Có 2 vấn đề sức khỏe đang gây nhức nhối với cộng đồng đó là huyết áp cao và huyết áp thấp. Người ta nhắc nhiều đến các chỉ số “huyết áp” kèm theo thông điệp theo dõi chỉ số huyết áp như theo dõi chính chỉ số sức khỏe của bạn và gia đình. Vậy huyết áp là gì? Thế nào được coi là huyết áp cao và huyết áp thấp? Mời bạn đọc cùng tham khảo một số thông tin bổ ích về huyết áp qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Huyết áp là gì sinh học 8

*

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Trên thực tế, cả 2 tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều nên nắm rõ các chỉ số huyết áp để theo dõi huyết áp của mình nằm trong vùng nào để điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho phù hợp.

Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Chỉ số huyết áp cao lên khi cơ thể vận động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo âu hồi hộp. Và huyết áp có thể hạ xuống trong trường hợp bị tiêu chảy, mất sức, ra nhiều mồi hôi, dùng thuốc giãn mạch… Do đó chúng ta cần tìm hiểu lỹ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

*

Có hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến huyết áp chính là yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài cơ thể. Cùng xem những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhé!

» Yếu tố bên trong cơ thể

Sức bóp của tim: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Tim đập nhanh hay chậm đều tác động trực tiếp đến huyết áp. Nếu tim đập càng nhanh thì tạo nên áp lực máu đến thành động mạnh càng lớn từ đó huyết áp sẽ tăng cao và ngược lại.Sức cản của động mạch: động mạch co giãn tốt, máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn từ đó giúp huyết áp ổn định. Nếu thành mạch đàn hồi kém hoặc bị xơ vữa động mạch thì lượng máu sẽ lưu thông khó khăn hơn. Như vậy sức cản của động mạch càng lớn thì rất dễ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp.Lượng máu: lượng máu trong cơ thể thấp, không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành mạch thì rất dễ có nguy cơ huyết áp thấp. Trong những trường hợp cơ thể bị mất nhiều máu dẫn đến thiếu máu đi khắp cơ thể sẽ làm giảm huyết áp.

3 yếu tố bên trong cơ thể kể trên có quan hệ mật thiết với nhau, nếu một trong 3 yếu tố có vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của 2 yếu tố còn lại và dẫn đến tình trạng huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.

» Yếu tố bên ngoài cơ thể

Tư thế ngồi: Khoa học đã chứng minh tư thế ngồi hoặc đứng sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp trung bìnhcủa mỗi người. Đây là một yếu tố ít ai ngờ tới và thường xuyên mắc phải. Ngồi sai tư thế sẽ làm lượng máu lưu thông khó khăn và dẫn đến huyết áp luôn ở mức không ổn định.Thói quen ăn uống, sinh hoạt: chế độ ăn uống hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác. Ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá… sẽ ảnh làm xơ cứng thành mạch, huyết áp.Sinh hoạt không điều độ, làm việc căng thẳng, thường xuyên thức khuya, ít tập thể dục… cũng là những nguyên nhân làm huyết áp không ổn định. Trong thời đại ngày nay, con người luôn phải bận rộn và đối mặt với tình trạng stress nặng nề làm huyết áp bất ổn.

Xem thêm: ” Get Out Of Là Gì ? Nghĩa Của Từ Get Out Of Trong Tiếng Việt

Huyết áp cao và huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Không ai phủ nhận mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và huyết áp thấp. Người ta coi đây là các sát thủ thầm lặng với sức khỏe con người bởi diễn biến âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng và các biến chứng nguy hiểm mà nó để lại.

*

Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp tối ưu kiểm soát huyết áp của bạn và gia đình

Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

Nếu như huyết áp cao là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.

Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.

Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết ấp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim nên nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.

Cách phòng ngừa và kiểm soát huyết áp

⇒ Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học phòng ngừa bệnh huyết áp

Để kiểm soát huyết áp bạn cần có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu kali, canxi và vitamin tổng hợp bằng nhiều thực phẩm tốt như sữa, trứng, rau xanh, các loại đậu, cá… và hạn chế ăn mặn. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ lượng máu và oxy nuôi dưỡng cơ thể từ đó thúc đẩy khả năng hoạt động của cơ tim, thành mạch. Nếu bổ sung một chế độ dinh dưỡng không đủ chất sẽ khiến cơ thể kiệt quệ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây nguy cơ huyết áp thấp.

Bên cạnh đó, việc giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, không làm việc quá sức và có thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Áp lực, lo âu kéo dài là nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định. Tốt hơn hết bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra chúng ta nên điều chỉnh các tư thế đứng, ngồi, nằm để đảm bảo lượng máu lưu thông dễ dàng hơn nhé.

⇒ Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên

Theo dõi, kiểm tra huyết áp thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chỉ số huyết áp của bạn và các thành viên trong gia đình. Nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian đến bác sĩ hoặc bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tự trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà. Đây là cách vừa tiết kiệm chi phí và thời gian vừa tiện lợi có thể dùng mọi lúc mọi nơi.

*

Việc sở hữu cho mình và gia đình 1 chiếc máy đo huyết áp là vô cùng cần thiết bởi bạn có thể theo dõi huyết áp cho chính mình và các thành viên trong gia đình ngay tại nhà. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn cho mình chiếc máy đo huyết áp phù hợp và chất lượng.

Xem thêm: Vi Khuẩn Kỵ Khí Là Gì – Các Bệnh Nhiễm Khuẩn Do Vi Khuẩn Kỵ Khí

Máy đo huyết áp Omron là thương hiệu số 1 được các chuyên gia y tế khuyên dùng. Máy đo huyết áp Omron cho kết quả đo chính xác cao nhờ ứng dụng cảm biến thông tin sinh học và công nghệ xử lý fuzzy. Đây chính là dòng sản phẩm đang bán chạy nhất hiện nay được sản xuất trên công nghệ intellisense tiên tiến từ Nhật Bản. Màn hình LCD lớn cho kết quả hiển thị rõ ràng, chỉ số dễ hiểu. Dòng máy đo huyết áp cao cấp này xứng đáng là thiết bị y tế đáng đầu tư của nhiều gia đình Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *