Tác giảThông điệp adminAdmin

*
Tiêu đề: Hoạt động học tập dưới góc độ tâm lý học

*

Mon Sep 21, 2009 7:21 pm

Đang xem: Hoạt động học là gì

1/ Khái niệm hoạt động học.Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động học. Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tích tiếp thu, tích luỹ những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù( phương thức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.1.1/ Bản chất của hoạt động học.Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ, ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động.Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này.1.2/ Đối tượng của hoạt động học.Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức.

Xem thêm: ” Hộp Giảm Tốc Tiếng Anh Là Gì ? Trục Ra (Hộp Giảm Tốc) Tiếng Anh Là Gì

Xem thêm: ” Date Of Availability Là Gì ? Earliest Availability (Date Có Nghĩa Là Gì

Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: khái niệm, kĩ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy, có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động học là hoạt động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước ỏ người học, còn hoạt động nghiên cứu khoa học đó là phát hiện những chân lý khoa học mà loài người chưa biết đến. Có thể nói: đối tưởng của hoạt động học là cái mới với cá nhân nhưng không mới đối với nhân loại.1.3/ Phương tiện học tập.Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng cụ thể, và chủ thể phải có những phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng. Trong hoạt động học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách, giáo trình, máy tính…mà nó còn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là mọi yếu tố của quá của nó đều được hình thành trong quá trình học tập. Phương tiện của học tập không có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chính trong quá trình chủ thể tham gia hoạt động học tập.Phương tiện chủ yếu của hoạt động học tập đó là các hành động học tập: so sánh, phân loại, phân tích, khái quát hoá.. Tâm lý học đã khẳng định so sánh, phân loại là những hành động học tập là phương tiện đắc lực cho việc hình thành những khái niệm kinh nghiệm, còn phân tích, khái quát hoá là phưong tiện để hình thành nên những khái niệm khoa học.Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học, phương tiện chủ yếu là tư duy. Trong giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết.1.4/ Điều kiện học tập.Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngoài (ngoại lực) như: có sự hướng dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ hai đó là có sự vận động của chính bản thân người học hay còn gọi là yếu tố nội lực. Đó là những tri thức mà người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học, động cơ, ý chí, hứng thú của người học…Có đầy đủ những điều kiện đó, người học dù trong hoàn cảnh có thầy với trò, hay không có đối mặt với thầy thậm chí khi ra trường, hoạt động học vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là quá trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực thông qua hoạt động dạy và học. Trong đó, yếu tố nội lực ở đây đóng vai trò quan trọng trong hoạt động học của người học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *