Sự phát triển của xã hội hiện nay và những thói quen sống thiếu lành mạnh đã khiến nhiều người mắc phải bệnh lý liên quan đến tuyến nội tiết. Riêng với nữ giới, các rối loạn tuyến nội tiết sẽ gây hại không nhỏ tới sức khỏe và khả năng sinh sản. Vậy làm sao để sớm phát hiện bệnh và khám nội tiết là khám những gì? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về vấn đề này.
Đang xem: Khám nội tiết là khám những gì
1. Khám nội tiết với nữ giới sẽ bao gồm những gì?
1.1. Khám nội tiết là khám những gì? Thăm khám lâm sàng có cần thiết không?
Rất nhiều người hiện nay vẫn còn thắc mắc không biết khám nội tiết là khám những gì?
Thăm khám lâm sàng chính là quá trình đầu tiên khi người bệnh tới các phòng khám hay các bệnh viện lớn. Ở bước này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám hỏi về tiền sử mắc bệnh và một số thông tin cần thiết như: số lần mang thai, chiều cao, cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt,…Từ đó, sau khi có kết quả của khám lâm sàng, bác sĩ sẽ bước đầu chẩn đoán được về tình trạng rối loạn nội tiết.
1.2. Khám nội tiết là khám những gì? Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm gì?
Sau khi thực hiện thăm khám lâm sàng với các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm. Đây là khâu khám cận lâm sàng để hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác nhất. Sau đó, từ kết quả xét nghiệm và kết quả khám lâm sàng ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Các xét nghiệm nội tiết phổ biến với phụ nữ gồm có:
– Xét nghiệm LH
Trong cơ thể nữ giới, hormone LH đóng vai trò kích thích sự phát triển của các nang trứng, tăng cường bài tiết estrogen và điều khiển quá trình rụng trứng. Người bệnh được tiến hành xét nghiệm LH khi đi khám nội tiết tố, giúp đánh giá khả năng sinh sản ở nữ giới. Khi nồng độ LH trong cơ thể quá cao sẽ làm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Điều này cũng làm tăng khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa năng ở nữ giới.
– Xét nghiệm FSH
Cũng giống như hormone LH, hormone FSH ở nữ giới cũng có vai trò kích thích phát triển các năng trứng, tăng bài tiết các estrogen của các nang trứng. Bởi vậy, khi tiến hành xét nghiệm này, sẽ giúp người bệnh kiểm tra được khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Đa số nữ giới sẽ mắc bệnh buồng trứng đa nắng nếu đang có nồng độ FSH cao.
– Xét nghiệm Prolactin
Khi đi khám nội tiết, người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm Prolactin để biết được khả năng trưởng thành, phát triển của trứng, cũng như khả năng kích hoạt trứng rụng. Bởi Prolactin là một loại hormone để duy trì khả năng sinh sản ở nữ giới. Nếu nồng độ Prolactin cao sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng, sẽ dẫn tới vô sinh.
– Xét nghiệm AMH
Nếu lượng AMH trong cơ thể nữ giới quá thấp sẽ khiến quá trình thụ tinh trong ống nghiệm càng trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, nếu lượng AMH quá cao thì người phụ nữ cũng có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
Vì thế, xét nghiệm AMH được tiến hành để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng.
Các xét nghiệm nội tiết được thực hiện để sớm phát hiện những bất ổn của tuyến nội tiết.
– Xét nghiệm Testosterone
Có thể thấy rằng, ở một vị trí nào đó, hormone testosterone vẫn luôn tồn tại một lượng nhỏ trong cơ thể của nữ giới. Vì thế, xét nghiệm testosterone rất cần thiết để sớm phát hiện những rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Nếu nồng độ testosterone quá cao rất có thể người phụ nữ bị buồng trứng đa năng hoặc một số dạng u hiếm gặp khác.
– Xét nghiệm Progesteronete
Xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá xem buồng trứng có sự phóng noãn hay không
– Xét nghiệm E2 ( Estradiol)
Có thể bạn chưa biết, một trong những loại hormone được sản xuất trong buồng trứng đó chính là estradiol. Những người phụ nữ có nồng độ estradiol quá cao sẽ có nguy cơ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn cảm xúc,…và có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
2. Những đối tượng cần làm xét nghiệm nội tiết
Khi đi khám nội tiết, sau khi thực hiện khám lâm sàng, tùy vào tình trạng của người bệnh và các dấu hiệu khác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm cần thiết.
– Xét nghiệm FSH, LH, E2: đây là những xét nghiệm được chỉ định với phụ nữ đang gặp phải vấn đề như:
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ có thể kéo dài trên 35 ngày.
Phụ nữ trên 35 tuổi
Những người vô kinh niên phát hoặc thứ phát
Những trường hợp cần làm thụ tinh ống nghiệm, xin trứng, cho trứng
Phụ nữ từng điều trị vô sinh, cần xét nghiệm lại xem buồng trứng còn hoạt động tốt không.
– Xét nghiệm FSH, LH, E2, Testosterone: được chỉ định thực hiện ở những bệnh nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều, thời gian quá lâu hoặc vô kinh.
– Xét nghiệm Prolactin: được chỉ định khi ngực tiết sữa bất thường.
3. Thời điểm nào thích hợp để đi khám nội tiết
Khác với những bệnh lý khác có thể thăm khám vào bất kỳ lúc nào, thời điểm “vàng” để chị em phụ nữ đi khám nội tiết lại dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của từng người. Vì vậy có những người mất nhiều ngày mới thực hiện xong các xét nghiệm.
Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể và thực hiện những xét nghiệm nội tiết cần thiết.
Cụ thể như:
– Với những xét nghiệm FSH và LH có thể thực hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kỳ kinh.
– Với xét nghiệm PRG, bạn sẽ phải đợi tới ngày thứ 21 của chu kỳ kinh 28 ngày mới được thực hiện. Nếu người bệnh có chu kỳ kinh khác 28 ngày thì sẽ được nói rõ ngày cần làm xét nghiệm.
– Còn với những xét nghiệm Estrogen, Testosterone hay PRL thì người bệnh có thể thực hiện bất kỳ lúc nào.
Tóm lại, sau khi thực hiện những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ biết cơ thể bạn đang thiếu hụt chất gì, đang gặp phải vấn đề gì. Từ đó sẽ đưa ra hướng điều trị kịp thời, không để nguy hại tới sức khỏe người bệnh.
Xem thêm: Em Là Gì Trong Trái Tim Anh ? Bài Thơ: Em Là Gì Trong Trái Tim Anh (Trà Hoa Nữ
Như vậy, các thông tin ở trên đã giúp chúng ta biết được khám nội tiết là khám những gì đối với nữ giới. Với những hiểu biết về các chỉ số và các xét nghiệm cần được thực hiện, phần nào sẽ giúp chị em yên tâm hơn mỗi khi đi khám bệnh. Tuy nhiên, chị em cũng nên cân nhắc thật kỹ để lựa chọn cơ sở y tế uy tín, an toàn, chất lượng,…để có thể sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường từ tuyến nội tiết.