Tư vấn thành lập hợp tác xã hay doanh nghiệp ? Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của hợp tác xã như nào ? Thủ tục thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ? và các vấn đề khác liên quan sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Luật Minh Khuê gửi Quý khách hàng chi tiết thủ tục thành lập Hợp tác xã, cụ thể như sau:

Trả lời:

1. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã:

Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi đặt trụ sở Hợp tác xã

Hồ sơ:

a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT để hướng dẫn một số nội dung về hoạt động hợp tác xã.b) Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;c) Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;d) Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;đ) Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;e) Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã năm 2014 đã được biểu quyết thông qua.

Đang xem: Hợp tác xã vận tải là gì

Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

2. Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải

Thẩm quyền: Sở giao thông vận tải nơi Công ty đặt trụ sở

Hồ sơ:

Theo Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Thời gian thực hiện:

– Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

3. Xin cấp phù hiệu cho xe

Thẩm quyền: Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh

Trả lời

Căn cứ tại Điều 20 Luật hợp tác xã năm 2012

Điều 20. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Thành phần tham gia hội nghị bao gồm sáng lập viên và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nguyện vọng trở thành xã viên.

2. Hội nghị thảo luận và thống nhất về phương hướng sản xuất, kinh doanh; kế hoạch hoạt động của hợp tác xã; dự thảo Điều lệ hợp tác xã; tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã và lập danh sách xã viên.

3. Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề sau đây:

a) Thông qua danh sách xã viên; số lượng xã viên từ 7 trở lên;

b) Thông qua Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;

c) Quyết định thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã.Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì bầu Ban quản trị và Chủ nhiệm; Chủ nhiệm hợp tác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã.

Đối với hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì bầu Ban quản trị và Trưởng Ban quản trị trong số thành viên Ban quản trị; quyết định bầu hoặc thuê Chủ nhiệm hợp tác xã; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã;

d) Bầu Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát trong số thành viên của Ban kiểm soát;

đ) Thông qua biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã.Trân trọng./.

*

Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

– Về địa vị pháp lý:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Trong đó, “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp” bao gồm các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật hợp tác xã.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. Như vậy, hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư pháp nhân.

Tư cách pháp nhân của hợp tác xã và doanh nghiệp được xác lập kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

– Về cơ quan đăng ký:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP: “Hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP:

“Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh”.

Như vậy, có thể thấy việc thành lập hợp tác xã có đôi chút thuận tiện hơn so với thành lập doanh nghiệp, bởi hợp tác xã đăng ký ở cơ quan cấp huyện còn doanh nghiệp đăng ký ở cơ quan cấp tỉnh.

– Về việc góp vốn thành lập: Trường hợp nhóm của bạn đều là cá nhân.

Đối với hợp tác xã: Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP: “Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã”. Như vậy, pháp luật có hạn chế về mức trần góp vốn của thành viên.

Xem thêm: Cây Trúc Tiếng Anh Là Gì ? Có Hoa Hay Không? Cây Thủy Trúc Tên Tiếng Anh Là Gì

Đối với doanh nghiệp: Pháp luật không hạn chế về mức trần góp vốn của cổ đông, thành viên.

– Về chế độ kế toán:

Đối với hợp tác xã: Hiện hành, chế độ kế toán của hợp tác thực hiện theo Luật kế toán, Thông tư số 24/2017/TT-BTC.

Đối với doanh nghiệp: Hiện hành, chế độ kế toán của doanh nghiệp thực hiện theo Luật kế toán, Thông tư số 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 53/2016/TT-BTC), Thông tư số 133/2016/TT-BTC – đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Thông tư số 132/2018/TT-BTC – đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.

Như vậy, xét về số lượng các lựa chọn, thì doanh nghiệp có nhiều lựa chọn về chế độ kế toán hơn so với hợp tác xã. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

– Về việc chuyển đổi giữa hợp tác xã và doanh nghiệp:

Theo quy định pháp luật hiện hành, hợp tác xã và doanh nghiệp không thể chuyển đổi qua lại với nhau.

Trường hợp đã thành lập hợp tác xã, sau đó lại muốn thành lập doanh nghiệp thì nhóm của bạn có thể cân nhắc thành lập “doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”. Các doanh nghiệp này vẫn hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Trường hợp đã thành lập doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp này có thể góp vốn thành lập hợp tác xã, trở thành một thành viên của hợp tác xã.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hợp tác xã, bạn hoàn toàn có quyền đăng ký một địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở của hợp tác xã. Thủ tục chi tiết tại Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT để hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã như sau:

1. Hồ sơ: 01 bộ, gồm

– Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-5 ban hành kèm Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;

– Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

– Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

– Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện địa điểm kinh doanh;

– Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện địa điểm kinh doanh;

– Giấy ủy quyền và Chứng minh thư nhân dân của người đi nộp nếu cử nhân viên đi nộp.

2. Thời gian: 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

3 Cơ quan có thẩm quyền: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt địa điểm kinh doanh.

4 Thủ tục sau thành lập: Bên bạn phải chuẩn bị Phụ lục I-6 ban hành kèm Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã. Thời gian thực hiện: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

Chào luật sư công ty Luật Minh Khuê, tôi muốn thành lập một hợp tác xã nuôi trồng thủy sản chuyên kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản thì cần phải làm thủ tục như thế nào và cần bao nhiêu vốn điều lệ, bao nhiêu thành viên trở lên mới thành lập được hợp tác xã. Các thủ tục để thành lập hợp tác xã là như thế nào?

Trong trường hợp này thì bạn muốn thành lập hợp tác xã với ngành nghề kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những ngành nghề kinh doanh nêu trên là không có vốn pháp định tức là vốn tối thiểu cần có để thành lập một mô hình kinh doanh mà chỉ cần đáp ứng được các điều kiện để kinh doanh ngành nghề này theo quy định của pháp luật là được.

Về thủ tục thành lập hợp tác xã :

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 có quy định :

“Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã….”.

Để tiến hành thành lập được hợp tác xã, cần chuẩn bị các bước sau :

– Thứ nhất , sáng lập viên phải đi thực hiện tuyên truyền về việc thành lập, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, chuẩn bị để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã theo quy định tại điều 19 Luật hợp tác xã 2012.

– Sau đấy sáng lập viên sẽ tiến hành tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, nội dung của hội nghị bạn phải đáp ứng các nội dung theo quy định tại điều 20 luật hợp tác xã 2012 và bạn sẽ phải soạn thảo điều lệ theo các nội dung quy định tại điều 21 Luật hợp tác xã 2012.

– Sau khi hoàn tất các nội dung này thì bạn sẽ làm hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện ( theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành luật hợp tác xã 2012).

Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã theo quy định tại điều 23 Luật hợp tác xã 2012 :

“Điều 23. Đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Trước khi hoạt động, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

b) Điều lệ;

c) Phương án sản xuất, kinh doanh;

d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.

3. Người đại điện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.

Xem thêm: Bật Mí Cách Chữa Ung Thư Gan Bằng Lá Đu Đủ Hiệu Quả Nhất, Uống Nước Lá Đu Đủ Để Khỏe Đẹp Hơn

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *