HR là bộ phận không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
Đang xem: Hr là viết tắt của từ gì
HR là một trong những cụm từ thường thấy. Tuy nhiên, HR là gì và những vị trí trong ngành HR là gì hay những đặc điểm của vị trí này là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng honamphoto.com tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
HR là gì?
HR là viết tắt của cụm từ Human resources. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm các hoạt động, công việc liên quan đến nhân lực trong công ty, doanh nghiệp. Bộ phận HR thực hiện các hoạt động như tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo chính sách, phúc lợi của doanh nghiệp cũng như xây dựng môi trường làm việc cho nhân viên trong doanh nghiệp.
HR là gì? Các vị trí trong ngành HR
Chính vì vậy, bộ phận HR giữ vai trò quan trọng và có sự liên quan mật thiết đối với tất cả các hoạt động diễn ra trong mỗi doanh nghiệp.
Các vị trí trong ngành HR
Tùy vào quy mô cũng như chiến lược phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp mà cơ cấu cũng như các vị trí của phòng nhân sự sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các vị trí và nhiệm vụ trong ngành HR sẽ bao gồm các vị trí như sau.
a. Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Đây là vị trị đứng đầu trong các vị trí trong ngành HR. Vị trí này có nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi khía cạnh về nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp. Đây cũng là vị trí cùng nhà quản lý xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức. Vì thế, người đảm nhận vị trí này cần có năng lực nhất định và tầm nhìn chiến lược dài hạn.
Các vị trí trong ngành HR
b. Trưởng phòng nhân sự ( HR manager )
Vị trí trưởng phòng nhân sự có vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát trực tiếp các hoạt động của phòng nhân sự, đảm bảo công việc được thực hiện một cách trơn tru và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xem thêm: Bao Lì Xì Tiếng Anh Là Gì ? Nói Về Tết Truyền Thống Bằng
Vị trí trong ngành HR này cũng là một trong những vị trí yêu cầu kiến thức chuyên sâu, nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn liên quan và kinh nghiệm làm việc tương đối.
c. Quản trị hành chính nhân sự (HR admin)
Vị trí quản trị hành chính – nhân sự trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp. Quan tâm đến đời sống của các nhân sự, gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó là việc triển khai các chương trình truyền thông nội bộ, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho toàn doanh nghiệp và các hoạt động khác.
d. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng là một trong những vị trí trong ngành HR được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, vị trí này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến giao tiếp, kết nối với ứng viên, nhà tuyển dụng, các kỹ năng phỏng vấn, đánh giá năng lực ứng viên. Nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm các nhân sự phù hợp cho các vị trí trong doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng mô tả, yêu cầu công việc cho nhân sự trong công ty.
Vai trò của HR trong doanh nghiệp
e. Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Đây là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự. Kết quả của quá trình này là sự nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, vị trí này hiện tại đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi tầm quan trọng của quá trình đào tạo trong doanh nghiệp. Thêm vào đó, đào tạo cũng là quá trình quan trọng quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong thời đại này. Bởi thế, vị trí trong ngành này cũng yêu cầu đầy đủ các kỹ năng, kiến thức và sự cập nhật liên tục trong xu thế đào tạo hiện nay.
f. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B — Compensations and Benefits Specialist)
Đây là một vị trí quan trọng trong ngành HR. Vị trí này có trách nhiệm quan sát, quản lý và cùng nhà quản lý xây dựng mức lương thưởng cho toàn bộ nhân viên. Cũng như xây dựng và phát triển chế độ phúc lợi cho nhân viên của nhân sự.
Xem thêm: Tìm Hiểu Giá Cif Là Giá Gì ? Fob Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Cif Và Fob
HR và các vị trí trong ngành HR là bộ phận quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Việc quan tâm, xây dựng cơ cấu và bồi dưỡng năng lực cho bộ phận HR giữ vai trò quan trọng của nhà quản lý. Chính bởi vậy mà các doanh nghiệp nên chú trọng trong việc đào tạo nhân sự và tuyển dụng. Ngoài ra việc đoà tạo bộ phận HR tham gia cáckhóa học quản trị nhân sựlà vô cùng cần thiết.