Trong 6 nhóm chỉ số tài chính thông thường, được sử dụng bởi nhiều nhà đầu tư, hệ số thanh toán thể hiện rõ năng lực tài chính của doanh nghiệp, liệu rằng doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán các khoản nợ từ cá nhân, tổ chức cho vay không. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua 2 loại chỉ số: chỉ số thanh toán ngắn hạn (Liquidity Ratios) và chỉ số thanh toán dài hạn (Solvency Ratios)
Vậy,
1. Khả năng thanh toán là gì?
Khả năng thanh toán phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của Doanh nghiệp.
Đang xem: Khả năng thanh toán là gì
Khả năng thanh toánđược đo bằng lượng giá trị tài sản hiện có của DN so với tổng số nợ mà DN đang gánh chịu.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn thể hiện qua khả năng thanh khoản của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn.
Khiđánh giá khả năng thanh toán, người phân tích báo cáo tài chính phải trả lời được các câu hỏi sau:
Doanh nghiệpcó đảm bảo khả năng thanh toán nợ không?Khả năng thanh toán vàkhả năng thanh khoảncủa DN cao hay thấp so với bình quân ngành, bình quân khu vực, hay so với đối thủ cạnh tranh và so với các DN tiên tiến, điển hình?Tìnhhình biến động (tăng, giảm) khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản trong kỳ của DN?Xu hướng biến động khả năng thanh toán của DN theo thời gian?Các chỉ tiêuđánh giá khả năng thanh toán của Doanh nghiệp2. Chỉ số thanh toán ngắn hạn
2.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để chi trả những hóa đơn ngắn hạn.
Nếu chỉ số
Nếu chỉ số này >1,Doanh nghiệpcó khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà DN đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của DN thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt.
Theo kinh nghiệm, người ta nhận thấy rằng nếu hệ số này = 2 là tốt nhất.
Nếu chỉ số quá cao thì sao?
Điều này chưa chắc tốt bởi có thể lượng tiền mặt của doanh nghiệp đang quá nhiều. Về bản chất ít khi có doanh nghiệp kinh doanh mà lại để tiền “chết” như vậy. Điều này cần phân tích kĩ hơn từng giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp
Hơn nữa, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có thể được hình thành từ vốn vay dài hạn như tiền trả trước cho người bán; hoặc được hình thành từ nợ khác (như các khoản ký quỹ, ký cược…) hoặc được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhưng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lưu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay.
Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao (chẳng hạn Thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngược lại.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của PNJ = 7.3/4.03 = 1.822
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của PNJ > 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để chi trả những hóa đơn ngắn hạn.
2.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiến DN phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong các loại tài sản của DN thì không phải tài sản nào cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh mà có những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền kém nhất, chẳng hạn như vật tư hàng hóa tồn kho (các loại vật tư công cụ, dụng cụ, thành phẩm tồn kho…) thì không thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó nó có khả năng thanh toán kém nhất.
Tùy theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo 2 công thức sau:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
hay,
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =(Tiền mặt + ĐTTC ngắn hạn+ Khoản phải thu)/ Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một thước đo độ thanh khoản chặt chẽ vì nó không bao gồm hàng tồn kho và những tài sản thanh khoản thấp khác.
Thông thường chỉ số này biến động từ 0.5 đến 1. Lúc đó khả năng thanh toán của DN được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của DN.
Nếu hệ số này Công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán “không dùng tiền” của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu; cũng như chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp.Nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.
Xem thêm: Kỹ Sư Bán Hàng Là Gì – Làm Sao Để Trụ Vững Với Kỹ Sư Bán Hàng
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (7.3– 7.03/ 4.03 = 0.075
2.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn
hay,
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn
Đây là một hệ số thận trọng, hữu ích để đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, hàng tồn kho ứ đọng, khó thu hồi khoản nợ phải thu. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời chỉ khác nhau ở độ thanh khoản giả định của tài sản ngắn hạn được dùng để chi trả nợ ngắn hạn.
Hệ số này thường biến động từ 0.5 đến 1.Tuy nhiên, giống như trường hợp của khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) và khả năng thanh toán nhanh, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
Thực tế là…
Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn.
Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản doanh nghiệp, nhưng tính khả dụng của nó lại tương đối hạn chế. Người ta rất ít khi sử dụng chỉ số thanh toán tiền mặt trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản
Ví dụ: Vàng bạc Phú Nhuận (PNJ)
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = 95.2/ 4025.7 = 0.0236
2.4. Tỷ lệ khoản dự phòng
Tỷ lệ khoản dự phòng = (Tiền mặt + ĐTTC ngắn hạn + Khoản phải thu)/CPBQ mỗi ngày
Tỷ lệ khoản dự phòng là một thước đo thanh khoản khác cho biết số ngày chi tiêu tiền mặt trung bình mà công ty có thể trả bằng tài sản lưu động hiện tại. Chi phí ở đây bao gồm chi phí tiền mặt cho phí hàng hóa, bán hàng và quản lý, nghiên cứu và phát triển. Nếu các mục này được lấy từ báo cáo thu nhập, khấu hao sẽ được thêm lại giống như trong việc lập báo cáo lưu chuyển tiền mặt theo phương pháp gián tiếp.
Ví dụ: CTCP vàng bạc Phú Nhuận (PNJ)
Tỷ lệ khoảng dự phòng của PNJ = 0.02
3. Chỉ số thanh toán dài hạn
Tỷ số khả năng thanh toán đo lường đòn bẩy tài chính của công ty và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ dài hạn của nó, tỷ số khả năng thanh toán bao gồm các tỷ lệ nợ khác nhau dựa trên bảng cân đối kế toán và tỷ lệ bao phủ dựa trên báo cáo thu nhập.
3.1. Tỷ lệ nợ trên vốn D/E ( Debt/Equity)
Tỷ lệ nợ trên vốn = Tổng nợ / Giá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường khoản nợ của công ty so với giá trị tài sản ròng, thường được sử dụng để đánh giá mức độ mà một công ty đang mắc nợ bằng việc tận dụng tài sản của mình.
Có nghĩa là, nó giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của công ty và làm thế nào công ty có thể chi trả cho các hoạt động.
Thông thường, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.
Về nguyên tắc, tỷ lệ này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì công ty ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của công ty càng lớn.
Khi sử dụng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều rất quan trọng là xem xét ngành công nghiệp mà công ty đang tham gia. Bởi vì các ngành công nghiệp khác nhau có nhu cầu vốn và tốc độ tăng trưởng khác nhau, tỷ lệ D/E tương đối cao có thể phổ biến trong một ngành, trong khi đó, D/E tương đối thấp có thể phổ biến ở ngành khác. Ví dụ, các ngành thâm dụng vốn như sản xuất ô tô có xu hướng có tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu trên 2, trong khi các công ty công nghệ hoặc dịch vụ có thể có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu điển hình dưới 0,5.
Các cổ phiếu tiện ích thường có tỷ lệ D/E rất cao so với mức trung bình của thị trường. Tiện ích tăng trưởng chậm nhưng thường có thể duy trì dòng thu nhập ổn định, cho phép các công ty này vay rất rẻ. Tỷ lệ đòn bẩy cao trong các ngành tăng trưởng chậm với thu nhập ổn định thể hiện việc sử dụng vốn hiệu quả. Các mặt hàng chủ lực tiêu dùng hoặc khu vực không theo chu kỳ tiêu dùng có xu hướng cũng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao vì các công ty này có thể vay với giá rẻ và có thu nhập tương đối ổn định
Ví dụ: CTCP Vàng bạc Phú Nhuận (PNJ)
Nợ trên vốn chủ sở hữu = 4.02/ 4.6 = 0.88
3.2. Tỷ lệ rủi ro
Giúp xác định khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của công ty.
Đầu tiên trong tỷ lệ này là hệ số khả năng trả lãi.
Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay phải trả
Một doanh nghiệp vay nợ nhiều, nhưng kinh doanh không hiệu quả, mức sinh lời của đồng vốn thấp (hoặc thua lỗ) thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Hệ số càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang có khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Hệ số khả năng trả lãi của PNJ = 1506.7/ 115.4= 13.06
Hệ số thứ hai là hệ số khả năng thanh toán chi phí tài trợ cố định:
Hệ số khả năng thanh toán chi phí tài trợ cố định = (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) + Tiền thuê)/ (Tiền trả lãi + Tiền thuê).
Ở đây, tiền thuê được thêm vào lợi nhuận hoạt động ở tử số và cũng được thêm vào tiền trả lãi ở mẫu số. Nghĩa vụ cho thuê cao sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ này so với hệ số khả năng trả lãi. Hệ số khả năng thanh toán chi phí tài trợ cố định có ý nghĩa hơn đối với các công ty cho thuê phần lớn tài sản của họ, ví dụ như ngành hàng không.
Xem thêm: Lãi Suất Qua Đêm Là Gì ? Lãi Suất Qua Đêm Của Việt Nam Thấp
4. Kết luận
Các chỉ số khả năng thanh toán giúp nhà đầu tư xác định được năng lực trả nợ ngắn hạn hay dài hạn của doanh nghiệp như thế nào. Một doanh nghiệp đanh tăng trưởng tốt, sẽ phản ánh qua sức khỏe tài chính ổn định, các chỉ số đáp ứng phần lớn các tiêu chí mà chỉ số đưa ra. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên dựa vào câu chuyện thực tế của doanh nghiệp, nhìn nhận chu kỳ kinh doanh hay giai đoạn hiện tại của thị trường trước khi đưa ra kết luận về doanh nghiệp.