1– Keep up with the JonesesBỏ qua nhiều dị bản giải thích khác nhau về nguồn gốc thành ngữ này, “Keep up with the Joneses” là cụm từ của Mỹ rất phổ biến từ thế kỷ 20 phát sinh từ chuỗi truyện tranh cùng tên của tác giả Arthur R. (Pop) Momand do Associated Newspapers phát hành đăng suốt 26 năm liền kể từ năm 1913 trên các nhật báo Mỹ trước khi được chuyển thành sách, ca kịch hài và phim. Cụm từ nhằm vào ý nghĩa chê cười người tự ti mặc cảm về kinh tế xã hội hay văn hoá vật chất của mình và luôn tìm cách so sánh với hàng xóm để cố tranh đua sao cho bằng họ về mặt địa vị xã hội hoặc tài sản. “Keep up with the Joneses” được chuyển thể thành phim hoạt hình vào tháng 09 năm 1915 và theo lịch trình vào ngày 01 tháng 04 năm 2016 tới đây, hãng phim kỳ cựu Century Fox sắp cho trình chiếu phim truyện cùng tên này. Keep up with = bắt kịp, theo kịp tốc độ hay cấp độMr and Mrs Jones The Joneses (ông bà Jones)keeping up with the Joneses chạy theo mua sắm sao cho bằng hoặc hơn hàng xóm, bạn bè hoặc những người chung quanh mình, vì sợ bị khinh chê nghèo hènEx: Do you really need a fancy new car or are you just trying to keep up with the Joneses?Lưu ý thêm cho các bạn nâng cao:Jones hoặc jones (n) còn là tiếng lóng (slang) dân chơi Mỹ hay sử dụng thay cho “ma túý” (narcotics). Từ đó, cũng theo thế giới tiếng lóng jones :sự / thói nghiện ngập (addiction / drug habit)thèm khát (craving / intense desire)

*

Đang xem: Keep up with the joneses là gì

2– Soap operaThuật ngữ ‘Soap opera’ bao gồm operasoap là một trong các thành ngữ phổ biến ra đời trong thập niên 30. ‘opera’- từ nguyên tiếng Ý viết tắt của cụm từ ‘opera in musica’ (“thao tác trên nhạc- work in music”), trong ngữ cảnh này có nghĩa là ‘nhạc kịch’ tức loại hình nghệ thuật chủ lực diễn đạt nội dung bằng tiếng hát (các lời thoại đuợc soạn lại thành lời hát) có hoặc không có giai điệu đệm, cùng với sự phối hợp của dàn hoà tấu (orchestra) lúc mở đầu và giữa các khoản nghỉ. Vào thời ấy, opera được soạn và trình diễn trên sân khấu các nhà hát , các đại hý viện chuyên biệt (opera house) dành cho giới quý tộc (aristocracy). Điều này cũng có nghĩa là nội dung thường tìm về các tác phẩm văn học cổ điển thần thoại Hy Lạp như ‘La Dafne” (truyền thuyết của nữ thần Daphne và Apollo) buộc khán giả phải là những người có học để hiểu được tác phẩm!‘soap’ tức xà bông là sản phẩm quen thuộc trong mọi gia đình nói chung và phụ nữ thời ấy nói riêng. Những nhà nhà sản xuất xà bông, bột giặt (Procter & Gamble, Unilever (Lever Brothers Company), Colgate-Palmolive, ) nhận thấy các bà nội trợ thời ấy có công việc chính yếu là chăm sóc nhà cửa nên đã tài trợ cho các phim truyền hình hoặc truyện đọc trên đài truyền thanh để diễn các tuồng tích nói lên đủ mọi cá tính, tình huống của các nhân vật khác nhau như kiểu ‘trong nhà ngoài phố’ của ta. Song, để hấp dẫn thị hiếu bình dân, tuồng tích luôn được soạn theo kiểu kịch tính ‘lâm ly bi đát’ (melodrama), hết xung đột này vừa được giải quyết xong lại đến xung đột khác, và cứ thế câu chuyện có thể kéo dài nhiều hồi thành nhiều tuần lễ, nhiều năm thậm chí có thể dài hàng chục năm. Soap opera xuất hiện lần đầu trên đài phát thanh Chicago tháng 10 năm 1930 có tên ‘Painted dreams’.

Xem thêm: To Go Through With Là Gì – Nghĩa Của Từ To Go Through With

Câu chuyện truyền thanh 15 phút mỗi lần phát suốt năm ngày liền trong tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu và kéo dài đến năm 1943 mới kết thúc tập cuối cùng. Hơn 40 năm sau, soap opera bắt đầu xuất hiện trên truyền hình Dallas và thời gian có thể thay đổi từ 15 phút lên gấp đôi thậm chí gấp 4 lần (60’)

*
*

Hai đặc điểm chính trong soap opera:a-Nội dung bao gồm ‘các mưu đồ, toan tính, các mối tình dan díu tằng tịu, những phản bội tình thù, những tình tiết mùi mẫn uỷ mị, những xung đột gia đình hay các éo le bi kịch, vv.b-Các hồi kết của mỗi đợt phát luôn mở ngõ hứa hẹn hồi tiếp theo đầy gay cấn để sẽ tiếp tục, theo một cách nói nào đó, lê thê. Ngày nay, soap opera còn được gán cho các tính cách con người bi luỵ hoặc các sự kiện mang vẻ lâm ly bi đát kiểu ….cải lương

Xem thêm: Hàng Chính Hãng Tiếng Anh Là Gì, Những Mặt Hàng Chính Hãng Có Đặc Điểm Gì

3- OK! /əʊˈkeɪ/ http://www.youtube.com/watch?v=vIFphkVfWBM

*
*

OK là một trong những thuật ngữ phổ biến thành công đặc biệt trong đàm thoại (âm thanh) và văn tự (chữ viết) trên rất nhiều quốc gia kể cả có và không có sử dụng chữ cái La tinh a,b,c… BBC nêu lên một số dân tộc có âm từ ok như:•Người Mỹ bản địa (Native American) Choctaw: Okeh – đúng vậy đó (it is so)•Người Tô cách Lan (Scottish): Och aye – Ừ được (oh yes)•Hy Lạp (Greek): Ola kala – Mọi thứ đều dđúng (all is right)•Đức (German): ohne Korrektur – Không cần phải sửa (without correction)•Phần Lan (Finnish): Oikea – đúng (correct)•Nhóm sắc tộc Mandinka: O ke đúng vậy (that”s it)Cũng theo BBC, thuật ngữ OK cho thấy tính thông dụng có lẽ do từ và đặc biệt âm ‘O’, ‘K’ và ‘A’xuất hiện trên hầu hết ngôn ngữ trên thế giới. Từ đó âm thanh ‘OK’ khi phát ra tạo cảm giác thân quen nên mới tồn tại một cách thân thiết trong dân gian.OK (sau này còn thêm biến thể “okay”) cũng là thuật ngữ gây ra nhiều giả thuyết nhất. Wikipedia liệt kê 36 gợi ý nguồn gốc thuật từ (etymology) OK và mặc dù Tự điển Webster hàng đầu của Hoa Kỳ và nhiều từ điển từ nguyên khác kể cả Oxford – trích theo tài liệu của nhà từ nguyên học Mỹ Allen Walker Read xuất bản năm 1964 – vẫn định nghĩa một cách mặc nhiên rằng “OK xuất hiện lần đầu vào năm 1839, là từ tắt của ‘Oll Korrect / Orl Korrekt – cách nói giễu cợt từ All Correct (đúng hết)”, nhưng thực tế, chưa một giả thuyết nào đưa ra được chứng cứ nên ‘OK’ vẫn nằm trong bí ẩn về nguồn gốc. Phải chăng giả thuyết ‘Orl Korrekt’ được chấp nhận rộng rãi trong giới ngôn ngữ học chỉ vì tác giả của ý này là nhà từ nguyên học và đồng thời cũng là nhà biên soạn từ điển (lexicographer). Sau đó, một giả thuyết khác được cho là làm lan rộng thêm thuật từ đại chúng này trong cộng đồng giao tiếp đặc biệt trong nước Mỹ là do biệt danh ‘Old Kinderhook’ của ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Martin Van Buren năm 1840 được phe ủng hộ hô hào và thậm chí còn dựng lên Câu lạc vộ OK (OK club) để vận động cổ vũ ông.Nguyên nghĩa ‘OK’ hàm ý khẳng định, đồng ý. Trong đánh giá thì ‘ok’ có nghĩa ‘chấp nhận được’, kém hơn ‘good’. Và đương nhiên, cũng như mọi trường hợp từ tắt khác, cho dù ‘ok’ có phổ biến đại trà đến đâu thì cũng KHÔNG được sử dụng trong tình huống lịch sự hay trang trọng. Bạn không được viết ‘ok’ trong bài tiểu luận, không sử dụng nó trong đơn xin việc, trong sơ yếu lý lịch, trong bài phát biểu, vv. ; mặc dù người ta vẫn nghe thấy từ này trên môi miệng của nhiều chính khách hiện nay. Thuật ngữ chính xác trong các trường hợp này là “All right’, hay trong hội thoại ‘fine, yes…’https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_proposed_etymologies_of_OK https://fr.wikipedia.org/wiki/OK_(expression)https://en.wikipedia.org/wiki/OK> http://www.bbc.com/news/magazine-12503686http://www.oxforddictionaries.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *