Học chơi cách chơi cờ tướng với 72 bài học cơ bản dành cho người mới, những ván cờ hay, đặc sắc dành cho những bạn chơi lâu năm được trình bày qua video youtube rất tiện lợi.
Đang xem: Học cờ tướng cơ bản
Bạn đang xem: 72 bài học cờ tướng căn bản
Vịt Ú là ai?
Nếu bạn là một người chơi cờ và ham học hỏi sẽ biết, Vịt Ú cờ tướng là tên một kênh Youtube học chơi cờ tướng rất nổi tiếng và tốt cho những người mới chơi hoặc cần cải thiện trình nghệ chơi cờ.
Bình thường mọi người hay gọi tác giả của kênh này là Vịt Ú hay Việt Ú, mình cũng không muốn công bố tên thật của anh ở đây bởi anh thích người yêu cờ biết mình với cái tên Vịt Ú hơn.
Bạn đã xem video của Vịt Ú sẽ thấy anh có chất giọng bình luận rất hùng hồn, dõng dạc và phân tích tình thế và biến thể nước đi rất chi tiết, cụ thể và vô cùng dễ hiểu cho những bạn mới học đánh cờ tướng .
Tổng quan về bài học
Kho kỳ phổ học chơi cờ tướng này bao gồm những ván cờ từ khai cuộc thông dụng cho đến tàn cuộc sát pháp và cờ thế, cờ tàn. Mỗi bài học sẽ là một kinh nghiệm giá trị, một tuyệt chiêu dễ nhớ và thực dụng.
Sau khi học xong bạn sẽ có một nền tảng chơi cờ tướng vững chắc, biến thể nước đi ảo diệu khó lường. Từ đây bạn có thể nghiên cứu, phát triển kỳ nghệ tiến xa hơn nữa trong giới cờ tướng Việt Nam, Trung Quốc hay thế giới.
Các bài học là các thế cờ tướng cơ bản, phân tích và bình luận chuyên sâu các ván cờ bởi tác giả Vịt ú.
Học chơi cờ tướng với 72 bài học
Bài 1 : Pháo Đầu phá Thuận Pháo chậm ra Xa
Pháo đầu là cách khai cuộc cờ tướng rất cơ bản, tuy nhiên vận dụng để đánh trong một trận thực chiến tương đối khó. Thuận pháo là cách khai cuộc mới trở lại thời hưng thịnh, với cách khai cuộc thuận pháo vương – Hồ Vinh Hoa.
Mỗi cách khai cuộc đều có những ưu thế và cạm bẫy riêng bởi vậy có thể vận dụng những chiến thuật cụ thể vào trong trong mỗi tình huống thực chiến.
Mời bạn tham khảo ván cờ Pháo Đầu phá Thuận Pháo chậm với bình luận ở video dưới:
Bài 2
Cũng nằm trong khai cuộc pháo đầu công, pháo đầu quá hà xa có sức công phá khá mạnh tuy nhiên thường sẽ thua thiệt về triển khai lực lượng chậm. Bù lại sức tấn công nhanh và mạnh, với sát lực cao.
Chi tiết trận đấu Pháo Đầu quá hà Xa phá Thuận pháo thực chiến hiện đại:
Bài 3
Thế gian có nhiều nghề để sinh sống, nhưng kiếm sống bằng cách lang thang chơi cờ phủi khó có thể gọi là nghề. Vậy mà nhiều người lại xem đó là “cần câu cơm”.Với cao thủ giang hồ, tối thiểu cũng phải nắm được nghệ thuật đánh cờ chấp và cờ lừa.
Khác với chơi tại kỳ đài hay các giải đấu, đánh cờ độ, cờ chấp, yêu cầu tối quan trọng là phải biết thủ dẻo, lạng khéo, đưa ván cờ đến chỗ phức tạp để đối phương “chẳng biết đằng nào mà lần”. Khi đối phương sai lầm là cơ hội của mình và phải nắm chắc rằng cũng là con xe, con pháo nhưng con xe, con pháo ở trong tay mình phải mạnh hơn con xe con pháo của họ…
Trong cờ tướng giang hồ thường sử dụng các sát cuộc hay còn gọi là các phương pháp khai cuộc có tính công sát cao. Thường cao thủ giang hồ thường thí quân nhằm tạo thế sát cục, chỉ cần rơi vào bẫy là biết chắc chắn kết quả.
Mời bạn tham khảo ván cờ tướng giang hồ, hiểm pháp âm độc ở video dưới:
Bài 4
Bao nhiêu thế kỷ nay thì thế Bình phong mã không bao giờ lỗi thời, thiên biến vạn hóa, công thủ toàn diện. Lấy thế công của đối phương làm thế thủ cho mình, lấy thế thủ của mình ra đòn sấm sét hạ gục đối phương….
Ai có tâm nhẫn nhịn, kiên nhẫn, luôn bao dung độ lượng luôn sử dụng thế cờ này, luôn mang tính cầu toàn thân ái, hiểu người hiểu ta. Nếu các bạn luyện tập thế cờ này các bạn sẽ thấy tại sao người xưa hay áp dụng.
Bạn có thể thấy sức mạnh của thế cờ này ở ván cờ Bình Phong Mã hiểm ác khó lường của Lương sư phụ:
Bài 5
Khai cuộc tốt, người chơi sẽ có cơ hội xuất quân thanh thoát, triển khai nhanh công – thủ, tận dụng được các quân thuận và tránh được thế bí khi vận dụng các thế tiếp theo.
Khai cuộc cờ tướng là bước đệm quan trọng để người chơi chiếm thế, đoạt quân trong trung cuộc và tàn cuộc của trận đấu. Mỗi cách khai cuộc ẩn chứa cạm bẫy hiểm độc riêng, chỉ cần sơ xuất giẫm phải, bạn sẽ phải trả giá tương xứng.
Dưới đây là màn khai cuộc đẳng cấp của lão sư trong làng cờ tướng Trung Quốc, mời các bạn theo dõi diễn biến tuyệt chiêu khai cuộc cờ tướng đỉnh cao với bình luận của Vịt Ú:
Bài 6
Thế trận Bình Phong Mã đối Ngũ Thất Pháo hiện đang được nhiều cao thủ Trung Quốc nghiên cứu và thực chiến tại các giải đấu lớn, cụ thể như:Ván cờ tại Ngũ dương Bôi lần 29/năm 2009 của Lữ Khâm sử dụng thực chiến và giành chức vô địch.
Tiếp đến, trận đoạt cup Mao Sơn Bôi tháng 5/2009, Hồng trí sử dụng thế trận Ngũ thất pháo đối bình phong mã của Hứa Ngân Xuyên, song thế trận có biến đổi khác và thế trận ngũ thất pháo thua cuộc (còn bàn tiếp về trung và tàn cuộc).
Ở đây, đề cập đến không phải những trận cờ của Trung Quốc mà là trận đấu đỉnh cao của 2 cao thủ trong làng cờ Việt. Trận đấu giữa Đào Cao Khoa và Trần Quyết Thắng, qua đây chúng ta sẽ hiểu sâu thêm về kỹ thuật sử dụng hậu thủ Bình Phong Mã để chống trận Ngũ Thất Pháo của bên tiên, vấn đề mà chúng ta đã từng bàn luận trong bài học thứ 4 .
Qua ván cờ: Bình phong mã đối ngũ thất pháo
Bài 7
Pháo đầu mã đội hay còn gọi là giáp mã pháo, đây là cách chơi tương đối quen thuộc trong làng cờ tướng Việt Nam. Từ xưa người ta đã có có câu “pháo đầu mã đội, xe đâm thọc” ám chỉ các ra quân đầy khí thế tiến công.
Đây cũng là một trong những cách khai cục khá phổ biến và cơ bản mà người mời chơi hoặc chưa tinh thông về cờ nên biết. Trải qua thời gian và thông qua nhiều phương án cải tiến nâng cao. Thế trận pháo đầu mã đội ngày càng khác xưa nhiều hơn.
Nếu ngày xưa bên đi tiên có thể áp đảo và gây tâm lý thụ động cho bên đi hậu, thì ngày nay bên đi hậu cũng đã có đầy đủ vũ khí chống lại và hóa giải các đòn tấn công hiểm hóc.
Trong bài học này chúng ta sẽ khảo sát những miếng đánh rất độc địa của thế trận Pháo đầu tấn gấp trung binh đối Bình Phong Mã. Cách sử dụng pháo đầu mã đội tốc chiến tốc thắng:
Bài 8
Trong bài học này chúng ta sẽ luyện Đòn Phi Đao Kịch Độc của danh thủ nổi tiếng Liễu Đại Hoa đã bại Tân Đông Bắc Hổ Triệu Quốc Vinh trong giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc vào năm 1984, thông qua đó chúng ta sẽ hiểu sâu thêm về các kỹ thuật sử dụng trận hậu thủ Bình Phong Mã để chống lại trận Pháo Đầu tấn gấp trung binh của bên đi tiên.
Tuyệt chiêu lên tượng phế Mã thượng thừa của Liễu Đại Hoa đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của đông đảo những người chơi cờ và được ghi nhận như là phương án chống trả hay nhất của Hậu.
Mời các bạn tham khảo video Đòn Phi Đao Kịch Độc Của Một Bộ Óc Thiên Tài Cờ Tướng với bình luận cờ tướng vịt ú:
Bài 9
Đây là một ván cờ mà Uông Dương đã sử dụng sự kiềm chế của Mã Ngọa Tào cực hay, liên tục tung ra những diệu thủ bắt quân khiến Tưởng Xuyên nhìn hết quân này đến quân khác bị đối phương ăn mất mà chẳng làm gì được.
Bài 10
Đây một ván đấu phế quân rất đẹp mắt của Dương Quan Lân, thể hiện một công phu chơi cờ ở trình độ không thể tưởng tượng được của ông. Có những ván cờ các kỳ thủ đánh với mục đích kiếm được tấm huy chương nhưng rồi sau đó cũng nhanh chóng bị lãng quên theo năm tháng.
Nhưng cũng có những ván cờ mặc dù đánh cách đây đã mấy chục năm, nhưng mỗi lần giở ra xem lại, người ta lại phải xuýt xoa khen ngợi, không ngừng vỗ đùi tán thưởng.
Ván cờ tuyệt phẩm này có thể là một trong số ít những ván cờ như vậy. Người Trung Quốc vẫn có câu nói nổi tiếng là “Thi đàn Đỗ Lý- Kỳ quốc Hồ Dương” ý chỉ về thơ phú thì không ai qua được Lý Bạch, Đỗ Phủ, còn hễ nói về cờ tướng thì không thể không nhắc đến hai người là Hồ Vinh Hoa và Dương Quan Lân.
Nếu như không phải nhờ chân tài thực lực, thì dưới con mắt của người Trung Quốc làm sao Dương Quan Lân được đặt ở địa vị cao như vậy, đâu hoàn toàn không phải là điều ngẫu nhiên.
Mời các bạn theo dõi trận cờ đỉnh cao của cao thủ cờ tướng trung quốc Dương Quan Lân:
Bài 11
Trong thập niên 50 làng cờ Trung Quốc có hai cao thủ có công lực ghê gớm nhất tách biệt hẳn so với phần còn lại là Dương Quan Lân và Vương Gia Lương, một người thì hùng cứ phương Bắc, một người thì xưng bá phương Nam, do đó trong giới cờ vẫn thường truyền tụng nhau câu nói là: “Sở hà Hán giới giao tranh. Bắc thì Vương Á, nam thì Dương Quan”.
Hai đại tông sư cờ tướng này uy trấn giang hồ, được mọi người khen ngợi gọi là “Nam Dương, Bắc Vương”. Trong thập niên 50 hai danh thủ này đã cùng nhau tranh hùng nhiều phen, đại thể tương đương, ngang tài ngang sức.
Đến những năm đầu thập kỷ 80, khi các danh thủ lớn tuổi khác đã rửa tay gác kiếm thì hai vị lão tướng này vẫn còn lên ngựa bắn cung, chinh chiến nơi sa trường mà sức cờ vẫn chưa suy.
Trong một giải đấu cờ vào năm 1982 tại Bắc Kinh, hai lão tướng này lại đụng độ nhau trong một ván cờ nảy lửa, hai bên đánh nhau kịch liệt hùng tâm chẳng khác gì lão tướng Hoàng Trung trong truyện Tam Quốc năm xưa, quyết không chịu già nua. Đã cống hiến cho khán giả một màn đấu trí so tài cực kỳ hấp dẫn. Ván đấu này xét cả khía cạnh chuyên môn lẫn nghệ thuật đều có thể liệt vào hàng tuyệt phẩm.
Trong bài này chúng ta sẽ họ về đòn sát cục trong trận đấu thông qua video với bình luận của Vịt ú.
Mời các bạn theo dõi trận đấu Sát cục dựng tóc gáy – Đại Chiến Vương Dương 1982:
Bài 12
Nhưng tại thập niên 70, chuyện Hồ Vinh Hoa tính toán sát lộ xong mà bát canh vẫn còn nóng thì có không ít nhân sĩ trong giới cờ có thể làm chứng. Nếu như các bạn không tin, thì có thể xem một trong những đoạn ký thuật mắt thấy tai nghe của Bàng Tiểu Dư tiên sinh, để cùng nhau ôn lại giai đoạn đỉnh cao của Hồ Tư Lệnh, làm nên giai thoại “Khoảng tiếu đàm. Quân giặc tro tiêu khói diệt”.
Xem thêm: Tổng Hợp Bàn Máy Vi Tính Giá Rẻ Tại Decosaigon, Máy Tính Để Bàn
Cùng học hỏi những nước cờ hay độc đáo qua Ván cờ kinh thiên động địa Của Hồ Vinh Hoa qua bình luận của Vịt ú. Mời các bạn xem video:
Bài 13
Vào mùa thu năm 1952 một sự kiện lớn gây xôn xao giới cờ giang hồ khi Kỳ Ma Dương Quan Lân cùng Quái kiệt Đổng Văn Uyên lần thứ ba đại chiến, đây là trận chiến sống còn để giải quyết ân oán giữa hai cao thủ tuyệt đỉnh này trong suốt nhiều năm trời. Đổng Văn Uyên là một siêu sao cờ tướng của tỉnh Chiết giang, từ nhỏ đã nổi tiếng là một thần đồng có lối đánh rất táo bạo.
Khi còn là một thiếu niên Đổng từng mở miệng thách đấu với cả Thất tỉnh kỳ vương Chu Đức Dụ và đã hạ họ Chu với tỉ số cách biệt gây chấn động làng cờ. Từ đó Đổng nổi như cồn. Khi Đổng chuyển sang Hương Cảng sinh sống, lập dựng kỳ đài, bách chiến bách thắng trở thành vua cờ nơi này. Giới cờ giang hồ nghe đến 3 chữ “Đổng Văn Uyên” thì như sấm nổ bên tai, cảm thấy muôn phần khiếp sợ.
Đặt cho Đổng biệt hiệu là Độc Phiến Khách. Vào năm 1950 Kỳ Ma Dương Quan Lân lúc đó là một kỳ thủ trẻ nhưng đã là tay cờ có số má hạng nhất của đất Quảng Châu. Khi nghe bạn bè kể cho nghe nhiều câu chuyện huyền thoại của Đổng Văn Uyên, Dương muốn trổ tài, lập tức đáp tàu xuống Hương Cảng để thách đấu với Đổng, chẳng dè trình độ của Đổng quá mức cao siêu, nằm ngoài dự đoán của Dương nên Dương thua thảm, Dương thua nhưng không phục.
Một năm sau, Dương lại kiếm Đổng để tái chiến, hai bên giao hẹn đánh với nhau 6 ván. Kết quả sau 3 ngày giao tranh ác liệt Dương tiếp tục ngã ngựa dưới tay của “Độc Phiến hách” lần thứ hai với tỉ số 1 thắng 3 hoà 2 thua.
Sau thất bại đau đớn này, Dương về nhà bình tâm suy nghĩ, ngày đêm nghiên cứu để đấu lại kĩ thuật đỉnh cao của Đổng Văn Uyên. Dương Quan Lân với nền tảng cờ tàn cực mạnh đã suy nghĩ thấu đáo và ngộ ra sự huyền diệu trong cờ tướng, để từ đó đã sáng tạo ra một món võ công rất lợi hại gọi là “Toả tâm pháp”. Sau khi luyện thuần thục tuyệt chiêu mới này, trình độ của Dương đã tiến tới một đẳng cấp hoàn toàn khác biệt so với trước.
Dương lại kiếm Đổng để thách đấu lần thứ ba. Đổng Văn Uyên với lòng tự tôn của một kiếm khách lừng lẫy dĩ nhiên chẳng sợ gì Dương Quan Lân. Vậy là vào trung tuần tháng 9 năm 1952 hai cao thủ tuyệt đỉnh này lại so đọ kiếm pháp trong 10 ván cờ chậm. Khác với hai lần trước, trong lần đại chiến này Dương Quan Lân với tuyệt chiêu “Toả Tâm Pháp” đã khắc chế cực tốt lối đánh công sát sở trường của Đổng Văn Uyên.
Sau 8 ván đấu Dương nắm giữ lợi thế với 3 thắng 3 hoà 2 thua tạm thời dẫn trước. Hiện chỉ còn 2 ván đấu. Ván thứ 9 Đổng được cầm Đỏ đi trước nên quyết tâm cao độ giành chiến thắng để san bằng tỉ số. Do câu chuyện ly kỳ của trận chiến như vậy, nên mình xin được giới thiệu ván đấu thứ 9 rất lý thú này để các bạn cùng thưởng thức.
Bài 14
Vào mùa thu năm 1952 một sự kiện lớn gây xôn xao giới cờ giang hồ khi Kỳ Ma Dương Quan Lân cùng Quái kiệt Đổng Văn Uyên lần thứ ba đại chiến, đây là trận chiến sống còn để giải quyết ân oán giữa hai cao thủ tuyệt đỉnh này trong suốt nhiều năm trời.
Đổng Văn Uyên là một siêu sao cờ tướng của tỉnh Chiết giang, từ nhỏ đã nổi tiếng là một thần đồng có lối đánh rất táo bạo. Khi còn là một thiếu niên Đổng từng mở miệng thách đấu với cả Thất tỉnh kỳ vương Chu Đức Dụ và đã hạ họ Chu với tỉ số cách biệt gây chấn động làng cờ. Từ đó Đổng nổi như cồn.
Vậy là vào trung tuần tháng 9 năm 1952 hai cao thủ tuyệt đỉnh này lại so đọ kiếm pháp trong 10 ván cờ chậm. Khác với hai lần trước, trong lần đại chiến này Dương Quan Lân với tuyệt chiêu “Toả Tâm Pháp” đã khắc chế cực tốt lối đánh công sát sở trường của Đổng Văn Uyên. Sau 8 ván đấu Dương nắm giữ lợi thế với 3 thắng 3 hoà 2 thua tạm thời dẫn trước. Hiện chỉ còn 2 ván đấu. Ván thứ 9 Đổng được cầm Đỏ đi trước nên quyết tâm cao độ giành chiến thắng để san bằng tỉ số.
Dưới đây là trận cờ thứ 9 đại Chiến Dương Quan Lâm vs Đổng Văn Uyên với tuyệt chiêu tỏa tâm pháp. Ván cờ dưới sự bình luận của Vịt Ú:
Bài 15
Ván cờ này diễn ra vào năm 1959 tại Thượng Hải cũng chính là lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai huyền thoại cờ tướng lừng lẫy một thời này. Dương Quan Lân thời điểm đó đang là đương kim quán quân cờ tướng Trung Quốc.
Với việc sở hữu nền tảng cờ tàn rất thâm hậu, lối chơi giang hồ, cộng với kỹ thuật “Toả tâm pháp” đã luyện tới cảnh giới hoả hầu, Dương trở thành một kỳ thủ gần như bất khả chiến bại và được xưng tôn là “thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” .
Trong khi đó Hồ Vinh Hoa là một siêu sao cờ tướng mới nổi, lúc này Hồ chỉ mới 14 tuổi nhưng đã là thành viên chủ lực của đội cờ Thượng Hải. Hồ có lối đánh rất mưu lược, quỷ kế đa đoan, đường cờ biến hoá như rồng, từ khi xuất sơn đã khuấy đảo võ lâm.
Việc một cậu bé 14 tuổi liên tiếp tàn sát hàng loạt cao thủ hạng nhất đã trở thành đề tài bàn tán nóng bỏng nhất trong làng cờ. Thành ra trận thư hùng Dương-Hồ lần này đã thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ khắp nơi.
Theo giao hẹn hai bên sẽ đánh với nhau phân tiên trong 4 ván. Trong ván đấu đầu tiên Dương được đi trước, Dương thấy Hồ là một cậu bé 14 tuổi miệng còn hôi sữa nên nghĩ công lực chắc cũng chỉ có hạn nên hơi xem thường vội vã lao lên tấn công, chẳng ngờ Hồ Vinh Hoa nhỏ nhưng có võ.
Không biết luyện cờ từ lúc nào mà công lực mạnh kinh hoàng, trải qua giai đoạn khai cuộc đã đánh bậc mọi thế tấn công của Dương để phản tiên đoạt thế , sau đó Hồ lợi dụng ưu thế của trận hình sử dụng song mã như thần long quấy phá ác liệt.
Đến tàn cuộc Hồ nhẹ nhàng dắt song chốt qua sông tạo thành thế “song quỷ gõ cửa” rất ghê gớm, nhập cục cực hay khiến Dương phải đầu hàng choáng váng. Sau thất bại ở ván 1, Dương Quan Lân với kinh nghiệm lão luyện đã nhanh chóng xốc lại tinh thần.
Ở ván thứ 2 dù Dương bất lợi đi sau nhưng đã thể hiện đẳng cấp khi liên tiếp sử dụng các xảo diệu chuyển quân rất giang hồ để giành một chiến thắng rất đẹp qua đó gỡ hoà một đều. Đây là ván đấu thứ 3 của cuộc đối đầu rất lý thú này.
Bài 16
Vào tháng 10 năm 1960 giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc diễn ra, Hồ Vinh Hoa lúc đó vừa tròn 15 tuổi, cùng với sư phụ của ông là Hà Thuận An (bạn nào đọc về phản cung mã sẽ biết đến ông) vác đao xuống núi quyết tranh hùng cùng thiên hạ.
Ở hai vòng đầu tiên Hồ đụng độ ngay hai danh tướng nổi tiếng là Mạnh Lập Quốc và Lý Nghĩa Đình, nhưng Hồ Vinh Hoa «anh hùng xuất thiếu niên» đã thể hiện thực lực khá tốt với 1 thắng 1 hòa tạo ra tiếng vang lớn. Đến vòng thứ ba Hồ Vinh Hoa gặp lại Dương Quan Lân trong một trận đấu long hổ tranh hùng siêu kinh điển mà về sau được giới chuyên môn đánh giá là ván cờ hay nhất của mọi thời đại.
Mời các bạn theo dõi ván đấu qua video phía dưới:
Bài 17
Thần đồng trẻ tuổi Hồ Vinh Hoa sau thất bại đau đớn 1-2 trước kỳ ma Dương Quan Lân vào năm 1959, đã về nhà đóng cửa luyện công quên ăn quên ngủ, chờ dịp để đọ kiếm rửa thù. Lúc bấy giờ làng cờ Trung Quốc chia ra hai trường phái Nam Bắc rất rõ ràng.
Trường phái phía Nam chủ trương chơi cờ một cách chậm rãi tiến thủ từng bước chắc chắn, thường lấy sự an toàn làm chiến thuật chủ đạo mà người có công lực ghê gớm nhất là kỳ ma Dương Quan Lân.
Trong khi đó người phương bắc thì thích lối chơi máu lửa, thường có thói quen phế quân tấn công rất hung hãn mà điển hình nhất là danh thủ Vương Gia Lương.
Hai đại tông sư cờ tướng này uy trấn giang hồ được mọi người khen ngợi gọi là (Nam Dương Bắc Vương). Hồ Vinh Hoa khi học đánh cờ thì bái danh thủ Hà Thuận An làm sư phụ.
Hà vốn là một cao thủ Nam Phái có lối chơi thiên về chắc chắn ổn định, nhưng xét về phong cách chơi này thì ngay cả Hà sư phụ cũng không thể so đọ được với Dương Quan Lân.
Hồ Vinh Hoa lực cờ chưa tinh thâm bằng sư phụ, mà sư phụ Hồ đụng Dương còn thua thảm thì Hồ đánh với Dương thua là lẽ đương nhiên. Do đó Hồ Vinh Hoa nhận thấy rằng muốn đánh bại Dương thì bắt buộc cậu phải “tầm sư học đạo” luyện thêm võ công của người phương Bắc.
Nhờ sự giới thiệu của một người bạn, Hồ lặn lội đường xa đến tìm gặp Vương Gia Lương nhờ chỉ giáo. Vương thấy Hồ là một cậu bé có tư chất khác thường, có phong cách chơi cờ thiên về công sát ác liệt rất phù hợp tính cách chơi cờ của ông, tri kỷ gặp nhau vừa gặp đã mến ngay, nên Vương không ngần ngại truyền hết võ công cho Hồ.
Hồ gặp được Vương như cá gặp nước, lực cờ tiến bộ cực nhanh, sau một thời gian đã hấp thu hết tinh hoa của Vương, lại nhờ thiên tài hiếm có. Hồ đã khéo léo dung hòa võ công học được của Hà sư phụ trước đây, với võ công mới học được từ Vương Gia Lương.
Tổng hợp tinh hoa hai trường phái cờ Nam bắc lại thành một thể duy nhất. Từ đó Hồ xây dựng cho bản thân một phong cách chơi cờ rất đặc trưng, linh hoạt khó đoán như thần long thấy đầu không thấy đuôi, biến hóa vô cùng vô tận.
Bài 18
Sau khi võ công đại thành Hồ Vinh Hoa đã tiến tới cảnh giới mà trong suốt mấy trăm năm lịch sử chưa từng một ai đạt tới trình độ ghê gớm như vậy. Vào tháng 10 năm 1960 giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc diễn ra, Hồ Vinh Hoa lúc đó vừa tròn 15 tuổi, cùng với sư phụ vác đao xuống núi quyết tranh hùng cùng thiên hạ.
Bài 19
Ván cờ đi về tàn cuộc
Ở hai vòng đầu tiên Hồ đụng độ ngay hai danh tướng nổi tiếng là Mạnh Lập Quốc và Lý Nghĩa Đình, nhưng Hồ Vinh Hoa “anh hùng xuất thiếu niên” đã thể hiện thực lực khá tốt với 1 thắng 1 hòa tạo ra tiếng vang lớn. Đến vòng thứ ba Hồ Vinh Hoa gặp lại Dương Quan Lân trong một trận đấu long hổ tranh hùng siêu kinh điển mà về sau được giới chuyên môn đánh giá là ván cờ hay nhất của mọi thời đại.
Bài 20: Sát Chiêu Kinh Hoàng Của Một Quái Kiệt Cờ Tướng 01
Ngày 29 tháng 10 năm 1960, Tại thành Bắc Kinh vòng 4 giải vô địch quốc gia toàn trung quốc diễn ra, cậu bé nhỏ Hồ Vinh Hoa đã đến trước. Cậu ngồi nhìn vào 32 quân cờ nằm bất động trên bàn, lặng lẽ suy tư trước giây phút mở đầu trong cuộc thư hùng nhuốm đầy màu sắc truyền kỳ này.
Hàng loạt các ký giả và người hâm mộ đã có mặt từ sáng sớm,bao quanh khu vực thi đấu cũng đang hồi hộp chờ đón giây phút 2 đại cao thủ hàng đầu của họ sắp sửa rút kiếm so đọ trình độ với nhau. Đúng 13 giờ, Vương Gia Lương mới xuất hiện.
Xem thêm: Làm Thế Nào Tạo Instance Trong Java Là Gì ? Khai Báo Biến Trong Java?
Ông ngồi vào vị trí giành riêng cho mình, đối diện thẳng với Hồ Vinh Hoa. Vẻ mặt đầy tự tin Vương nhẹ nhàng xoay bàn cờ hướng quân Đỏ về phía đối thủ.
Bài 21:
Bài 22:
Bài 23: Bí Mật Đáng Sợ Trong Trận Thuận Pháo Lừng Danh
Bài 24: Võ công kinh hồn của Hà Thuận An sư phụ
Bài 25: Ván Cờ Chấn Động Thế Giới của Hồ Vinh Hoa 01
Bài 26: Ván Cờ Chấn Động Thế Giới của Hồ Vinh Hoa 02
Bài học vẫn tiếp tục cập nhật, mọi thắc mắc hoặc câu hỏi vui lòng để lại comment dưới bài viết!