Hợp đồng tiền gửi là gì?
Hợp đồng tiền gửi là một thoả thuận giữa hai bên về việc gửi tiền tích lũy tại một thời điểm nào đó. Trong đó người giữ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện những quy định đã được nêu trên hợp đồng và hưởng những quyền lợi nhất định khi gửi tiền tại đơn vị cung cấp dịch vụ.
Đang xem: Hợp đồng tiền gửi là gì
Một số khái niệm cần nắm
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: Giao dịch nhận/gửi, chi trả/rút tiền gửi có kỳ hạn và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi có kỳ hạn.Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn là văn bản thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn.
Văn bản pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm
Những quy định về tiền gửi có kỳ hạn mới nhất
Nội dung hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn phải có các nội dung chủ yếu sau:
– Thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 6 Thông tư 49/2018/TT-NHNN
– Thông tin tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng:
Tên giao dịch đầy đủ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;Tên chi nhánh/phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, số fax;Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng.
– Các thỏa thuận tại hợp đồng:
Số tiền, loại tiền, kỳ hạn gửi tiền, ngày gửi tiền, ngày đến hạn, lãi suất;Phương thức trả lãi, phương thức thanh toán gốc và lãi;Thỏa thuận về rút trước hạn, kéo dài kỳ hạn, phí rút trước hạn (nếu có);Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia;Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;Quyền và nghĩa vụ của tất cả các cá nhân cùng gửi tiền gửi chung có kỳ hạn (đối với trường hợp tiền gửi chung có kỳ hạn);Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;Xử lý trong trường hợp mất/thất lạc hợp đồng;Chuyển quyền sở hữu/ủy quyền;Các thỏa thuận khác giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật.
Xem thêm: (Video Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Thu / Phát Bluetooth Không Dây Mpow Bh283A
– Số hợp đồng;
– Chữ ký, họ và tên của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn, đóng dấu;
– Chữ ký, họ và tên của khách hàng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn hoặc của người đại diện hoặc người giám hộ của khách hàng (trường hợp thực hiện giao dịch tiền gửi thông qua người đại diện hoặc người giám hộ); dấu của khách hàng là pháp nhân (nếu có). Trường hợp khoản tiền gửi chung có kỳ hạn thì tất cả các cá nhân đứng tên chung khoản tiền gửi có kỳ hạn phải cùng ký vào hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
Quy định nội bộ
1. Căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng phù hợp với mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh, đảm bảo việc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn chính xác, an toàn tài sản cho khách hàng và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
2. Quy định nội bộ phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn và phải bao gồm tối thiểu các quy định sau:
a) Nhận tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tối thiểu phải có nội dung: Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, lập và ký thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn, nhận tiền gửi có kỳ hạn (bao gồm cả nhận tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp), ghi sổ kế toán việc nhận tiền gửi có kỳ hạn;
b) Chi trả tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Đối chiếu thông tin khách hàng, chi trả gốc, lãi tiền gửi có kỳ hạn (bao gồm cả chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo thừa kế, chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp), ghi sổ kế toán việc chi trả tiền gửi có kỳ hạn;
c) Xử lý các trường hợp rủi ro quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2018/TT-NHNN
d) Sử dụng tiền gửi có kỳ hạn làm tài sản bảo đảm;
đ) Chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi có kỳ hạn;
e) Biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn quy định tại Điều 8 Thông tư này;
g) Nhận và chi trả tiền gửi có kỳ hạn bằng phương tiện điện tử (áp dụng đối với các tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi có kỳ hạn bằng phương tiện điện tử).
Thông tư về cơ chế quản lý tiền tệ
Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn
Đối với khách hàng là cá nhân
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt NamNgười từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự;Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật;Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ.
Đối với khách hàng là pháp nhân
Người thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của pháp nhân.
Với những quy định mới nhất về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng là cá nhân hay pháp nhân và cả những tổ chức tín dụng, ngân hàng đều cần phải nắm rõ. Từ đó thực hiện các giao dịch tiền gửi hợp pháp, tránh những rủi ro bất ngờ về kinh tế. Thông tư đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi triển khai thực hiện.