Vào biên chế là mục tiêu phấn đấu của không ít người nhằm hướng tới sự ổn định trong công việc, sự nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu biên chế là gì và cách để vào biên chế Nhà nước trong bài viết sau đây nhé!
Biên chế là gì?
Biên chế là số người làm việc lâu dài, vô thời hạn trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước; được hưởng chế độ lương và phụ cấp theo quy định của đơn vị hoặc các cấp có thẩm quyền dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.
Đang xem: Hợp đồng trong biên chế là gì
Biên chế là số người làm việc lâu dài trong cơ quan Nhà nước
Thông thường, những người trong biên chế sẽ được làm việc ổn định cho đến khi nghỉ hưu, nếu không nằm trong diện bị tinh giản biên chế hoặc không tự động nghỉ việc.
Biên chế thường được sử dụng cho các đối tượng sau đây: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Tinh giản biên chế là gì?
Tinh giản biên chế (tinh giảm biên chế) là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua đánh giá, xếp loại và đưa ra khỏi chế độ biên chế các đối tượng do dư thừa nhân sự, năng lực hạn chế hoặc không hoàn thành công việc, không thể sắp xếp được công việc khác.
Tinh giản biên chế do dư thừa nhân sự trong tổ chức
Người trong diện tinh giản biên chế được hưởng một số chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tối Đa Hóa Lợi Nhuận Là Gì, 4 Chiến Thuật Đơn Giản Giúp Tối Đa Hóa Lợi Nhuận
Theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế là:
Dư thừa nhân sự do rà soát, tổ chức lại bộ máy theo quyết định của đơn vị, cơ quan có thẩm quyền hoặc tái cơ cấu theo vị trí công việc nhưng không thể bố trí công việc khác.Không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của vị trí công tác và không thể bố trí đào tạo lại hoặc sắp xếp vào vị trí khácCá nhân chủ động muốn được tinh giản biên chế và nhận được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị quản lý.Dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế: thuộc trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc năng lực hạn chếTại thời điểm xét giảm biên chế, nhân sự có số ngày nghỉ bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa thuộc diện ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Những thủ tục cần nắm nếu muốn vào biên chế
Để vào biên chế, không phải cứ chạy việc vào cơ quan Nhà nước là được mà phải tuân theo quy định của các bộ ban ngành có thẩm quyền.
Vào biên chế cần tuân theo quy định của Nhà nước
Sau đây là những vấn đề cần lưu ý để được xét duyệt vào biên chế:
Khi kết thúc hợp đồng tập sự, cần báo cáo kết quả trong văn bản đáp ứng các quy định của Nhà nước.Người hướng dẫn có trách nhiệm đưa ra nhận xét, đánh giá bằng văn bản về người tập sựNgười đứng đầu tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực tiếp nhận xét, đánh giá về nhân cách, phẩm chất đạo đức của người tập sự bằng văn bản.Nếu người tập sự đạt yêu cầu thì quyết định hoặc soạn văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Nếu người tập sự không đạt yêu cầu thì thực hiện chấm dứt hợp đồng làm việc.
Phân biệt biên chế và hợp đồng lao động
Tiêu chí | Biên chế | Hợp đồng lao động |
Vị trí | Vị trí công việc lâu dài hay vô thời hạn được quốc hội, chính phủ hoặc hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch các chức danh trong bộ máy Nhà nước | Công việc theo hợp đồng lao động có thể xác định hoặc không xác định thời hạn.
Đặc biệt, đối với hợp đồng xác định thời hạn, cá nhân chỉ làm việc đến thời điểm này, sau đó phải nghỉ việc nếu đơn vị không ký tiếp hợp đồng. Xem thêm: Dịch Sang Tiếng Anh Công Chứng Viên Tiếng Anh Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt Đó là sự khác biệt quan trọng giữa hợp đồng dài hạn và biên chế. |
Chủ thể tham gia ký kết | Người sử dụng lao động luôn là Nhà nước | Người sử dụng lao động không bắt buộc là Nhà nước |
Hình thức thi tuyển | Thi tuyển hoặc phỏng vấn | Phỏng vấn |
Chế độ đãi ngộ | Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, chế độ đãi ngộ và các khoản phụ cấp khác | Chỉ được hưởng các chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đã thỏa thuận |
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã nắm rõ khái niệm biên chế rồi đúng không? Nếu muốn vào biên chế Nhà nước, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định, thủ tục và các vấn đề liên quan để chuẩn bị thật tốt nhé!