Những Điều Cần Biết Về Hiệu Ứng Đám Đông by Lý Ngọc Hải My · Published March 25, 2021 · Updated March 25, 2021

Không ai sống trên thế giới với chỉ bản thân mình. Xung quanh chúng ta là cộng đồng, xã hội được tạo nên bởi nhiều đám đông. Vì vậy, việc bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông là điều đương nhiên và có thể coi đây là một cách để cá nhân tương tác với xã hội. Tuy nhiên, vấn đề gì cũng có hai mặt, hãy cùng YO tìm hiểu về “Hiệu ứng đám đông” để tránh được những tiêu cực gây ra bởi hiệu ứng này nhé.

Đang xem: Hiệu ứng đám đông là gì

Hiệu ứng đám đông là gì?

Hiệu ứng đám đông có thể coi là một khái niệm thuộc phạm trù tâm lý học đám đông, được nghiên cứu bởi các nhà tâm lý, phân tâm học nổi tiếng, trong đó có Gustave Le Bon với cuốn “Tâm lý học đám đông” hay Sigmund Freud với “Tâm lý đám đông và phân tích cái tôi”.

Hiệu ứng đám đông là hiện tượng một hay nhiều cá nhân bị tác động lên tâm lý và hành vi bởi một đám đông. “Chạy theo số đông” là cụm từ khá sát nghĩa để diễn tả hiện tượng này. Việc “chạy theo số đông” hay “ngả theo số đông” trong tiếng Việt thường mang nghĩa tiêu cực khi cá nhân mất năng lực tư duy và làm chủ hành vi vì chịu ảnh hưởng bởi đám đông. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mặt trái, hiệu ứng đám đông cũng mang lại lợi ích khi được phát huy trong đúng hoàn cảnh.

*

Hiệu ứng đám đông trong Marketing

Trong ngành tiếp thị, việc áp dụng hiệu ứng đám đông để đạt được hiệu quả doanh số không phải là hiếm. Trong thực tế, các hàng ăn, uống khi mới mở nếu có điều kiện sẽ huy động người thân, bạn bè,… hay thậm chí cả thuê, mướn người vào ngồi ở quán mình cho “có vẻ đông đúc”, những người này thường được gọi là “chim mồi”. Khách hàng khi nhìn vào các quán ăn, uống có đông khách, thường tự nảy sinh tâm lý tin tưởng, ý nghĩ “đông người đến nên chắc ngon” sẽ thúc đẩy mong muốn được thử ăn, uống ở các quán này. Đây là một ứng dụng khá cơ bản của hiệu ứng đám đông trong marketing.

Trong thời đại quảng cáo số, việc áp dụng hiệu ứng đám đông vào tiếp thị đã tạo ra khái niệm “seeder”. “Seeder” có thể được hiểu như là những “chim mồi” online, tăng tương tác cho các bài tiếp thị trên các mạng xã hội hay website bằng cách để lại những tương tác, bình luận tích cực, người dùng khi xem xét các tương tác và đọc bình luận sẽ bị thuyết phục để mua sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm: Microsoft Visual C++ Là Gì, Microsoft Visual C++ Redistributable Là Gì

Hiệu ứng đám đông giúp lan tỏa những điều tích cực trong xã hội

Khi đám đông hiểu đúng và hành động đúng sẽ tạo được phản ứng tích cực trong cộng đồng. Trong đời sống xã hội, ta thường hay bắt gặp những tập thể cố ý và cố gắng để những hành vi của mình tác động lên đám đông bằng việc “đi trước, làm gương”. Các đội thanh niên tình nguyện xung phong dọn dẹp sạch sẽ các kênh, rạch để nâng cao ý thức và hành động của người dân vì môi trường hay gần đây nhất là các hình ảnh của từ các quan chức, nhân viên y tế đến những người già, trẻ nhỏ,… đi tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 ở các nước có số ca nhiễm cao nhằm cổ động người dân tin tưởng và tự nguyện tiêm vắc-xin là những ví dụ cho việc hiệu ứng đám đông phát huy được mặt tốt của mình cho xã hội.

Hiệu ứng đám đông cũng đã và đang ảnh hưởng rất lớn lên sự chuyển dịch chế độ ở các quốc gia. Các cuộc cách mạng, biểu tình hay trưng cầu dân ý đều là kết quả của hiệu ứng đám đông, dù đôi khi đám đông không phải lúc nào cũng đúng.

*

Hiệu ứng đám đông và tiêu cực

Các cuộc bạo loạn, làn sóng phân biệt chủng tộc,… là những biểu hiện tiêu cực của hiệu ứng đám đông. Nước Mỹ trong những năm gần đây xuất hiện rất nhiều những biểu hiện tiêu cực này. Đầu tiên, phải nhắc tới cơn “sốt” giấy vệ sinh khởi đầu cho làn sóng tích trữ hàng hóa khi dịch COVID-19 bùng nổ ở Mỹ, nó cho thấy tâm lý đám đông, một khi bị những yếu tố sai lệch chi phối, có thể dẫn tới những hành động tiêu cực, gây ra những hệ lụy khó lường đối với đời sống kinh tế – xã hội. Phản ứng sợ hãi thái quá bắt nguồn từ những tin chưa qua kiểm chứng trên các mạng xã hội đã khiến người dân nước này vơ vét sạch sẽ các kệ hàng, mà khó hiểu nhất là việc họ mua giấy vệ sinh nhiều đến mức khiến chúng “cháy hàng” trong khi không một khả năng nào về việc thiếu hàng hóa được đưa ra và vì dù có mua thực phẩm để dự trữ cho các tuần cách ly, nhiều người thừa nhận rằng họ hành động theo đám đông.

Thiếu tỉnh táo trong việc phân tích thông tin và vội vã hành động theo đám đông là nguyên nhân khiến các cá nhân có hành vi sai lệch. Cựu Tổng thống Mỹ – Donald Trump và nhiều kênh truyền thông không biết do vô tình hay cố ý đã sử dụng các cụm từ như “Kung-flu” hay “China virus” khiến cho người châu Á bị gán ghép cho việc phát tán mầm bệnh ở Mỹ. Các cụm từ này dần hình thành ý thức, có sự tham gia của các cá nhân cực đoan kích động đã châm ngòi cho một làn sóng bạo lực, phân biệt đối với người châu Á tại quốc gia này.

Xem thêm: Công Suất Phản Kháng Là Gì, Tại Sao Phải Bù Công Suất Phản Kháng

*

Nguồn tham khảo: special.vietnamplus.vn, spiderum.com, seeding.vn, tuoitre.vn

——————————————————

Vui lòng trích dẫn nguồn Youth Opportunities – Cơ Hội Đi Ra Thế Giới Dành Cho Người Trẻ khi chia sẻ thông tin này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *