Hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư đang được ngày càng sử dụng nhiều trong đời sống kinh tế. Loại hợp đồng này giúp các bên hợp tác với nhau một cách linh hoạt mà chưa cần thành lập pháp nhân riêng với thủ tục phức tạp và quy định nghiêm ngặt. Công ty Luật Thái An tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư với nhiều ưu điểm là chất lượng cao mà chi phí hợp lý:
Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn. Để yêu cầu dịch vụ, vui lòng nhắn tin qua zalo hoặc điền FORM. Chúng tôi phản hồi 24/7!
XEM BẢNG GIÁ DỊCH VỤ tại LINK NÀY
XEM QUY TRÌNH DỊCH VỤ tại LINK NÀY
Mục lục tóm tắt
4. Một số lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh, thỏa thuận hợp tác kinh doanh:6. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư của Luật Thái Ana) Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh Luật Thái An soạn thảo
1. Thế nào là hợp đồng hợp tác kinh doanh ?
Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 định nghĩa như sau:
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Các bên thỏa thuận hợp tác kinh doanh, cùng đóng góp tài sản, công sức để làm công việc nhất định, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chia sẻ lỗ và cùng chịu trách nhiệm với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đang xem: Hợp đồng hợp tác là gì
2. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Pháp luật quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh phải lập thành văn bản vì đây là hợp đồng phức tạp và văn bản hợp đồng sẽ là chứng cứ để giải quyết các tranh chấp nếu xẩy ra do các lý do sau:
Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận hợp tác kinh doanh có sự đóng góp tài sản và/hoặc công sức của nhiều chủ thểHợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanhCó thể có sự thay đổi chủ thể trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng (có sự ra nhập hay rút bớt thành viên hợp tác)Có sự đại diện của các thành viên trong việc xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba
Hình thức bằng văn bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể có thêm người làm chứng hoặc các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức công chứng.
3. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Có lẽ điều khác biệt lớn nhất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là ở chỗ nó không dẫn tới việc thành lập pháp nhân mới, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung. Các bên hợp tác độc lập với nhau về kinh tế, tổ chức, tư cách pháp lý.
Ngoài ra, còn có các đặc điểm khác đó là:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng song vụ: các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau;Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng không có đền bù mà cùng chia sẻ lãi hoặc lỗ;Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng đa phương;
4. Một số lưu ý về hợp đồng hợp tác kinh doanh, thỏa thuận hợp tác kinh doanh:
Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
a. Về góp vốn
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
b. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại 2 điểm nêu trên xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
c. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp tác
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Xem thêm: Ma Trận Cpm Là Gì ? Các Bước Xây Dựng Ma Trận Cách Xây Dựng Ma Trận
Hợp đồng hợp tác kinh doanh cho phép nhiều bên hợp tác với nhau một cách linh hoạt.
d. Rút khỏi hợp đồng hợp tác
Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định trên thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Các điều khoản cần có khi soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư
Để biết chi tiết các điều khoản cần có và cách soạn thảo các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh, bạn vui lòng tham khảo các bài viết Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
5. Hiệu lực của hợp đồng
Trên thực tế, có những hợp đồng bị vô hiệu dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng không được giải quyết thông qua tòa án cũng như các cơ quan pháp luật khác. Khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, bạn cần lưu ý về các thỏa thuận hợp tác kinh doanh để hợp đồng có hiệu lực.
6. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư của Luật Thái An
a) Các loại hợp đồng hợp tác kinh doanh Luật Thái An soạn thảo
Chúng tôi chuyên soạn thảo các loại hợp đồng, trong đó có rất nhiều loại hợp đồng hợp tác như sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư giữa nhiều bên:hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 3 bênhợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 bênhợp đồng hợp tác kinh doanh giữa cá nhân với cá nhânhợp đồng hợp tác kinh doanh giữa pháp nhân với pháp nhânhợp đồng hợp tác kinh doanh giữa pháp nhân với cá nhânHợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư với các mục đích khác nhau:hợp đồng hợp tác góp vốnhợp đồng hợp tác kinh doanhhợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụhợp đồng hợp tác cho thuêhợp đồng hợp tác đầu tưhợp đồng hợp tác gia cônghợp đồng hợp tác khoa họchợp đồng hợp tác liên danhhợp đồng hợp tác liên kết đào tạohợp đồng hợp tác liên doanhhợp đồng hợp tác nghiên cứuhợp đồng hợp tác sản xuấthợp đồng hợp tác thi công
b) Giá dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ tại LINK NÀY
c) Quy trình cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại LINK NÀY
d) Thời gian cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thời gian soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh là 3 – 5 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung cơ bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh.
Xem thêm: Top Những Trang Tìm Việc Cộng Tác Viên Online Là Gì Lợi Ích Khi Làm Ctv
Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý. Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Tác giả bài viết:
Luật sư Nguyễn Thị HuyềnThành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt NamCử nhân luật Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư PhápThẻ Luật sư số 6459/LS cấp tháng 7/2011Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư nước ngoài, Lao động, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai;* Tố tụng: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động