Nhà văn người Đức W. Goethe có nói: “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chủ hứng thú với con người”. Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học. Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.

Đang xem: Hình tượng văn học là gì

*

Hình minh họa

Nhân vật văn học là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với không chỉ các nhà nghiên cứu mà với cả bạn đọc. Đã có nhiều quan điểm khác nhau khi nêu lên khái niệm cho “nhân vật văn học”. Theo quan điểm của Lại Nguyên trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đã cho rằng “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại trọn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoan đường được gán cho những đặc điểm giống con người”.

Còn với cuốn Từ điển thuật ngữ văn học được đồng sáng tác của ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại nói “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống … Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào một thế giới khác của đời sống”.

Xem thêm: Sạm Da Sạm Đen Là Bệnh Gì Khiến Da Bị Sạm? Màu Da Nói Gì Với Bạn Về Các Bệnh Lý Gan Mật

Ở cuốn Từ điển Ngữ văn của tác giả Nguyễn Như Ý cũng có những ý kiến khá tương đồ với hai ý kiến trên về khái niệm này cùng với một vài phát biểu riêng “Nhân vật văn học luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm và luôn luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình”.

Nói tóm lại, cùng với những ý kiến trên ta còn nói thêm được rằng nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm và nhân vật văn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm, giá trị của một câu chuyện không chỉ được nhà văn đưa vào cốt truyện các tình tiết mà còn chiếm một phần lớn trong các nhân vật mà nhà văn tạo nên.

Xem thêm: Con Nhím Tiếng Anh Là Gì ?

Chức năng của nhân vật văn học

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí…Trong Chí Phèo của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người…

*

Hình minh họa

Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất…) nhưng cũng cần luôn luôn nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống. Betông Brecht cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *