Khách hàng là cốt lõi của tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc xác định khách hàng tiềm năng cần phải tập trung làm tốt cho việc tiêu thụ sản phẩm. Để lên chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải hiểu được những nền tảng cơ bản về kiến thức như khách hàng tiềm năng là gì? Tìm khách hàng tiềm năng ở đâu? Từ đó, Doanh nghiệp bạn mới có thể bán được sản phẩm, tăng doanh thu và giúp bạn nghiên cứu sâu hơn về khách hàng tiềm năng từ những thông tin trên.

Đang xem: Khách hàng tiềm năng là gì

Table of Contents

3 Doanh nghiệp tìm khách hàng tiềm năng ở đâu?4 Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là gì?

Trong tiếng anh, Khách hàng tiềm năng tiếng Anh là gì? “Khách hàng tiềm năng” được dịch là “Potential Customers”, được ghép từ 2 danh từ “Customer – khách hàng” và “Potential – tiềm năng”. Khách hàng tiềm năng là người có mong muốn sở hữu hoặc có nhu cầu về sản phẩm đó trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai.

*

Khác với những nhóm khách hàng đã sử dụng và mua sản phẩm, khách hàng tiềm năng là những đối tượng chưa sẵn sàng tiếp nhận hoặc cần có thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để đi đến quyết định mua hàng.

Chẳng hạn khi bạn kinh doanh phần mềm quản lý khách hàng, đối tượng người mua mà bạn cần tập trung có thể là các doanh nghiệp ở mọi quy mô nhưng họ phải thực sự có nhu cầu mua phần mềm của bạn và có đủ khả năng tài chính để quyết định mua sản phẩm trong tương lai sau khi đã tìm hiểu thông tin về phần mềm trên. Đây là một ví dụ về khách hàng tiềm năng điển hình giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về khái niệm này.

Không phải tất cả những người thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ đều là khách hàng tiềm năng. Dựa vào danh sách khách hàng tiềm năng theo mô hình phễu marketing, họ có thể là những đối tượng khách hàng sau:

Chưa biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp hay chính doanh nghiệp của bạn.Đang tìm kiếm giải pháp hoặc có vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.Đang so sánh lựa chọn giữa sản phẩm, dịch vụ của bạn và của đối thủ.Đã mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh với bạn.

Do có nhiều nhóm khách hàng tiềm năng, nên bạn cần có những chiến lược cụ thể để chuyển họ thành những khách hàng mục tiêu.

Sự khác nhau giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu?

Khách hàng mục tiêu (Target Customer) là đối tượng khách hàng cụ thể có cùng các thuộc tính như độ tuổi, sở thích, giới tính mà doanh nghiệp muốn tiếp cận trong giai đoạn thị trường nhất định. Đối tượng khách hàng này cũng là nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp và được xác định ngay từ những bước đầu tiên khi lên kế hoạch chiến lược bán hàng.

Qua hai khái niệm về khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, ta có thể thấy cả hai tập khách hàng này tương đồng với nhau về bản chất nhu cầu, mong muốn, sở hữu sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, xét một cách chi tiết hơn, thì khách hàng tiềm năng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu và doanh nghiệp phải trải qua quy trình tiếp thị, quảng bá hay chăm sóc để biến khách hàng mục tiêu trở thành khách hàng tiềm năng. Nhưng nhìn chung cả khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu đều là nhóm đối tượng có thể trở thành những người mua hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhưng việc tìm kiếm, xác định, chăm sóc khách hàng tiềm năng lại là bước rất quan trọng giúp cho các chiến lược kinh doanh nhắm đúng đối tượng khách hàng hơn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Xem thêm: Cải Cách Hành Chính Là Gì – Quy Định Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính

Doanh nghiệp tìm khách hàng tiềm năng ở đâu?

Là một doanh nghiệp, việc tạo ra khách hàng tiềm năng là ưu tiên hàng đầu. Vậy tìm khách hàng tiềm năng ở đâu? Có rất nhiều cách để có nhiều khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả.

Để giúp bạn bắt đầu, dưới đây là danh sách các kênh giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng, bao gồm cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến, một số nguồn miễn phí và trả phí. Dưới đây là một vài cách để nghiên cứu khách hàng tiềm năng của bạn.

Tận dụng mạng xã hội chuyên nghiệp

Sử dụng các mạng chuyên nghiệp chính như Facebook, Zalo và cố gắng tìm các mạng khác, dành riêng cho ngành mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể ở đó.

Mạng xã hội sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những sở thích hoặc thị hiếu của khách hàng trong nhiều trường hợp, cho bạn cơ hội đặt câu hỏi họ và nhận được câu trả lời thực tế, toàn diện để hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu của họ. Các kênh mạng xã hội này cũng là một cách tuyệt vời để nâng cao chất lượng dữ liệu của bạn và tìm kiếm được khách hàng tiềm năng cho bạn và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có một số ít khách hàng tiềm năng là ảo nên doanh nghiệp cần chọn lọc để tận dụng được tối đa hiệu quả của kênh truyền thông này.

Nguồn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng lần cuối cùng bạn nói chuyện với khách hàng của bạn là khi nào? Khách hàng cũ và khách hàng hiện tại là một nguồn tài nguyên hoàn hảo vì họ đã mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và việc tiếp cận đối tượng này khá dễ dàng. Tận dụng nguồn khách hàng thân thiết chính là cách thức khôn ngoan để bạn sở hữu lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Vì việc tiếp cận nguồn khách hàng đó sẽ không chỉ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về quá trình ra quyết định của họ mà còn là cơ hội tuyệt vời để thu thập nội dung cho một chiến lược bán hàng trong tương lai. Ngoài cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, khách hàng hiện tại có thể giới thiệu sản phẩm của bạn đến với mọi người xung quanh.

Google là nơi tuyệt vời để tìm kiếm

Bạn có đang tận dụng lượng thông tin phong phú sẵn có trên mạng để thu thập thêm thông tin về khách hàng và người mua hàng tiềm năng không? Nếu không, bạn nên thử. Nhưng tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng rất khác so với tìm kiếm sản phẩm. Để đảm bảo bạn nhận được kết quả tốt hơn, bộ phận kinh doanh có thể kết hợp kèm với các công cụ quét khách hàng tiềm năng miễn phí như SEO, Google Alert. Điều này sẽ giúp bộ phận kinh doanh khoanh vùng chính xác hơn các đối tượng phù hợp với các chiến lược kinh doanh.

Xem thêm:

Sử dụng các thuật ngữ như diễn đàn hoặc cộng đồng cũng sẽ giúp đảm bảo bạn tìm thấy các trang web nơi khách hàng tiềm năng của bạn chia sẻ và trò chuyện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *