Khạc ra máu xảy ra khi cơ thể bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Nếu tình trạng này kéo dài và không có phương pháp điều trị hiệu quả sẽ dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là cả tính mạng của bạn. Vậy khạc, ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Phương pháp điều trị ra sao? Câu trả lời sẽ được chúng tôi gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Đang xem: Khạc ra máu là bệnh gì
1. Khạc ra máu có thực sự nguy hiểm?
Khạc ra máu là hiện tượng khi bạn cố gắng ho hoặc khạc đờm vướng mắc trong cổ họng ra ngoài thì có sự xuất hiện của máu tươi. Số lượng máu tươi này có thể ít hoặc nhiều tùy vào thời gian mắc bệnh. Trong quá trình khạc hoặc ho ra máu, cơ thể bạn sẽ xuất hiện những biểu hiện như nóng rát vùng ngực, đau tức ngực và cổ họng,…
Tình trạng khạc hoặc ho ra máu là một trong những biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi,… Bạn không nên chủ quan với các biểu hiện này của cơ thể. Bởi những căn bệnh này không chỉ gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn có thể gây mất mạng đối với người bệnh. Chính vì vậy, khi cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng khạc hoặc ho ra máu, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh nhất.
Khạc ra máu là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng khạc, ho ra máu
Khạc ra máu là biểu hiện của cơ thể khi gặp vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng khạc, ho ra máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất chính là do cơ thể mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng.
2.1. Đường hô hấp bị tổn thương
Khi cơ thể bạn mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hay viêm mũi,… thì rất dễ dẫn tới hiện tượng khạc, ho ra máu. Khi các bộ phận ở đường hô hấp bị tổn thương thường gây ra tình trạng ho. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến lớp niêm mạc ở cổ họng bị sưng lên, ứ đọng máu bên trong. Thông thường khi ho quá nhiều hoặc người bệnh cố gắng ho để giảm bớt sự khó chịu trong cổ họng sẽ vô tình tạo ra một sức ép lên vị trí sưng. Khi sức ép đó quá lớn sẽ khiến cho phần niêm mạc này bị vỡ dẫn đến hiện tượng ho ra máu ở người bệnh.
Đường hô hấp bị tổn thương là nguyên nhân gây ra hiện tượng ho khạc ra máu
2.2. Nhiễm trùng đường hô hấp
Khạc ra máu còn xuất hiện do nguyên nhân đường hô hấp bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường hô hấp xuất hiện do các tác nhân vi khuẩn, virus hoặc nhiễm nấm Aspergillus. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh thường khạc ra đờm có chứa lẫn máu tươi bên trong.
2.3. Bệnh lý phế quản và phổi
Khi cơ thể mắc phải các bệnh lý liên quan tới phổi hoặc phế quản cũng sẽ dẫn tới tình trạng ho ra máu. Bởi triệu chứng của những bệnh lý này thường là ho nhiều, hơi thở nặng, khò khè, thường xuyên xuất hiện đau tức ngực, khó thở. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các dấu hiệu nghiêm trọng hơn là ho ra máu.
Ngoài ra, khi cơ thể mắc phải các bệnh lý khác như phù phổi, lupus ban đỏ,… thì vẫn có thể xuất hiện tình trạng khạc, ho ra máu tươi.
Bệnh lý về phổi cũng gây ra tình trạng ho ra máu
3. Khạc, ho ra máu là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm nào?
Ho, khạc ra máu là một trong những biểu hiện của các bệnh lý cơ thể. Có rất nhiều bệnh lý có biểu hiện khạc, ho ra máu sau một thời gian bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh lý có biểu hiện của việc khạc, ho ra máu phổ biến nhất.
Xem thêm: Chương 2: Thị Trường Công Cụ Nợ Là Gì, Công Cụ Nợ Là Gì
3.1. Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi được biết đến là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Người bình thường có nguy cơ lây nhiễm cao nếu thường xuyên tiếp xúc gần với người bệnh. Khi bị lao phổi, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng, cụ thể như: ho ra máu, sốt nhẹ về buổi chiều, phần ngực thường xuyên bị đau tức, ho, khó thở, cơ thể gầy gò, ốm yếu,…
Một trong những biểu hiện của bệnh lao phổi là ho khạc ra máu
3.2. Ung thư phổi
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm và dấu hiệu phổ biến khi bệnh bước vào giai đoạn cuối chính là ho ra máu tươi. Giai đoạn đầu của bệnh luôn diễn ra âm thầm với những thay đổi bất thường của cơ thể như: ho nhiều hơn, người gầy đi, sụt cân nhanh,… Sau khi bệnh bước vào giai đoạn cuối đi kèm với việc ho ra máu thì người bệnh còn cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài,…
3.3. Giãn phế quản
Giãn phế quản là bệnh lý do biến chứng của Bệnh lao phổi. Khi người bệnh bị giãn phế quản, biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh chính là tình trạng ho ra máu với lượng ít ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh này không được phát hiện và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Giãn phế quản cũng xuất hiện triệu chứng khạc ra máu
4. Phương pháp điều trị tình trạng khạc, ho ra máu
Khi cơ thể xuất hiện của triệu chứng khạc ra máu, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định bệnh. Điều này vừa giúp bạn bảo vệ sức khỏe, vừa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc thăm khám, người bệnh cần có cho mình chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và khoa học. Bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm các việc nặng và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan. Ngoài ra, xây dựng cho mình một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Tăng cường sử dụng các thực phẩm tốt cho cơ thể người bệnh như: mật ong, cháo huyết mạch, ngó sen, hoa quả giàu vitamin, rau xanh,… Đồng thời, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm như đồ ăn nhanh, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Khi xuất hiện tình trạng khạc ra máu bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được thăm khám
Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh như thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể ở mức phù hợp. Cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể. Súc miệng bằng nước muối và sử dụng các tinh dầu tự nhiên giúp long đờm sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng khạc ra máu hiệu quả.
Khạc ra máu là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, bạn cần chú ý tới sức khỏe bản thân nhiều hơn. Đi cùng với đó là việc tăng cường kiểm tra sức khỏe ở những địa chỉ y tế uy tín. Một gợi ý dành cho bạn là Bệnh viện Đa khoa honamphoto.com. Cho đến nay, bệnh viện đã có 24 năm kinh nghiệm cùng với đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Để bảo vệ lợi ích của người bệnh, bệnh viện hiện đang có chính sách bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị.
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như ho khạc ra máu, các bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ để được thăm khám nhanh nhất. Nếu muốn khám BHYT, các bạn có có thể tới địa chỉ BVĐK honamphoto.com 42 – 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình hoặc PKĐK honamphoto.com Tây Hồ 99 Trích Sài, Tây Hồ. Nếu có thắc mắc khác hoặc đặt lịch khám, bạn hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.