Hợp đồng thời vụ là gì? Hợp đồng lao động thời vụ là gì? Quy định về ký kết hợp đồng lao động thời vụ? Quy định của Luật lao động về lao động thời vụ? Thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động thời vụ? Giới hạn thời giờ làm thêm đối với lao động thời vụ?

Hiện nay, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là sự tham gia các hiệp định thương mại tự do, và sự đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế trong nước, quan hệ lao động, thị trường lao động của Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Trong sự phát triển đó, việc đa dạng các thành phần tham gia lao động đã làm phát sinh các loại hợp đồng lao động mới.

Đang xem: Hợp đồng vụ việc là gì

*
*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Trong số đó, hợp đồng lao động thời vụ là một trong những loại hợp đồng được sử dụng ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại hợp đồng này. Vậy hợp đồng thời vụ là gì? Có thể ký hợp đồng thời vụ được bao nhiêu lần?

Hiện tại, Bộ luật lao động năm 2019 không còn khái niệm hợp đồng lao động thời vụ nữa. Bộ luật lao động mới nhất hiện tại chỉ công nhận hai loại hợp đồng lao động là: Hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Khái niệm và các kiến thức về hợp đồng lao động mùa vụ hiện tại chỉ còn căn cứ theo Bộ luật lao động cũ năm 2012, cụ thể:

1. Hợp đồng lao động thời vụ là gì?

Hiện nay trong quy định của pháp luật lao động hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng lao động thời vụ mà chỉ có quy định chung về khái niệm hợp đồng lao động tại Điều 15 “Bộ luật lao động năm 2019”. Đồng thời trong quy định về phân loại hợp đồng lao động có xác định một trong những loại hợp đồng lao động là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trên cơ sở định nghĩa về từ “thời vụ”, và quy định về khái niệm hợp đồng lao động cùng với nội dung về phân loại hợp đồng lao động thì có thể hiểu: Hợp đồng lao động thời vụ là một trong những loại hợp đồng lao động, là căn cứ ghi nhận quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện một công việc mang tính “mùa vụ”, tạm thời, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, thông qua việc quy định những nội dung mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau về nội dung công việc, tiền lương, và về các nội dung khác như tiền lương, điều kiện làm việc, các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở này, có thể xác định “hợp đồng thời vụ” là tên gọi khác của loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hợp đồng lao động thời vụ, như đã phân tích được xác định là một trong những loại hợp đồng lao động, nên mặc dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quy định các điều khoản trong hợp đồng lao động mùa vụ, nhưng về mặt nguyên tắc, hợp đồng lao động mùa vụ vẫn cần phải có những nội dung cơ bản sau: thông tin về người sử dụng lao động, người lao động, công việc và địa điểm làm việc, thời hạn của hợp đồng, mức lương và hình thức trả lương, chế độ nâng lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về việc đóng các khoản tiền bảo hiểm, và các nội dung bảo hộ lao động (tùy vào từng công việc)…

Qua phân tích ở trên có thể thấy, hợp đồng lao động thời vụ được ký kết đối với những công việc mang tính chất tạm thời, có tính mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng. Đồng thời tại khoản 3 Điều 22 “Bộ luật lao động năm 2019” cũng có quy định về việc không được ký kết hợp đồng lao động thời vụ để thực hiện những công việc mang tính chất thường xuyên, dài hạn từ 12 tháng trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật về lao động. Trong đó, các trường hợp đặc biệt được phép giao kết hợp đồng lao động thời vụ (hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng) đối với những công việc mang tính thường xuyên từ 12 tháng trở lên gồm các trường hợp tuyển dụng người lao động để tạm thời thay thế người lao động khác đang trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc đang nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Về hình thức, hợp đồng lao động thời vụ cũng giống như các loại hợp đồng lao động khác phải được giao kết bằng văn bản theo quy định tại Điều 16 “Bộ luật lao động năm 2019”. Tuy nhiên, nếu công việc được giao kết là công việc mang tính chất tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, thì trường hợp này, người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động thời vụ bằng lời nói mà không bắt buộc phải giao kết bằng văn bản.

2. Số lần mà người sử dụng được phép ký hợp đồng lao động thời vụ với một người lao động

Hiện nay, trong các quy định hiện hành về pháp luật lao động không có quy định nào hạn chế số lần ký kết hợp đồng lao động thời vụ (hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc dưới 12 tháng). Pháp luật lao động chỉ có quy định hạn chế về số lần ký kết hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động thứ hai được ký kết sau hợp đồng lao động đầu tiên hết hạn là hợp đồng xác định thời hạn (tức là hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng), cụ thể:

Khi một hợp đồng lao động hết hạn, đó sẽ là căn cứ để chấm dứt quan hệ lao động theo quy định tại Điều 36 “Bộ luật lao động năm 2019”. Tuy nhiên, nếu các bên trong quan hệ lao động vẫn muốn tiếp tục quan hệ lao động, tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng thì họ phải giao kết hợp đồng lao động mới trong thời gian 30 ngày tính từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, không phụ thuộc vào việc hợp đồng lao động đã ký kết là hợp đồng lao động xác định thời hạn hay hợp đồng lao động mùa vụ. Khi hợp đồng mới được ký kết là một hợp đồng lao động xác định thời hạn (tức là hợp đồng có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) thì họ chỉ được ký kết một lần, sau đó, khi hợp đồng mới này hết hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì không được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nữa, mà phải giao kết hợp đồng không xác định thời hạn.

Xem thêm:

Như vậy, qua quá trình phân tích, có thể thấy, pháp luật lao động không hạn chế số lần người lao động và người sử dụng ký kết hợp đồng lao động thời vụ, nghĩa là sau khi hợp đồng lao động thời vụ thì việc hai bên tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thời vụ sẽ không vi phạm quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cần lưu ý, bản chất của hợp đồng thời vụ là để ký kết đối với những công việc mang tính thời vụ, tạm thời, diễn ra trong giai đoạn ngắn, không mang tính chất thường xuyên, dưới 12 tháng. Đồng thời, như đã phân tích, tại khoản 3 Điều 22 “Bộ luật lao động năm 2019” cũng có quy định về việc không được ký kết hợp đồng lao động thời vụ đối với những công việc mang tính chất thường xuyên trừ một số trường hợp nhất định. Do vậy, sau khi hợp đồng lao động thời vụ hết hạn, hai bên hoàn toàn có thể tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thời vụ, tuy nhiên, nếu liên tiếp ký kết hợp đồng lao động thời vụ nhiều lần đối với một công việc và người lao động nhất định thì có thể xác định tính chất công việc này không phải là tạm thời mà mang tính thường xuyên. Trường hợp này, việc ký kết hợp đồng lao động thời vụ đang vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 22 “Bộ luật lao động năm 2019”, trừ một số trường hợp tạm thời thay thế người lao động như đã phân tích.

Trường hợp sau khi hợp đồng lao động thời vụ hết hạn, hai bên vẫn ký hợp đồng lao động thời vụ. Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động không tiếp tục quan hệ lao động ngay, cũng không ký hợp đồng lao động ngay sau khi hết hạn hợp đồng lao động thời vụ đã ký trước đó, mà vẫn chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định và sau một thời gian mới thực hiện việc ký hợp đồng lao động thời vụ mới. Trường hợp này, việc ký kết hợp đồng thời vụ không liên tục, đồng thời thể hiện tính chất công việc có tính chất thời vụ, không thường xuyên nên việc ký kết hợp đồng lao động như vậy hoàn toàn không trái quy định của pháp luật và người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết hợp đồng lao động thời vụ nhiều lần.

Xem thêm: Con Cốc Là Con Gì ? Mơ Thấy Cóc Vàng Đánh Số Mấy? Con Cóc Số Mấy

Như vậy, hợp đồng lao động thời vụ hay còn gọi là hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc dưới 12 tháng là một loại hợp đồng lao động đặc biệt, là cơ sở xác lập quan hệ lao động, có ý nghĩa nhất định trong việc tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động có thể “linh động” trong việc ký kết hợp đồng đối với những công việc có tính chất tạm thời, không cần phải bắt buộc phải ký hợp đồng dài hạn hay đối với những trường hợp tạm thời thay thế người lao động khác trong một số trường hợp nhất định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *