
Có sự hiểu lầm vềcollegevàfaculty. Trong bài trả lời phỏng vấn, vị phó giám đốc ĐHQGHN cho biết “Các trường đại học thành viên của các đại học này thường có 3 cách gọi. Thứ nhất là college, ví dụ college of Law, Australia National University (Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Úc). Thứ hai là school, ví dụ Business School, University of London (Trường Đại học Kinh doanh, Đại học London). Thứ ba, là university nhưng có nhận diện bằng cách đặt dưới university mẹ.” Nhưng hình như đây là một sự hiểu lầm. Tôi có thể giải thích chung như sau:
College, faculty, schoolkhông phải là trường đại học mà là những đơn vị trong một trường đại học. Ở Úc (và Mĩ, Anh, Canada), mỗi university (đại học) có nhiềukhoa. Khoa có thể gọi làcollege, nhưng cũng có thể gọi làfaculty. Sự chọn tên gọi (college hay faculty) là tùy theo ban giám hiệu. Chẳng hạn như ngày xưa, Đại học Macquarie họ gọi các khoa làcollege, nhưng khi có ban giám hiệu mới, họ sửa lại làfaculty. Phần lớn đại học Úc (như Đại học New South Wales, Sydney, v.v.) gọi các khoa làfaculty. Nhưng Đại học Quốc gia Úc thì gọi khoa là college, như College of Law (Khoa Luật), và đây cũng chính là cách gọi của nhiều đại học Mĩ như Ohio State University chẳng hạn.

Xem thêm: Công Dụng Tuyệt Vời Từ Lá Chè Xanh Có Tác Dụng Gì ? Lá Chè Xanh: 5 Tác Dụng & Cách Nấu

Dưới faculty và college thường là nhữngschool. Chẳng hạn như trong Faculty of Medicine (Khoa Y) của trường ĐH New South Wales có nhiềuschoolnhưSchool of Medicine,School of Psychiatry,School of Medical Sciences, v.v.Tuy nhiên, trong vài trường hợp đặc biệt, có đơn vị dưới trường đại học lấy tên làschool. Thông thường đây là những đơn vị chuyên ngành (professional school).
Ở đây, tôi không nói đến những trường cá biệt. Những trường hợp này trường tuy là đại học nhưng do lí do lịch sử và “thương hiệu” quá lớn nên họ không cần danh xưnguniversity. Có thể kể những trường danh tiếng nhưLondon School of Economics,Dartmouth College,California Institute of Technology (CalTech),v.v. mà không cần có danh xưng university – đại học, nhưng ai cũng biết đó là những trung tâm khoa học và giáo dục nổi tiếng trên thế giới.
Với cách hiểu trên, cách đặt tên mới của VNU rất khác thường. Theo qui định mới, các trường thành viên sẽ có tên VNU trước và theo sau là tên trường đại học. Chẳng hạn như VNU – University of Engineering and Technology. Nếu viết đúng làVietnam National University – University of Engineering and Technology. Hai chữ university gắn liền nhau! Đó là một danh xưng lạ lùng và có thể nói là lượm thượm.
Theo cách gọi mới, giám đốc làPresident; Phó Giám đốc làVice-President; Hiệu trưởng làRector; Phó hiệu trưởng làVice-Rector; Trưởng Ban, Giám đốc trung tâm làDirector; Phó Trưởng Ban làVice-Diretor; Trưởng Khoa làDean, Phó Trưởng Khoa làDeputy-Dean, v.v.
Ở đây cần phải phân biệt và quán triệt sự khác biệt giữa hai chữvicevàdeputy. Hai chữ này nếu dịch sang tiếng Việt đều có nghĩa làphó.Nhưng trong tiếng Anh thì cách dùng không phải đơn giản và tùy tiện được. Nói một cách ngắn gọn:
Deputycó nghĩa đen là người có thể đóng vai trò thay mặt cấp trên. Hiểu theo nghĩa hiện đại là người được ủy quyền. Và chính vì thế mà có động từdeputize– tức ủy quyền.Cònvicelà từ gốc Latin có nghĩa là “thay thế”. Do đó, vice-president là người có thể thay thế tổng thống trong trường hợp / tình huống đặc biệt. Tiếng Anh chuẩn không códeputy president.
Vicethường dùng cho các chức danh trong hệ thống khoa bảng và hành chính. Còn deputy thường dùng phổ biến trong các cơ sở kinh doanh. Người ta nóideputy director, chứ chẳng ai nóivice-director.
Vicemang tính nghiêm nghị hơndeputy. Chức danhVice-Chairmannghe nghiêm trang trangDeputy Chairman, vìVice-Chairmanlà phó chủ tịch, cònDeputy Chairmancó thể là người được ủy quyền chủ tịch.

Xem thêm: Google Tag Manager Và Global Site Tag Là Gì ? Hướng Dẫn Cài Đặt, Sử Dụng Gtm A

Hiểu như thế mới thấy các chức danh mà ĐHQGHN sắp ban hành là thiếu chuẩn mực, nếu không muốn nói là sai về tiếng Anh. Tôi góp ý như sau:
Về chức danh giám đốc đại học quốc gia, thì có thể sử dụngChancellorhoặcPresident. Ở Mĩ, hiệu trưởng có khi là President, nhưng cũng có khi là Chancellor. Ở Úc và Anh, Vice-Chancellor có nghĩa là hiệu trường (chứ không phải phó hiệu trưởng như một bài báo trên Tia Sáng hiểu sai). Do đó, ở trường Đại học New South Wales, người ta in danh thiếp của hiệu trưởng là Vice-Chancellor và President để đồng nghiệp Mĩ hiểu đúng. Tôi đề nghị giám đốc ĐHQG nên là Chancellor và mở ngoặc là President để cho rõ ràng hơn. Danh xưng Chancellor nghe nghiêm trang và khoa bảng hơn là President (thường dùng trong doanh nghiệp và chính trị).Hiệu trưởng các trường thành viên thì nên gọi làPrincipal, chứ không nên gọi làRector. Rector là chữ gốc Latin, có nghĩa là “người cai trị”, thường là chức danh hiệu trưởng của các trườngđại học độc lậpbên Âu châu, nhưng cũng có khi là hiệu trưởng trung học và trường dạy thể thao! Nếu trường là thành viên (như college trong Đại học Oxford hay Cambridge) thì nên gọi làPrincipal. Còn phó hiệu trưởng trường thành viên thì có thể gọi làVice-Principal.Khoa trưởng thì nên gọi làDean, nhưng phó khoa thì không nên gọi là “Deputy-Dean”. Cần nói thêm rằngDeputythì không kèm theo dấu “-“ nhưVice. Tôi đề nghị nên sửa lại cho chuẩn hơn là:Associate Dean. Associate Dean có nghĩa là phó khoa. Tương tự,Deputy Directornên thay thế bằngAssociate Director, chứ không ai viếtVice-Diretor!
Nói tóm lại, tôi nghĩ hệ thống đại học trong đại học là rất bất bình thường và không giống ai trên thế giới. Cũng chẳng giống đại học nào trong vùng Đông Nam Á. Có thể nói rằng Danh xưng đại học bằng tiếng Anh hiện nay quá tùy tiện và thiếu qui chuẩn, gây lẫn lộn cho đồng nghiệp quốc tế. Vì thế, việc ra qui định cách đặt danh xưng bằng tiếng Anh là rất cần thiết. Nhưng rất tiếc là qui định này vẫn còn nhiều sai sót, kể cả sai sót trong chức danh, có lẽ xuất phát từ hiểu lầm hay chưa thông thạo với hệ thống đại học ở nước ngoài. Trong bài này tôi đã đề nghị một số thay đổi cho phù hợp với danh xưng của, và chức danh khoa bảng trong, các đại học trên thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *