Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói tại tphcm với mọi ngành nghề khác nhau như xây dựng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, sữa chữa,….. Đến với Tân Thành Thịnh, mọi khách hàng không chỉ an tâm trong việc xử lý các công việc liên quan đến kế toán, thuế mà còn được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến pháp lý, hồ sơ doanh nghiệp hoặc các vấn đề phát sinh.
Đang xem: Kế toán kho là gì? mô tả công việc kế toán kho chính xác nhất
Kế toán kho
Kế toán kho là bộ phận quan trọng trong mỗi doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm soát tình hình xuất nhập hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho, làm báo cáo trình lên cấp trên về quy trình làm việc trong các kho.
Vậy nghiệp vụ kế toán kho là gì? Các chuẩn mực kế toán hàng tồn kho như thế nào? Công việc kế toán kho là gì? Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết những vấn đề xoay quanh kế toán kho tại bài viết ngay dưới đây nhé.
Kế toán kho là người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan tới kho như theo dõi hàng hóa, nhập xuất hàng hóa, lập hóa đơn và chứng từ, theo dõi việc xuất nhập hàng hóa, đối chiếu hóa đơn, chứng từ với số liệu kho và quản lý công việc trong kho giúp hạn chế tối đa những rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, kế toán kho là người làm việc trực tiếp cùng kế toán doanh thu, kế toán hàng hóa, kế toán thanh toán… và chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng.
Kế toán kho trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, cung cấp hàng hóa cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể:
Đảm bảo hàng hóa luôn đủ để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp đầy đủ nguyên liệu, vật liệu cho các bộ phận sản xuất Theo dõi được chất lượng của công cụ dụng cụ trong sản xuất.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của kế toán kho
Tùy vào ngành nghề cũng như quy mô của doanh nghiệp, kế toán kho có những chức năng và nhiệm vụ riêng. Sau đây và những nhiệm vụ phổ biến nhất của kế toán kho.
Quản lý hàng hóa xuất nhập kho và thực hiện báo cáo hàng hóa đầy đủ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và các phòng ban khác. Quản trị số lượng hàng tồn kho theo chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa… giúp dễ dàng truy xuất dữ liệu và quản lý được tài sản của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Quản lý được chất lượng hàng hóa, thời hạn sử dụng của từng lô hàng một cách cụ thể để đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả. Kiểm tra, đối chiếu tình hình xuất nhập hàng giữa số liệu thực tế và chứng từ giúp đảm bảo sự chính xác cao, hạn chế mọi rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp. Cung cấp được dữ liệu một cách chính xác về việc tiêu thụ hàng hóa để hỗ trợ công việc cho các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận kinh doanh. Để mỗi phòng ban có chiến lược và kế hoạch phát triển công việc cụ thể.
1.3 Các chuẩn mực kế toán hàng tồn kho
Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm:
Xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí: hàng tồn kho thường tính theo giá gốc. Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.a) Xác định giá trị hàng tồn kho và chi phí
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp tính theo giá đích danh. Phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp nhập trước, xuất trước. Phương pháp nhập sau, xuất trước.
2. Công việc của kế toán kho cần thực hiện
Công việc của kế toán kho không quá khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mĩ, kỹ tính để đảm bảo theo dõi và cập nhật được chính xác số liệu hàng hóa, hỗ trợ cho các bộ phận khác. Sau đây là công việc phổ biến của kế toán kho hiện nay:
Công việc hàng ngày của kế toán kho khá đơn giản, chủ yếu xoay quanh hàng hóa, chứng từ, số liệu và quản lý kho. Cụ thể như sau:
a) Đối với hàng hóa Thực hiện việc nhập xuất hàng hóa, nguyên liệu theo yêu cầu từ các bộ phận khác. Theo dõi và cập nhật số lượng hàng hóa của kho thường xuyên. Đề xuất nhập nguyên liệu, hàng hóa phòng trường hợp thiếu hụt. Định kỳ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Xử lý những hàng hòa hư hỏng, hết hạn sử dụng. Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chêch lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng Kế toán để được xử lý. Kiểm tra, sắp xếp hàng hóa trong kho ngăn nắp, khoa học, phân loại rõ ràng, đúng chủng loại, đúng kích cỡ, đúng nguồn hàng…b) Đối với chứng từ, số liệu Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện Nhập/Xuất kho. Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống mỗi ngày khi xuất/ nhập. Đối chiếu số liệu hàng hóa giữa thủ kho và kế toán để đảm bảo tính chính xác. Thường xuyên theo dõi công nợ nhập – xuất hàng hóa, định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định.
c) Quản lý kho Xây dựng quy trình làm việc khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động công việc của bộ phận kho. Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
2.2 Công việc kế toán kho hằng tháng, quý
Lập các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Hạch toán việc xuất – nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, thực hiện hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định. Thực hiện bao cáo kế toán theo quy định.
3. Kinh nghiệm làm kế toán kho chuyên nghiệp
Dù được đánh giá là một công việc không quá phức tạp nhưng để trở thành một kế toán kho chuyên nghiệp bạn phải luôn trau dồi cho mình những kỹ năng sau:
Kiến thức nền tảng và kỹ năng vững vàng sẽ giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được giao và đồng thời rèn luyện sự nhạy bén trong việc quản lý công việc của mình. Nếu bạn là người mới đảm nhận công việc này hoặc bạn đang tìm kiếm công việc liên quan đến kế toán kho thì cần trau dồi những kỹ năng sau:
Nắm vững kiến thức chuyên môn. Thành thạo tin học văn phòng. Dễ dàng nắm bắt và sử dụng phần mềm kế toán.
3.2 Cẩn thận, tỉ mĩ và có khả năng quản lý hàng hóa kho
Việc quản lý hàng hóa hàng ngày liên quan trực tiếp đến số liệu, tình hình xuất nhập hàng hóa, tình trạng và chất lượng hàng hóa mới nhất để hỗ trợ cho các phòng ban khác. Để hoàn thành xuất sắc công việc của một kế toán kho đòi hỏi bạn phải là người trung thực, cẩn thận, tỉ mĩ và có trách nhiệm cao.
Có thể nói việc xuất nhập hàng hóa tại kho diễn ra liên tục, kế toán kho cần đòi hỏi phải có khả năng tổ chức sắp xếp, quản lý hàng hóa tại kho một cách khoa học giữa các công việc sau đây:
Xuất nhập hàng hóa: Kiểm tra chứng từ, thực hiện xuất nhập hàng hóa. Theo dõi tình trạng hàng xuất nhập tồn. Theo dõi hàng tồn tối thiểu. Thực hiện yêu cầu nhập / đặt hàng cho kho . Sắp xếp, phân loại hàng hóa thật thông minh để hỗ trợ việc kiểm tra, xuất nhập.
4. Dịch vụ kế toán uy tín tại tphcm
Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói tại tphcm uy tín, chuyên nghiệp được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Với 17 năm hoạt động trong ngành Kế toán – Thuế, Tân Thành Thịnh đã hỗ trợ và đồng hành cùng 20.000 doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan đến sổ sách, kế toán, thuế và những vấn đề liên quan.
Tp. Hồ Chí MinhTp. Hà NộiTP Hải PhòngĐà NẵngHà GiangCao BằngLai ChâuLào CaiTuyên QuangLạng SơnBắc CạnThái NguyênYên BáiSơn LaPhú ThọVĩnh PhúcQuảng NinhBắc GiangBắc NinhHải DươngHưng YênHòa BìnhHà NamNam ĐịnhThái BìnhNinh BìnhThanh HóaNghệ AnHà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịHuếQuảng NamQuảng NgãiKon TumBình ĐịnhGia LaiPhú YênĐăk LăkKhánh HòaLâm ĐồngBình PhướcBình DươngNinh ThuậnTây NinhBình ThuậnĐồng NaiLong AnĐồng ThápAn GiangBà Rịa – Vũng TàuTiền GiangKiên GiangCần ThơBến TreVĩnh LongTrà VinhSóc TrăngBạc LiêuCà Mau
Doanh nghiệp mới thành lập đóng những loại thuế nào? Các quy định về mức phí cho doanh nghiệp mới là gì? Thủ tục đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới thành lập được thực hiện như thế nào? Tân Thành Thịnh xin chia sẻ và giải đáp chi tiết những câu hỏi trên tại bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé.
Không chỉ các tổ chức, doanh nghiệp phải nộp thuế mà các cá nhân đi làm hay có các hoạt động tạo nên thu nhập cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Do đó mỗi cá nhân cần phải có mã số thuế cá nhân riêng để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định.
Định khoản kế toán hay còn được gọi là hạch toán kế toán là cách chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính. Được phát sinh vào bên nợ bên có của các Tài khoản KT có liên quan. Hãy cùng xem hướng dẫn cách định khoản kế toán qua bài viết dưới đây mà Tân Thành Thịnh cung cấp cho các bạn nhé!
Công tác phí đối với doanh nghiệp là gì? Có những quy định nào về công tác phí đối với doanh nghiệp? Chi phí tiếp khách của doanh nghiệp là gì? Các hạch toán các chi phí công tác của doanh nghiệp như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết về bài viết này nhé.
Cách hạch toán thuế nhà thầu luôn được các doanh nghiệp xây dựng quan tâm đặc biệt là việc hạch toán thuế nhà thầu nước ngoài. Để hạch toán được kế toán cần phải tính được thuế nhà thầu, đây là một trong những loại thuế cực khó tính, đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm cao.
Xem thêm: Cách Điện Xlpe Là Gì – Column Vcontent Does Not Belong To Table Table
Ngày nay, dịch vụ tư vấn kế toán, thuế được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu trong việc hoàn thành các hồ sơ sổ sách kế toán và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp các doanh nghiệp giảm thiểu mọi rủi ro, tiết kiệm được chi phí bởi doanh nghiệp sử dụng được đội ngũ nhân sự có nghiệp vụ, chuyên môn chuyên nghiệp.