Hình thức đầu tư PPP là gì? Bạn là dân kinh tế hay đang là doanh nghiệp quan tâm đến mô hình hợp tác đầu tư trong các dự án công này. Bạn đang muốn biết về mô hình PPP là gì? Các dự án PPP có những đặc điểm gì? Ý nghĩa các hợp đồng PPP là gì? Thực tế ở Việt Nam thực trạng đầu tư theo mô hình này ra sao? Và nhiều hơn những thắc mắc hơn về PPP bạn muốn biết.

Đang xem: Hình thức đầu tư ppp là gì

Chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ những thông tin xoay quanh mô hình PPP đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay để bạn có cái nhìn cơ bản hơn.

Nội dung bài viết

Hợp đồng dự án PPPƯu điểm của mô hình PPPDự án PPP nhóm C là gì?Thực trạng đầu tư PPP tại Việt NamPhân tích SWOT phương thức đầu tư PPP

Hình thức đầu tư PPP là gì?

*

Hình thức đầu tư PPP là gì? Dự án PPP là gì?

PPP là viết tắt của Public – Private Partnership là mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư nghĩa là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Trong mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ, còn tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ, là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.

Hình thức đầu tư PPP ra đời nhằm tối đa hóa hiệu quả các dự án công, đảm bảo chất lượng cao cho các công trình công cộng và tận dụng tối đa, không lãng phí ngân sách nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tham gia và công chúng sử dụng dịch vụ công. 

Trong mô hình này, việc xác lập quan hệ đối tác là qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế khác, trong đó đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện và quản lý của các dự án cơ sở hạ tầng. Quan hệ đối tác được xây dựng trên chuyên môn của từng đối tác đáp ứng nhu cầu được xác định rõ ràng thông qua việc phân bổ thích hợp về: tài nguyên, nguồn lực, rủi ro, trách nhiệm, chế độ khen thưởng.

Hiểu đơn giản mô hình PPP là thông qua các dự án mà nhà nước và nhà đầu tư tư nhân cùng phối hợp thực hiện bằng hình thức thảo luận và ký kết hợp đồng.

Dự án PPP là gì?

Các dự án PPP là các dự án xây dựng, vận hành, cải tạo, quản lý công trình hạ tầng cung cấp dịch vụ công. Đây là mô hình đang được áp dụng rất rộng rãi. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong các dự án PPP là mối quan hệ kinh tế gắn bó chặt chẽ, mối quan hệ hợp tác công tư nhằm hoàn thiện 1 dự án đầu tư. Các nhà đầu tư có hứng thú với dự án sẽ tham gia đấu thầu, doanh nghiệp trúng thầu sẽ được nhà nước tiến hành chuyển giao quyền lợi, trách nghiệm theo các mức độ nhất định.

Hợp đồng PPP là gì?

*

Hợp đồng PPP là gì? Ý nghĩa của hợp đồng PPP là gì?

Hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư giữa nhà nước và đơn vị doanh nghiệp tư nhân đấu thầu xin đầu tư theo hình thức đối tác công tư. 

Hợp đồng PPP được thảo luận, quyết định các điều khoản và đi đến ký kết giữa 2 bên là các nhà đầu tư tư nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phần lớn các dự án PPP là đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hay quản lý vận hành các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. 

Đặc điểm của hợp đồng PPP 

– Chủ thể hợp đồng: cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

– Hợp đồng có liên quan đến các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ công

– Mỗi loại dự án PPP sẽ có một loại hợp đồng tương ứng phù hợp với đặc điểm cũng như yêu cầu cụ thể của mối loại hình được quy định theo quy định tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP 

Ý nghĩa của hợp đồng PPP

Hợp đồng PPP mang ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn tư nhân vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thiết yếu. Nhà nước thay vì phải bỏ vốn toàn bộ thông qua hợp đồng PPP Nhà nước đã thu hút vốn đầu tư tư nhân vào xây dựng.

Trong các hợp đồng PPP thường nhà nước sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư để nhận lại hệ thống cơ sở hạ tầng bằng các phương thức chuyển giao quyền sở hữu từ nhà đầu tư.

Đặc điểm mô hình PPP là gì?

*

Đặc điểm của mô hình PPP là gì?

Các mô hình PPP – mô hình hợp tác công tư thường có các đặc điểm:

– Bên tư nhân hoặc cung cấp dịch vụ công cộng phải chịu mức độ rủi ro tài chính nhất định khi tiến hành dự án về các mặt kỹ thuật hay vận hành trong dự án.

– Các dịch vụ công tư trong các dự án PPP có chi phí do người sử dụng dịch vụ chi trả chứ không phải do người nộp thuế.

– Đóng góp của bên công ở đây là nhà nước trong các dự án hợp tác công tư có thể được thông qua bằng hiện vật, việc cần làm là chuyển nhượng các sản phẩm hiện có sang cho bên tư nhân phục vụ cho dự án.

– Trong các dự án PPP​​​​​​​ xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ có thể cung cấp một khoản trợ cấp vốn dưới dạng trợ cấp một lần với mục đích làm cho dự án có hiệu quả về mặt kinh tế. Bên cạnh đó chính phủ còn có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp doanh thu bao gồm giảm thuế hay giảm các khoản thu hàng năm được đảm bảo trong khoảng thời gian cố định.

– Mô hình PPP cho phép các khu vực công, khai thác chuyên môn và hiệu quả từ khu vực tư nhân nhằm đem đến cơ sở và dịch vụ tốt nhất, theo truyền thống được mua và cung cấp bởi khu vực công.

– Trong các dự án PPP, có thể để các cơ quan thuộc khu vực công, tìm cách đầu tư mà không phải chịu bất kỳ khoản vay nào, việc vay mượn phát sinh sẽ do các đơn vị tư nhân trong dự án thực hiện.

05 hình thức của đầu tư PPP

Hiện có 05 hình thức đầu tư PPP trên thế giới là:

– Xây dựng – Chuyển giao (BT: Build – Transfer): Trong mô hình này, chính quyền đứng ra ký hợp đồng với một đối tác tư nhân để thiết kế và xây dựng một công trình đáp ứng các yêu cầu. Sau khi công trình hoàn thành, chính quyền sẽ chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng công trình đó.

 – Xây dựng – Cho thuê – Chuyển giao (BLT: Build – Lease – Transfer ): Mô hình này bên chính quyền đứng ra ký hợp đồng với một đối tác tư nhân để thiết kế và xây dựng một công trình đáp ứng các yêu cầu nhưng sau khi hoàn thành, công trình được giao cho chính quyền thuê lại. Khi tiền thuê đã được thanh toán đủ công trình được chuyển giao cho phía chính quyền mà không yêu cầu thêm chi phí nào. Chính quyền có trách nhiệm vận hành trong thời gian thuê công trình.

Xem thêm: Ký Hiệu € Là Tiền Gì – 1 € Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam Vnd

 – Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT: Build – Operate – Transfer): Mô hình này là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để thiết kế và xây dựng 1 công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành nhà đầu tư vận hành và bảo dưỡng công trình trong một thời hạn nhất định. Đến khi hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước, Nhà nước chịu trách nhiệm tiếp tục vận hành công trình.

 – Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO: Build – Transfer – Operate): Mô hình đầu tư được ký kết giữa nhà đầu tư và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước tuy nhiên nhà đầu tư vẫn giữ quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

– Xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO: Build – Own – Operate): Mô hình này, Nhà nước nhượng quyền cho một đơn vị tư nhân cấp tài chính, xây dựng, vận hành và bảo trì một dự án. Đơn vị này có quyền sở hữu dự án trong thời gian hoạt động của dự án.

Hợp đồng dự án PPP

*

Phân loại hợp đồng dự án PPP?

Hợp đồng BOT

Hợp đồng BOT có tên gọi là Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao: hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định, đến khi hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng BTO

Hợp đồng BTO với tên gọi là Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh: hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Hợp đồng BT

Hợp đồng BT với tên gọi là Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao: hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác.

Hợp đồng BOO

Hợp đồng BOO hay được gọi là Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh: hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Hợp đồng BTL

Hợp đồng BTL với tên gọi là Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ: hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.

Hợp đồng BLT

Hợp đồng BLT được gọi là Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao: hợp đồng này được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng O&M

Hợp đồng O&M với tên gọi là Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

Ưu điểm của mô hình PPP

Trên thế giới các nước đã dần có khuynh hướng chuyển dần sang khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực năng lượng và điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải. Và theo đó có nhiều lý do trong việc chuyển sang sự hợp tác với khu vực tư nhân trong phát triển và cung cấp các dịch vụ về cơ sở hạ tầng chúng ta có thể đề cập đến:

– Tăng cường hiệu quả trong việc phân phối, điều hành và quản lý dự án về hạ tầng.

– Có các nguồn lực bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

– Có cơ hội tiếp cận và nắm bắt các công nghệ tiên tiến cả phần cứng và phần mềm

– Công tác quy hoạch và phát triển được triển khai đúng đắn, cho phép sàng lọc, lựa chọn tốt hơn các đối tác và hỗ trợ trong việc ra quyết định về cơ cấu của dự án, đưa ra lựa chọn thích hợp về công nghệ trên cơ sở xem xét chi phí trong toàn bộ vòng đời của dự án.

Đặc biệt mô hình PPP này trở nên hấp dẫn với chính phủ các nước đang phát triển, nó được đánh giá như là một cơ chế ngoài ngân sách phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Nó mang những lợi ích như:

+ Giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết.

+ Áp dụng mô hình PPP có thể không yêu cầu bất kỳ chi tiêu tiền mặt ngay lập tức, giúp làm giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và xây dựng.

+ Cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro dự án sang khu vực tư nhân.

Xem thêm: Nhà Có Tắc Kè Kêu Là Điềm Gì ? Hên Hay Xui Tốt Hay Xấu

+ Mô hình PPP giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng.

Nhược điểm của PPP

PPP là một hình thức tạo ra cơ sở hạ tầng với chi phí do khu vực tư nhân chi trả. Có một số trường hợp dự án BOT đã xảy ra các vấn đề do vượt quá chi phí, giá thành không thực tế, dự báo thu nhập không chính xác và có những tranh chấp pháp lý giữa tư nhân, nhà khai thác và Chính phủ. (Theo Kumaraswamy và Zhang (2001)) 

Dự án PPP nhóm C là gì?

*

Dự án PPP nhóm C là gì?

Theo quy định của Luật Đầu tư công 2014, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi, các dự án đầu tư công được phân loại là dự án nhóm A, nhóm B, Nhóm C. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư công 2014 ta có:

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng bao gồm:

– Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

– Công nghiệp điện;

– Khai thác dầu khí;

– Hóa chất, phân bón, xi măng;

– Chế tạo máy, luyện kim;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Xây dựng khu nhà ở;

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng

Dự án sau có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng gồm:

– Giao thông, trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *