Học hàm và học vị là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và biết cách sử dụng hai thuật ngữ này sao cho đúng. Vậy ý nghĩa của 2 khái niệm này là gì? Học hàm và học vị khác nhau chỗ nào? Hãy cùng honamphoto.com tìm hiểu về vấn đề này.
Đang xem: Học hàm học vị là gì
Học vị và học hàm là gì?
Học vị: Là một văn bằng do các cơ sở giáo dục hợp pháp cấp sau khi người học đã hoàn thành chương trình học (bằng đại học, bằng thạc sĩ,…).
Học hàm: Là một chức danh được bổ nhiệm bởi Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc các cơ quan nước ngoài (Phó giáo sư, giáo sư).
Các chức danh học vị và học hàm
Học vị và học hàm ở Việt Nam bao gồm những chức danh khác nhau như:
1. Các chức danh của học vị
► Nhóm 1: Cử nhân, kỹ sư hoặc các chức danh chuyên ngành liên quan.
Điều kiện:
– Những người tốt nghiệp đại học các khối ngành văn hóa – xã hội được gọi là cử nhân.
– Những người tốt nghiệp đại học các khối ngành kỹ thuật được gọi là kỹ sư,…
►Nhóm 2: Thạc sĩ (đối với ngành y là Bác sĩ chuyên khoa I)
Điều kiện: Tốt nghiệp đại học, học tiếp cao học ở trong hoặc ngoài nước đồng thời làm nghiên cứu khóa luận Đại học chuyên sâu hơn.
►Nhóm 3: Tiến sĩ (đối với ngành y là Bác sĩ chuyên khoa II)
Điều kiện: Tốt nghiệp Thạc sĩ, đăng ký tham gia nghiên cứu sinh, bảo vệ đề tài nghiên cứu đồng thời có ít nhất 2 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
►Nhóm 4: Tiến sĩ khoa học
Điều kiện: Nghiên cứu đề tài rộng hơn sau khi tốt nghiệp tiến sĩ.
2. Các chức danh của học hàm
Học hàm bao gồm 2 chức danh là Giáo sư và Phó giáo sư. 2 chức danh này hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau. Nghĩa là một người có thể trở thành Giáo sư mà không cần phải là Phó giáo sư. Vì đây là các chức danh được bổ nhiệm chứ không phải là bằng cấp hay thứ tự chức vụ.
Điều kiện để được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư là:
– Tham gia nghiên cứu khoa học bậc cao hoặc giảng dạy đại học hay sau đại học.
– Có học vị tiến sĩ.
– Có đủ số giờ giảng.
– Có đủ lượng nghiên cứu sinh.
– Có đủ số bài báo đăng trên các tạp chỉ chuyên ngành.
– Có đủ lượng sách đã viết.
Cách ghi các chức danh học hàm và học vị:
– Cử nhân xã hội: BA (viết tắt của chữ Bachelor of Arts).
– Cử nhân khoa học tự nhiên: B.Sc hoặc BS (viết tắt của chữ Bachelor of Science).
– Thạc sĩ khoa học xã hội: M.A (viết tắt của chữ Master of Arts).
– Thạc sĩ khoa học tự nhiên: M.S hoặc M.Sc (viết tắt của chữ Master of Science).
– Tiến sĩ y khoa: M.D (viết tắt của từ Doctor of Medicine).
– Tiến sĩ các ngành nói chung: Ph.D, D.Phil, Dr.Phil (viết tắt của chữ Doctor of Philosophy).
– Tiến sĩ khoa học: Sc.D, D.Sc, S.D, Dr.Sc (viết tắt của chữ Doctor of Science).
– Học hàm Phó giáo sư: Assoc.Prof (viết tắt của chữ Associate Professor).
– Học hàm Giáo sư: Prof. (viết tắt của chữ Professor).
– Cách ghi học vị: Viết chức danh trước rồi viết tên chuyên ngành sau.
Ví dụ: Thạc sĩ kinh tế học: M.Econ (viết tắt của chữ Master of Economic).
Xem thêm: Câu Trần Thuật Là Gì ? Khái Niệm, Đặc Điểm, Chức Năng Của Câu Trần Thuật
Trên đây, honamphoto.com đã phân biệt về các chức danh và cách ghi của học hàm, học vị. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết học vị và học hàm khác nhau chỗ nào từ đó sẽ không còn nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này.