Trong nền kinh tế mở và điều kiện phát triển CNTT như hiện nay, hợp đồng điện tử trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp quan tậm lựa chọn thay thế cho các loại hợp đồng truyền thống bởi khả năng tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, dễ dàng trao đổi dữ liệu và chia sẻ thông tin. Vậy hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam là gì? Hợp đồng điện tử có đảm bảo giá trị pháp lý? Nội dung này sẽ được trình bài cụ thể qua những nội dung dưới đây.

Đang xem: Hợp đồng điện tử là gì

*

Hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo nội dung được quy định tại Luật giao dịch điện tử 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Trong nội dung tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”

Như vậy, theo quy định pháp luật, hợp đồng điện tử được ghi nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng khi hợp đồng điện tử đảm bảo được các điều kiện dưới đây:

– Nội dung của hợp đồng điện tử bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh (thông điệp chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu).

– Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết (thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thoả thuận với nhau).

3. Nội dung của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

Trên hợp đồng điện tử cần đảm bảo các nội dung như hợp đồng truyền thống, bao gồm:

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra thì hợp đồng điện tử bổ sung một số nội dung như:

– Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thường (địa chỉ bưu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, … Những địa chỉ này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tư cách là chu thể của việc giao kết hợp đồng điện tử.

– Các quy định về quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử. Ví dụ như việc thu hồi hay hủy một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng Internet.

– Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

– Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử. Ví dụ: thanh toán bằng thẻ tín dụng, tiền điện tử, ví điện tử, …(bởi việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thường được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử)

4. Quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

*

Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

* Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Theo nội dung được quy định tại Điều 35, Luật giao dịch điện tử, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam đảm bảo các nội dung sau:

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Nghĩa Của Từ Tương Đương Tiếng Anh Là Gì, Giá Trị Tương Đương Tiền Mặt Tiếng Anh Là Gì

– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.

– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

* Giao kết hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam

– Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.

– Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

* Thời gian, địa điểm gửi nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

– Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

+ Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo.

+ Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

– Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:

+ Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.

Xem thêm: Tê Bàn Chân Là Bệnh Gì – Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Thường Gặp

+ Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.

Như vậy, theo nội dung được quy định của hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng điện tử hoàn toàn đủ căn cứ pháp lý trong các hoạt động giao dịch hợp tác của doanh nghiệp đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và thuận tiện

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *