Xác định hội đồng quản trị có quyền hạn gì, chức năng, trách nhiệm của hội đồng quản trị ra sao… sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách thức vận hành trong công ty cổ phần, cũng như thẩm quyền và nhiệm vụ mà một HĐQT phải làm cho doanh nghiệp.

Đang xem: Hội đồng quản trị là gì

Nội dung chính

Hội đồng quản trị là gì?

Theo như tên gọi, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia đều thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần). Những cá nhân, tổ chức mua lại các cổ phần này sẽ trở thành cổ đông của công ty. Đại hội đồng cổ đông của công ty có quyền bầu ra hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.

Số lượng thành viên của một hội đồng quản trị dao động từ 3 đến 11 người, bao gồm thành viên hội đồng quản trị và thành viên độc lập hội đồng quản trị.

Các quyền, nhiệm vụ và chức năng của hội đồng quản trị

*

Là những người quyết định những vấn đề quản lý công ty, hội đồng quản trị có những quyền nhất định như:

– Quyết định các vấn đề liên quan đến giá cổ phần và trái phiếu được phát hành.

– Các giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn hạn của công ty như: Chiến lược phát triển hàng năm, mở rộng thị trường, các hoạt động marketing, đổi mới công nghệ.

– Quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền.

Xem thêm: How To Say “”Ghế Tắm Nắng Tiếng Anh Là Gì ? How To Say Ghế Tắm Nắng In American English

– Quyết định việc thành lập các công ty con, chi nhánh hay việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác.

Hội đồng quản trị còn có quyền quyết định cơ cấu tổ chức công ty; bầu cử, miễn nhiệm, hoặc bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.

Ngay cả những quyết định lớn như tổ chức lại hay giải thể công ty, tuy không có quyền quyết định như đại hội đồng cổ đông nhưng hội đồng quản trị có quyền được nêu kiến nghị về các vấn đề này.

Cụ thể hơn, Anpha sẽ trình bày chi tiết về quyền và nhiệm vụ của hội đồng quản trị như dưới đây.

Quyền và nhiệm vụ của hội đồng quản trị được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 149 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:

– Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty;

– Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

– Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

– Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 của Luật này;

– Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

– Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

– Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

– Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 135, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 162 của Luật này;

– Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

– Giám sát, chỉ đạo giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty;

– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

– Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên đại hội đồng cổ đông;

– Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

– Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

– Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Xem thêm: Tài Khoản Tiền Gửi Có Kỳ Hạn Là Gì ? Tiền Gửi Có Kỳ Hạn

Trách nhiệm của hội đồng quản trị

Khi thực hiện chức năng, quyền và nhiệm vụ của mình, hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp nghị quyết do hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó liên đới chịu trách nhiệm cá nhân và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *