(Last Updated On: 15 Tháng Mười Hai, 2016)
Thiếu driver, driver bị lỗi, không cài được driver,… là vấn đề mà hầu hết mọi người đều gặp phải khi sử dụng máy vi tính. Trước đây mình cũng đau đầu về mấy thứ này. Khi làm bên dịch vụ thì cũng gặp nhiều trường hợp gặp sự cố với driver, đa số đều xử lý được cả. Bài viết này mình dành để chia sẻ lại kinh nghiệm & giải thích cho mọi người hiểu thêm về driver máy tính – cách xử lý một số lỗi thường gặp. Mình sẽ cố gắng viết & minh họa sao cho dễ hiểu nhất để ai cũng có thể nắm bắt được!
NỘI DUNG
Cập nhật driver
Driver máy tính là gì?
Driver là một phần mềm viết ra để điều khiển các thiết bị phần cứng ( card đồ họa, CPU, card âm thanh,…) được gắn vào máy tính của bạn. Driver giúp cho Windows có thể hiểu được chi tiết về phần cứng của bạn. Thông thường sau khi cài Win xong thì các driver chưa được cập nhật. Vì vậy hay xảy ra hiện tượng không có âm thanh, hoặc màn hình hiển thị không đúng độ phân giải.Bạn đang xem: Intel management engine components là gì
Driver theo thuật ngữ đầy đủ của tiếng anh là Device Driver – có nghĩa là trình điều khiển thiết bị. Tham khảo Wikipedia tại đây.
Đang xem: Intel management engine components là gì
Mình hay giải thích vui cho bạn bè theo kiểu:
Driver có nghĩa là tài xế.Còn phần cứng của bạn như: card đồ họa, card âm thanh, CPU,… chính là chiếc xe.
Để xe có thể chạy được thì cần phải có tài xế tốt, nếu tài xế có vấn đề thì xe dù không hư hỏng gì cũng không thể vận hành được. Đọc đến đây có lẽ bạn cũng hiểu được phần nào rồi đúng không?
Tầm quan trọng của driver
Driver bị lỗi – chưa cài driver sẽ khiến chức năng của thiết bị đó không hoạt động được hoặc không ổn định. Để phần cứng hoạt động hết sức mạnh thì driver phải tốt. Các hãng phần cứng liên tục ra những bản cập nhật mới để cải thiện hoạt động của thiết bị.
Dân đồ họa cần chú ý gì về driver
Ở những bản driver cũ thì sức mạnh của phần cứng chưa được phát huy tối đa. Nhà sản xuất sẽ liên tục ra những bản cập nhật driver để tối ưu hiệu suất của thiết bị. Vì thế dân đồ họa nên chú ý nâng cấp driver! Game thủ thì người ta hơn thua nhau đôi khi chỉ cách vài khung hình.
Thật sự thì không cần phải quá thường xuyên. Mình thì cũng đôi ba tháng mới dạo lên web của nhà sản xuất xem có gì mới không!?! Tin vui là một số hãng Mainboard đã có tính năng LiveUpdate giúp bạn cập nhật driver trực tiếp từ NSX một cách tự động. Mình sẽ trình bày ngay bên dưới.
Cập nhật driver
Có một số cách update driver phổ biến như: down tại trang chủ, dùng phần mềm thứ ba, cập nhật trong Windows,… Dưới đây mình sẽ trình bày 2 cách cập nhật driver mà theo cá nhân mình đánh giá là OK nhất!
#1. Thông qua trang chủ nhà sản xuất
Mặc dùng Windows 10 có tính năng tự động update driver. Tuy nhiên không đảm bảo được phiên bản mới nhất và hoạt động đầy đủ tính năng nhất. Một số driver sau đây bạn cần download thủ công để cài đặt:
Driver card màn hìnhNvidia các bạn có thể cập nhật thông qua Windows 10 như bên dưới. Không cần down ở trang chủ.AMD khi cập nhật trong Win sẽ bị thiếu một số thành phần phụ trợ. Khuyên các bạn down ở trang chủ hơnDriver card âm thanhIntel Management Engine Interface
#2. Tiện ích LiveUpdate của một số mainboard
Mình hiện đang dùng mainboard của MSI là B85 – G43 Gaming. Bạn vào phần download sẽ thấy tiện ích LiveUpdate, có thể xem hình dưới.
MSI Live Update
Cái này phải nói là rất tiện, tự động scan và cập nhật luôn. Mình tin dùng những phần mềm chính chủ này hơn là những gói của bên thứ 3.
Nếu bạn đang dùng mainboard hãng khác thì có thể Google tên mainboard, rồi tìm tới phần tải driver. Ở đâu đó sẽ có Live Update. Theo MinUp được biết thì Asrock, Gigabyte đều có.
#3. Thông qua Windows 10
Tính năng này đã có từ Windows 7 nhưng ở Win 10 mới thật sự hoạt động tốt. Khi thấy driver nào có dấu than, bạn chỉ việc kích phải chuột > Update là xong. Hoặc tốt nhất bạn nên kích phải chuột > Uninstall rồi sau đó update lại sau để tránh bị lỗi.
Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Tiếng Anh Là Gì ? Cổ Phần Phổ Thông Tiếng Anh Là Gì
Lời kết
Driver là cực kỳ quan trọng khỏi bàn cãi rồi! Bài viết mở đầu cho loạt seri về driver của MinUp xin dừng lại tại đây. Ở những bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn cách cập nhật driver chi tiết theo từng loại mainboard, các xử lý các sự cố về driver kỹ hơn ở bài viết này. Thời điểm này thì mình vẫn đang lên kế hoạch, theo dõi blog để cập nhật giúp mình nha.