Gần đây bộ phận tư vấn của chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng đặt cho chúng tôi xin tư vấn Hợp đồng khung là gì? Hợp đồng nguyên tắc là gì? Mẫu hợp đồng khung là gì? Nhận thấy đây là một thuật ngữ pháp lý dễ gây nhầm lẫn nên hôm nay Luật sư DFC xin có một bài viết giải thích cho bạn đọc bản chất của loại hợp đồng này.

Đang xem: Hợp đồng khung là gì

*

Hợp đồng khung, hợp đồng nguyên tắc là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

1. Hợp đồng khung là gì? Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Hiện nay quy định pháp luật hiện hành không định nghĩa hợp đồng khung là như thế nào tuy nhiên dựa trên tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 đó là các bên có quyền được thỏa thuận bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm dẫn đến sự ra đời của nhiều loại hợp đồng mới có giá trị sử dụng thuận lợi và phù hợp với thực tiễn phát sinh công việc, một trong số đó là Hợp đồng nguyên tắc.

Dựa trên thực tiễn tiếp xúc với loại hợp đồng của Luật sư DFC thì hợp đồng nguyên tắc thường được xem như 1 loại hợp đồng khung , về bản chất như một bức tranh phác thảo trước các nội dung chi tiết của hợp đồng chính trong trường hợp hai bên giao kết chưa thể đi đến thống nhất các điều khoản cụ thể trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp hợp đồng nguyên tắc có giá trị tương tự một hợp đồng nguyên tắc nếu xét trên tính chất là cơ sở để các bên dựa vào và định hướng cho các bên đi đến một hợp đồng chính thức đầy đủ và chi tiết nhất.

2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc

Trong thực tiễn tùy theo đối tượng hay mục đích của việc giao kết hợp đồng mà hợp đồng nguyên tắc lập giữa các bên sẽ thể hiện sự tự do thỏa thuận, tự do ý chí qua các điều khoản. Do đó sẽ không có một mẫu hợp đồng nguyên tắc nào áp dụng chung trong thực tế. Bài viết hôm nay Luật sư DFC sẽ cung cấp đến bạn đọc mẫu hợp đồng nguyên tắc điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa. Đây là giao dịch dân sự phổ biến trong cuộc sống cũng như phổ biến về mức độ các chủ thể trong quan hệ này cần hợp đồng nguyên tắc để thỏa thuận. Hy vọng đây sẽ là cơ sở để bạn đọc có thể hình dung hợp đồng nguyên tắc là gì và soạn thảo các hợp đồng có tính chất tương tự để điều chỉnh các quan hệ pháp luật khác. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

(V/v mua bán hàng hóa …………………………………..)

Số: …………….……………

– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………………………………………… chúng tôi gồm:

BÊN BÁN:……………………………………………………………………

Số ĐKKD : ……………… 

Mã số thuế : ……………………

Đại diện : …………………… Chức vụ: …………………………

(Sau đây gọi là “Bên A”)

BÊN MUA:…………………………………………………………………

Số ĐKKD : …………… 

Mã số thuế : …………………………..

Đại diện : ……………………… Chức vụ: ………………

(Sau đây gọi là “Bên B”)

XÉT RẰNG:

– Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực…………………….. tại Việt Nam, có khả năng …………………;

– Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ……………………………;

Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …………………. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:

Điều 1: Các nguyên tắc chung

Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của pháp luật.

Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.

Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.

Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.

Các tài liệu có liên quan và gắn liền với Hợp đồng này bao gồm:

– Các Hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;

– ………………………

– ………………………

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp đồng nguyên tắc là Hợp đồng thể hiên những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.

2…………………………….

Điều 3: Hàng hóa mua bán

Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:

…………………………….

– Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.

– Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản Hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.

Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.

Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản …………………… mở tại Ngân hàng ………………………………………………

Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).

Xem thêm: ” Giá Bán Tiếng Anh Là Gì – Giá Bán Trong Tiếng Anh Là Gì

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của bên A

…………………………………………………………

……………………………………………………………

2. Nghĩa vụ của bên A

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B

1. Quyền của bên B

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

2. Nghĩa vụ của bên B

……………………………………………………………

…………………………………………………………..

Điều 7: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.

Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ………………………………

Điều 8: Bảo mật

Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.

Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.

Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.

Điều 10: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng

Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của các Bên.

Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng trong các trường hợp sau:

……………………………………………………………

……………………….……………………………………

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;

c) Một trong các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

d) Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp

Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.

Nếu không thương lượng đươc thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Chi phí sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai Bên.

Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….

Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn Hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.

Xem thêm: Truyền Thông Số Là Gì – 5 Kênh Truyền Thông Số Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *