Trong xu thế phát triển tri thức như ngày này, con người là yếu tố quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Đang xem: Hình thức đào tạo là gì
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển xã hội, chính vì thế để phát triển yếu tố con người thì cần tập trung phát triển ngành đào tạo bằng việc không ngừng thay đổi, nâng cao chất lượng đào tạo.
Hình thức đào tạo là gì?
Hiện nay chưa có một quy định nào chỉ rõ hình thức đào tạo là gì, tuy nhiên có thể hiểu hình thức đào tạo là cách thức tổ chức các chương trình học nhằm đào tạo và củng cố kiến thức cho người học, trang bị cho họ những kiến thức và trình độ chuyên môn nhất định liên quan tới chuyên ngành đang theo học.
Có rất nhiều hình thức đào tạo khác nhau trong môi trường giáo dục, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của người học để lựa chọn hình thức đào tạo sao cho phù hợp. Đồng thời mỗi hình thức đào tạo khác nhau cũng đem lại những lợi ích khác nhau.
Hiểu được hình thức đào tạo là gì? Chúng ta tiếp tục làm rõ: hiện nay, có những hình thức đào tạo nào?
Phân loại các hình thức đào tạo
Có nhiều cách để phân loại hình thức đào tạo, tuy nhiên hiện nay có thể khái quát có hai hình thức đào tạo như sau:
– Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo phổ biến nhất hiện nay mà nhiều trường đang áp dụng thực hiện. Đây là hình thức đào tạo có các khóa học tập trung toàn bộ thời gian để đào tạo do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng
– Hình thức đào tạo thứ hai là hình thức đào tạo thường xuyên, đây là hình thức vừa làm vừa học học từ xa (áp dụng công nghệ thông tin) hoặc tự học có sự hướng dẫn của người có chuyên môn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Đối với hình thức này sẽ được thực hiện linh hoạt về chương trình đào tạo, thời gian học, phương pháp, địa điểm đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học cũng như phù hợp với yêu cầu của người học.
Xem thêm: Hướng Dẫn Gõ Tiếng Việt Trong Lol, Lmht, Liên Minh Huyền Thoại
Một số quy định mới về việc ghi hình thức đào tạo trên bằng cấp của người học
Trước đây, hình thức đào tạo sẽ là thông tin bắt buộc ghi trên bằng Đại học. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của pháp luật, hình thức đào tạo sẽ là nội dung được ghi trên phụ lục văn bằng chứ không còn được ghi trên văn bằng giáo dục đại học như trước đây. Điều này được quy định rõ trong Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT.
Theo đó, một trong những điểm mới của Thông tư này là không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hoặc vừa làm vừa học; học từ xa hay tự học có hướng dẫn trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ tại phụ lục kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BGDĐT.
Nội dung này sẽ được ghi tại mục thông tin về văn bằng trên phụ lục văn bằng. Kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Như vậy, trên văn bằng sẽ chỉ còn 10 nội dung là: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…
Trên đây là những thông tin có liên quan tới vấn đề Hình thức đào tạo là gì? mà Luật Hoàng Phi muốn gửi tới Quý khách hàng. Chúng tôi mong rằng với những thông tin này, Quý khách hàng đã phần nào nắm được vấn đề.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Tiêu Chuẩn Euro 4 Là Gì ? Tiêu Chuẩn Khí Thải Euro Tại Việt Nam
Nếu có bất cứ thắc mắc gì, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ và giải đáp thắc mắc.