Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ Đảng
MỤC LỤC VĂN BẢN
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN TỔ CHỨC ——– |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ————— |
Số: 12-HD/BTCTW |
Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2018 |
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠTCHI BỘ
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
1.
Đang xem: Hướng dẫn 12 của trung ương
Nângcao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, bí thư chi bộ và đảngviên về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ. Phát huy ưu điểm,khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong sinh hoạt chi bộ, nhất là chi bộ cơ quan,doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh; tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trungương 4 khóa XI, khóa XII trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ;góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
2.Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quántriệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về sinh hoạtchi bộ; tăng cường lãnh đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hànhnguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tựphê bình và phê bình, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo,tính giáo dục, tính chiến đấu trong sinh hoạt chi bộ.
3.Chiủy phải chuẩn bị tốt và thường xuyên đổi mới nội dung sinh hoạt bảo đảm đúngquy định, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với tình hình, đặc điểm của chi bộ;nâng cao hiệu quả lãnh đạo thực hiện nghị quyết của chi bộ. Mỗi đảng viên, nhấtlà đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và bí thư chi bộ phải nêu cao vaitrò tiên phong gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ, giữ gìn đoàn kết thống nhất,tình yêu thương đồng chí, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinhhoạt và thực hiện tốt nhiệm vụ được chi bộ phân công.
II. NỘI DUNG
1. Công tác chuẩn bị và các bước sinh hoạt chi bộ
1.1.Công tác chuẩn bị
a) Đốivới sinh hoạt thường kỳ
– Bíthư hoặc phó bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết (nếucó) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt.
– Họpchi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) để thống nhất nội dungsinh hoạt, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong tháng, dự kiếnnhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định những nội dung trọng tâm cần trao đổi,thảo luận, biểu quyết tại chi bộ; cho ý kiến về dự thảo nghị quyết (nếu có).
– Thôngbáo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ đến đảng viên và cấp ủy viêncấp trên được phân công theo dõi chi bộ. Chi bộ có điều kiện gửi trước tài liệusinh hoạt cho đảng viên để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu ý kiến.
b) Đốivới sinh hoạt chuyên đề
– Hằngnăm, chi bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề để tổ chức thực hiện và báocáo cấp ủy cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo.
– Chi bộphân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên quan đến chuyênđề để chuẩn bị bằng văn bản. Đối với chi bộ do điều kiện khó khăn không thể chuẩnbị chuyên đề sinh hoạt bằng văn bản, cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫncách thức sinh hoạt nhưng phải bảo đảm chất lượng.
– Bíthư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực hiệnchuyên đề với đảng viên được phân công. Dự thảo chuyên đề phải được chi ủy hoặcbí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.
1.2.Các bước sinh hoạt chi bộ
a) Mởđầu
– Tuyênbố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
– Cửthư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ.
– Thôngbáo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lýdo).
– Thôngqua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ.
b)Tiến hành sinh hoạt
(1) Đốivới sinh hoạt thường kỳ
– Bíthư chi bộ báo cáo nội dung sinh hoạt đã được chi ủy chuẩn bị và gợi ý thảo luận.
– Đảngviên phát biểu ý kiến, tập trung trao đổi, thảo luận nội dung trọng tâm liênquan trực tiếp đến hoạt động của chi bộ; tự phê bình kết quả thực hiện nhiệm vụđược giao; góp ý, phê bình đối với đảng viên trong chi bộ.
– Bíthư chi bộ cung cấp thông tin và định hướng để làm rõ những vấn đề đảng viênquan tâm, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, khuyến khích đảng viên tham giađóng góp ý kiến để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả.
(2) Đốivới sinh hoạt chuyên đề
– Bíthư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề.
– Đảngviên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề.
– Các đảngviên phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng củachuyên đề đối với bản thân; liên hệ với chi bộ, cơ quan, đơn vị, địa phương;trao đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề.
– Đảngviên được phân công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu ý kiến tham gia để hoàn thiện.Chuyên đề sau khi hoàn thiện phải gửi đảng viên trong chi bộ (chi bộ đông đảngviên có thể gửi tới tổ đảng) để nghiên cứu, học tập và báo cáo cấp ủy cấp trêntrực tiếp.
c) Kếtthúc
(1) Đốivới sinh hoạt thường kỳ
Bí thưchi bộ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
– Tổnghợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt; những ý kiến tiếp thu để bổ sung,hoàn thiện nội dung sinh hoạt chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quy địnhthời gian hoàn thành.
– Địnhhướng tư tưởng đối với đảng viên; giải quyết hoặc phản ánh với cấp có thẩm quyềnvề tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên.
– Thôngqua nghị quyết hoặc kết luận.
– Đánhgiá chất lượng buổi sinh hoạt.
– Thưký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ.
(2) Đốivới sinh hoạt chuyên đề
Bí thưchi bộ đánh giá việc chuẩn bị, chất lượng của chuyên đề; ý nghĩa, tác dụng củachuyên đề đối với chi bộ, đảng viên. Kết luận các nội dung cần tiếp thu để bổsung, hoàn thiện dự thảo chuyên đề.
Khôngtổ chức sinh hoạt chuyên môn lồng ghép với sinh hoạt chi bộ. Việc tổ chức sinhhoạt chuyên đề không thay thế sinh hoạt chi bộ thường kỳ; nếu chi bộ khó khăn vềthời gian, địa điểm có thể kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thườngkỳ trong cùng một buổi, nhưng phải thực hiện lần lượt, sinh hoạt thường kỳ xongmới sinh hoạt chuyên đề hoặc ngược lại.
2. Nội dung sinh hoạt chi bộ
2.1.Đối với sinh hoạt thường kỳ
Căn cứĐiều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và kết quảthực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh hoạt gồm các nội dung chủyếu sau:
a) Vềcông tác chính trị, tư tưởng
– Lựachọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơquan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổbiến, trao đổi.
– Thôngbáo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp cần phổbiến đến chi bộ.
– Đánhgiá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chibộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởngcho đảng viên.
b) Vềthực hiện nhiệm vụ chính trị
– Đánhgiá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chibộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểmvà nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục.
Xem thêm: Code First Trong Entity Framework Code First Là Gì, Khi Nào Sử Dụng Entity Framework
– Đánhgiá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIMột số vấn đề cấpbách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cườngxây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộgắnvới thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trịvề đẩy mạnh học tập,làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Đảngviên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam kếttheo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được làmvà trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chínhtrị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rờiquần chúng.
– Kếtquả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội.
– Xác địnhnhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân côngnhiệm vụ cho đảng viên.
2.2.Đối với sinh hoạt chuyên đề
Căn cứchỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ,mỗi quý ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn đề sau:
– Về họctập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng dẫn củaTrung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.
– Vềcác giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lựccông tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
– Vềtriển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật củaNhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.
– Vềcác giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,”tự chuyển hóa” trong chi bộ.
– Vềcông tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị vữngmạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu, xa dân,cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
– Về việcnâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, chi bộ.
– Vềgiáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ quan, đơn vịcho cán bộ, đảng viên.
– Nhữngnội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.
3. Khung tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ
Một sốtiêu chí khung để làm cơ sở ban hành tiêu chí đánh giá một buổi sinh hoạt chi bộthường kỳ đạt chất lượng gồm:
3.1.Tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt chi bộ
Đảngviên dự sinh hoạt đạt tỷ lệ trên 85% và không có đảng viên vắng mặt không có lýdo hoặc đảng viên vắng mặt có lý do quá 03 lần liên tiếp trong năm (trừ trườnghợp được miễn công tác, sinh hoạt đảng theo quy định và đảng viên trong lực lượngvũ trang làm nhiệm vụ đặc biệt).
3.2.Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ
– Bíthư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
– Họpchi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) trước khi sinh hoạt chibộ.
– Nộidung sinh hoạt được chuẩn bị đúng, đủ theo hướng dẫn của cấp ủy cấp trên; xác địnhđược nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận để chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo giảiquyết kịp thời, nhất là những vấn đề mới nổi lên có tính cấp bách ở địa phương,cơ quan, đơn vị.
– Xây dựngdự thảo nghị quyết của chi bộ.
3.3.Tổ chức sinh hoạt chi bộ
– Thờiđiểm tổ chức sinh hoạt đúng quy định của cấp ủy có thẩm quyền.
– Thựchiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương phápđiều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.
– Có biểudương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoànthành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rènluyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghịquyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xửlý kỷ luật (nếu có).
– Cónhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.
– Thờigian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạtchuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảmthời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy cóthẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.
– Sổbiên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và đượclưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống chođảng viên.
3.4.Thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng
– Thựchiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ.
– Chi ủy,đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình.
– Sinhhoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnhthành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dámbảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.
3.5.Kết quả lãnh đạo thực hiện kết luận hoặc nghị quyết của chi bộ
Kết luậnhoặc nghị quyết của chi bộ được lãnh đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứChỉ thị số 10-CT/TW, Kết luận số 18-KL/TW của Ban Bí thư, Hướng dẫn này và tìnhhình thực tế, các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, cụ thể hóamột số nội dung chủ yếu sau:
1.Cáctỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương ban hành tiêu chí cụ thể đánhgiá chất lượng sinh hoạt đối với từng loại hình chi bộ theo các mức độ (tốt,khá, trung bình, kém) làm cơ sở để các chi bộ phấn đấu, cấp ủy, tổ chức đảng cấptrên kiểm tra, giám sát, đánh giá, xếp loại chất lượng chi bộ, đảng viên hằngnăm; quy định về trách nhiệm và phân công cấp ủy viên, cán bộ các ban xây dựngđảng các cấp trong việc dự, theo dõi, hướng dẫn sinh hoạt chi bộ thuộc phạm vilãnh đạo của cấp ủy; hướng dẫn nội dung sinh hoạt thường kỳ, định hướng việcsinh hoạt chuyên đề phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng loạihình chi bộ và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị trong từnggiai đoạn, bảo đảm tính toàn diện, phong phú, thiết thực, hiệu quả.
2.Tăngcường công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Bí thư tại Kết luận số18-KL/TW để kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, khuyết điểm; xử lý nghiêm chi bộ,đảng viên vi phạm nguyên tắc và chế độ sinh hoạt chi bộ. Thường xuyên củng cố,kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ chi ủy viên, bí thư chi bộ; tăng cường tậphuấn, bồi dưỡng, tọa đàm về kỹ năng chuẩn bị, điều hành sinh hoạt cho chi ủy,bí thư chi bộ; kịp thời nhân rộng những chi bộ tiêu biểu có nhiều giải pháp đổimới, sáng tạo, đạt kết quả tốt trong nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và biểudương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích.
3.
Cáccấp ủy, tổ chức đảng lấy kết quả nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là mộttiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên; hằngnăm, phải sơ kết, tổng kết việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ gắn với sơkết, tổng kết công tác xây dựng Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo cấp trêntheo phân cấp. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương báo cáo kếtquả nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày01/4 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Ban Bí thư.