Kỹ năng giao tiếp là gì? Hãy tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp tốt là gì trong bài viết dưới đây nhé.

Đang xem: Khái niệm giao tiếp là gì

1. Kỹ năng giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một hoạt động thường nhật diễn ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầu nối giữa người nói với người nghe. Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục; đồng thời thúc đẩy được giao tiếp hai chiều.

Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống bao gồm khả năng truyền đạt thông điệp, lắng nghe, trao đi và nhận lại phản hồi giữa chủ thể giao tiếp (người nói) và đối tượng giao tiếp (người nghe) nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định. Do đó, kỹ năng giao tiếp có liên quan đến khả năng nghe – nói, quan sát và cảm thông của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.

Các hình thức giao tiếp đó là giao tiếp mặt đối mặt và giao tiếp qua điện thoại, email hay mạng xã hội. Những công việc sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều có thể kể đến như phiên dịch, nhân viên telesales, nhân viên chăm sóc khách hàng…

*

Khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp là gì?

2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Hiện nay, mặc dù chúng ta đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống và công việc, nhưng có nhiều người vẫn không biết cách giao tiếp hiệu quả. Họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách mạch lạc ở cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này đã khiến họ không thể thể hiện được hết khả năng của mình cũng như không tiến thân được.

Mỗi ngày, tùy vào công việc mà có thể bạn tiếp xúc với nhiều hoặc ít người. Nhưng nếu trong cuộc giao tiếp, bạn không chú tâm vào câu chuyện hay không quan tâm đến cảm xúc của người khác, thì nhiều lần như vậy sẽ tạo cho bạn thói quen xấu và nó làm ảnh hưởng đến mối quan hệ đó. Hoặc nếu bạn gặp bạn bè hay khách hàng, bạn dùng ngôn ngữ và cách nói chuyện không phù hợp, liệu rằng bạn có ký được hợp đồng, tình bạn có bền vững hay không?

Chính vì vậy, có thể thấy rằng giao tiếp là một kỹ năng cần thiết và đáng để chúng ta rèn luyện. Khi có khả năng giao tiếp tốt, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc trò chuyện và giúp người đối diện cảm thấy được quan tâm, tôn trọng. Điều này, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ mới, vị thế của bạn trong mắt người khác cũng tăng lên và từ đó mang lại những kết quả tốt cho sự nghiệp.

Xem thêm: F P/E Là Gì ? Ý Nghĩa Của P/E Trong Đầu Tư Chứng Khoán Forward P/E / Pe Dự Tính

Trong cuộc sống hay công việc, nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cùng với đó, cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Đặc biệt đối với người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.

3. Một số bí quyết giúp kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Biết cách lắng nghe

Biết lắng nghe người khác nói, quan tâm vấn đề đang bàn bạc sẽ giúp bạn gắn kết các mối quan hệ với người khác. Bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe kỹ càng của bạn. Để thể hiện sự lắng nghe, khi giao tiếp, bạn nên kết hợp cùng ngôn ngữ cơ thể như mỉm cười, gật đầu, đưa ra những phản hồi một cách có suy nghĩ…

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất lớn vào hiệu quả của quá trình giao tiếp, do đó, bạn đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Trong một cuộc trò chuyện, từ dáng đứng, dáng ngồi ngồi hay ánh mắt, biểu cảm của bạn đều ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Bạn nên đứng thẳng hướng về phía họ, luôn nhìn vào mắt khi nói chuyện, mỉm cười, gật đầu thể hiện quan điểm và lưu ý không dùng tay chỉ trỏ vào người khác khi trò chuyện.

*

Khái niệm và ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp là gì?

Quan tâm đến cảm xúc của người khác

Trong quá trình giao tiếp, bạn cần thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người khác. Để làm điều này, bạn cần phải lắng nghe và hiểu được những gì đang xảy ra trong cuộc sống của người khác. 

Bên cạnh đó, bạn cần có ánh nhìn cảm thông và đừng ngần ngại hỏi ý kiến người khác, vì khi đó người được hỏi sẽ cảm thấy được coi trọng. Bạn cũng nên xem xét những gì bạn đang nói có thể mang lại tác động gì và giao tiếp với chuẩn mực mà người khác có thể chấp nhận. Cảm xúc của bạn phải đồng điệu với người khác, có như vậy bạn mới hiểu được cảm xúc của họ.

Xem thêm:

Nhớ tên người đối diện

Khi gặp đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp mới, bạn hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Thay vì nói một cách chung chung như “Rất vui được gặp anh/ chị” thì bạn hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Sơn”. Điều này sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

Luyện tập cách nói và thái độ khi nói

Khi nói chuyện, bạn nên đi trực tiếp vào những vấn đề quan trọng, nói một cách rõ ràng và súc tích. Đồng thời tránh nói những câu chuyện dài lê thê khiến người nghe phân tán tư tưởng và lãng phí thời gian của cả hai. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn hỏi xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không và sẵn lòng để giải thích. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *