Chắc hẳn đã không ít lần bạn xem tin tức trên tivi, đọc báo hoặc là nghe mọi người đề cập nhiều đến đề tài về xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Có lẽ khái niệm xuất khẩu đã trở nên quá quen thuộc đối với những người không liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên khi đi vào chi tiết về khái niệm xuất khẩu là gì? Vai trò ra sao, có các hình thức phổ biến nào… hẳn không phải ai cũng biết. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ qua bài viết dưới đây.
Đang xem: Khái niệm xuất khẩu là gì
Xuất khẩu là gì?
Hiểu nôm na thì xuất khẩu chính là việc đưa hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài. Xuất khẩu chính là việc bán hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này sang đến quốc gia khác. Đây sẽ không phải là một hoạt động buôn bán mang tính chất đơn lẻ mà nó là một hệ thống bán hàng theo đúng tổ chức, có sự tham gia và giám sát của các cấp Nhà nước ở cả bên trong và bên ngoài. Mục đích là để thu lợi nhuận, tăng thu nguồn ngoại tệ và phát triển nền kinh tế quốc gia nói chung,…
Theo điều 28, khoản 1, Luật Thương mại 2005, xuất khẩu hàng hóa chính là việc hàng hóa đưa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam hay đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ đất nước Việt Nam và được coi là khu vực hải quan riêng theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì thế các hoạt động xuất khẩu sẽ được diễn ra dựa vào cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của 1 trong 2 quốc gia, hoặc sẽ lấy đồng tiền của bên thứ 3 làm căn cứ xác định.
Xuất khẩu là gì?
Ví dụ: Khi Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan thì có thể thực hiện giao dịch bằng đồng nội tệ (tiền Việt Nam), tiền Đài Loan hoặc theo bên thứ 3 là đồng USD (đồng ngoại tệ). Thông thường đồng USD sẽ phổ biến hơn trong tất cả các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu trên thế giới.
Có thể nói, xuất khẩu là một hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả, tiết kiệm chi phí và ít rủi ro nhất. Chính vì vậy, xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và đối với cả nền kinh tế. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vai trò của xuất khẩu sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần tiếp theo.
→ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh mới nhất 2021
Vai trò của xuất khẩu đối với Việt Nam là gì?
Xuất khẩu đã và đang giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của một quốc gia nói riêng. Thậm chí nó còn mang tính vĩ mô thể hiện trên toàn cầu. Dưới đây là một số vai trò chính nhất của xuất khẩu, bao gồm:
Đối với nền kinh tế
Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới. Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia. Quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn để bán cho quốc gia khác. Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục các yếu kém tồn tại trong nước như công nghệ – kỹ thuật, khoa học…Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào các lĩnh vực khác. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lơn như Việt Nam.Xuất khẩu giúp quốc gia gia tăng dự trữ ngoại tệ. Khi đó, cán cân thanh toán thặng dư (ngoại tệ thu về lớn hơn) là điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế.Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ.Hoạt động xuất khẩu còn có đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết vấn đề công ăn, việc làm cho người lao động. Tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống cho họ.Xuất khẩu là một cơ sở quan trọng tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
Xem thêm: Giá Trị Chứng Khoán Quyền Là Gì ? Góc Nhìn Toàn Cảnh Trước Khi Đầu Tư
Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế là gì?
Đối với doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng. Trong bối cảnh thị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu trở thành giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình khi mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để cho các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình. Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa thị trường để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó.Quảng bá thương hiệu rộng rãi: Đó không chỉ là thương hiệu riêng của doanh nghiệp mà còn là một thương hiệu quốc gia xét trên thị trường quốc tế. Có càng nhiều doanh nghiệp tạo tên tuổi thì sẽ tích tiểu thành đại, dần khẳng định được vị thế của quốc gia đó. Ví dụ rõ nhất minh chứng điều này chính là nhắc đến Apple người ta nghĩ ngay đến Mỹ, Samsung hay Hyundai là Hàn Quốc.
Các phương thức xuất khẩu phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay người ta chia ra thành nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, trong đó mỗi hình thức lại mang những đặc điểm riêng, người thực hiện sẽ cần xác định rõ loại hình xuất khẩu phù hợp để làm thủ tục hải quan đúng và nhanh chóng.
Các phương thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
Đây là một hình thức xuất khẩu thông dụng, được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Cụ thể bên bán hàng và bên mua hàng sẽ ký hợp đồng ngoại thương với nhau, trong đó có điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ, phù hợp với hệ thống pháp luật của từng quốc gia cũng như đáp ứng đúng tiêu chuẩn trong điều lệ mua bán quốc tế.
Bên bán có thể là đơn vị sản xuất trực tiếp ra mặt hàng hoặc chính là công ty thương mại thu gom hàng hóa trong nước rồi xuất sang các đơn vị nước ngoài có nhu cầu. Hình thức này có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi sản phẩm dịch vụ. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc mua bán, trao đổi.
Xuất khẩu gián tiếp
Khác với hình thức trực tiếp, hình thức này bên bán sẽ ủy thác cho một đơn vị khác để tiến hành toàn bộ thủ tục xuất khẩu. Theo đó bên nhận ủy thác này sẽ đứng ra thực hiện hợp đồng ngoại thương trên danh nghĩa của mình.
Xem thêm: Got Và Gpt Là Gì ? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Khi Đạt Ngưỡng 51 U/L?
Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ này. Cụ thể đơn vị được nhận ủy thác và bên chủ cung cấp sẽ ký hợp đồng xuất khẩu dạng ủy thác cùng nhau. Tiếp đến đơn vị ủy thác sẽ ký hợp đồng xuất khẩu, làm các thủ tục giao hàng, thanh toán với bên mua ở nước ngoài thay cho chủ cung cấp. Đương nhiên họ sẽ nhận được một mức phí xứng đáng như thỏa thuận ban đầu. Xuất khẩu gián tiếp thường áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới được thành lập. Vì lúc này họ còn khá non nớt, chưa có đủ nhân lực, gặp nhiều rào cản thủ tục…