Trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực tài giỏi trong các cơ quan, tổ chức nhà nước hết sức quan trọng. Vậy nên một khóa học chuyên viên chính, và kinh nghiệm thi chuyên viên chính để được cấp chứng chỉ là những điều mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm hay, ôn thi hiệu quả!
Kinh nghiệm ôn thi chuyên viên chính
Những quy định về thi ngạch chuyên viên chính
Điều kiện thi chuyên viên chính được quy định cụ thể như sau:
Là công chức đang giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương.Thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 36 tháng (03 năm) đến 60 tháng (05 năm) trở lên.
Đang xem: Hướng dẫn ôn thi chuyên viên chính
Tiêu chuẩn dự thi
Về bằng cấp: tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên.
Về Chứng chỉ:
+ Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành quản lý công, quản lý hành chính công, bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính;
hoặc có cam kết sử dụng thành thạo ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) được người đứng đầu cơ quan nhận xét bằng văn bản.
Về nghiên cứu:
+ Là Thành viên hoặc Chủ trì nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật (01 văn bản).
+ Thành viên hoặc Chủ trì 01 đề án, đề tài, chương trình, từ cấp huyện trở lên
Đề thi chứng chỉ chuyên viên chính có khó không?
Theo quy định tại điều 8 Nghị định 161/2018/ND-CP quy định cụ thể về hình thức, nội dung thi như sau:
“Điều 8. Nội dung, hình thức và thời gian thi tuyển công chức
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
Vòng 1: Thi trắc nghiệm được thực hiện bằng hình thức thi trên máy vi tính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức không có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
a) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần
Phần I: Kiến thức chung 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển. Thời gian thi 60 phút;
Phần II: Ngoại ngữ 30 câu hỏi là một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Phần III: Tin học 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là tin học thì người dự tuyển không phải thi tin học tại vòng 1 quy định tại Điều này.
Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.
b) Miễn phần thi ngoại ngữ (vòng 1) đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;
Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam;
Người dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp có thẩm quyền công nhận.
c) Miễn phần thi tin học (vòng 1) đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin, tin học hoặc toán – tin trở lên.
d) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
đ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên máy vi tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi làm bài thi trên máy vi tính; không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 1 trên máy vi tính.
e) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì việc chấm thi thực hiện như sau:
Chậm nhất là 15 ngày sau ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi vòng 1;
Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công bố kết quả điểm thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức;
Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất là 15 ngày sau ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết.
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại điểm này nhưng không quá 15 ngày.
g) Chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải thông báo triệu tập thí sinh dự thi vòng 2.
Chậm nhất là 15 ngày sau ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2 thì phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Nội dung thi: Kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng.
Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau bảo đảm phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
b) Hình thức thi: Thi phỏng vấn hoặc thi viết.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết. Trường hợp vòng 2 được tổ chức bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện việc phúc khảo.
c) Thang điểm (thi phỏng vấn hoặc thi viết): 100 điểm.
Xem thêm: 10 Cụm Come Across Nghĩa Là Gì ? Những Cụm Động Từ Đi Với Come Trong Tiếng Anh
d) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút, thi viết 180 phút.”
Trích điều 8 nghị định 161/2018/NĐ-CP
Kinh nghiệm ôn thi chuyên viên chính
Kinh nghiệm ôn thi chuyên viên chính
Với thời gian ôn thi của một khóa học trong tầm khoảng 2 tháng thì các bạn phải đề ra cho mình những phương pháp nhất định trong một khoảng thời gian không nhiều cùng với lượng kiến thức tương đối nhiều.
Xác định mục tiêu rõ ràng: Kinh nghiệm thi chuyên viên chính trước hết bạn cần xác định là học để làm gì, học vì mục đích gì để từ đó cố gắng mỗi ngày để học tập tốt hơn. Bởi thường những người này luôn bận rộn với công việc cơ quan nhà nước, bận rộn với công việc gia đình không chuyên tâm tập trung cho học tập. Do đó bạn cần đề ra mục tiêu để phấn đấu.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp và tài liệu chuẩn: Với lượng kiến thức thi chuyên viên chính rất nhiều. Nó liên quan đến rất nhiều thông tư, nghị định, luật… Do đó cần có phương pháp học đúng đắn, điều quan trọng nhất đó là chúng ta nắm rõ tinh thần điều luật, chứ không phải chăm chăm học thuộc lòng nó.
Tham gia một khóa học: Sau đó là lựa chọn cho bản thân mình một khóa học tại những trung tâm uy tín có kinh nghiệm ôn thi chuyên viên chính. Cùng với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, phương pháp học tập ôn thi và cấp chứng chỉ thật.
Lời kết, thông qua bài viết này các bạn có thể “bỏ túi cho mình những kinh nghiệm thi chuyên viên chính một cách tốt nhất. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ sớm đạt được những kết quả như bạn mong muốn!